{title}
{publish}
{head}
Quan chức LHQ cho biết kế hoạch viện trợ nhân đạo cho Syria năm 2024 đòi hỏi hơn 4 tỷ USD, song chỉ 6% khoản tiền này được tài trợ, không đủ đáp ứng nhu cầu của những người dễ bị tổn thương nhất.
Phụ nữ và trẻ em Syria tại trại tị nạn ở Saadnayel, Liban, ngày 13/6/2023.
Trước thềm một hội nghị về viện trợ quốc tế sắp diễn ra tại Brussels (Bỉ), ngày 14/5, giới chức Liên hợp quốc đã kêu gọi cộng đồng quốc tế tài trợ các chương trình viện trợ quan trọng cho Syria.
Phó điều phối khu vực của Liên hợp quốc về các hoạt động nhân đạo tại Syria, ông David Carden đang ở thăm làng Murin, tỉnh Idlib, Tây Bắc Syria.
Ông cho biết nguồn tài chính hiện nay không đủ để đáp ứng nhu cầu của những người dễ bị tổn thương nhất.
Theo ông Carden, kế hoạch viện trợ nhân đạo cho Syria năm 2024 đòi hỏi hơn 4 tỷ USD, song chỉ 6% khoản tiền này được tài trợ.
Nhiều nhóm viện trợ cảnh báo hoạt động tài trợ cho Syria đã giảm mạnh sau 13 năm xảy ra xung đột, trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đang tập trung vào xung đột ở những nơi khác.
Tình trạng thiếu các nguồn lực cũng khiến Liên hợp quốc giảm khả năng vận chuyển hàng cứu trợ từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Syria, cũng như hỗ trợ những người đang có nhu cầu tại khu vực Tây Bắc nước này.
Trước thềm hội nghị tại Brussels dự kiến diễn ra trong tháng Năm này, ông Carden hối thúc các nước tiếp tục hỗ trợ cho chương trình nhân đạo tại Syria, cũng như thực hiện mọi điều cần thiết để đảm bảo người dân nước này có thể phục hồi và “tự lực cánh sinh” sau 13 năm xung đột.
Đại diện của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) Janne Suvanto cho biết tình hình an ninh lương thực tại Tây Bắc Syria rất xấu.
Hơn 600.000 người thiếu lương thực trầm trọng. Theo Liên hợp quốc, khoảng 90% dân số Syria sống trong nghèo đói.
Cuộc xung đột ở Syria nổ ra từ năm 2011 đến nay đã làm hơn 500.000 người thiệt mạng và hàng triệu người Syria phải đi lánh nạn.
Tỉnh Idlib, thành trì quan trọng cuối cùng của lực lượng nổi dậy tại Syria, là nơi sinh sống của 3 triệu người, trong đó nhiều người sơ tán từ các khu vực khác của đất nước.
Nguồn TTXVN
Thỏa thuận đạt được tạo ra sự cân bằng phù hợp cho một bộ quy tắc rõ ràng để đảm bảo tính toàn vẹn, minh bạch mà không hạn chế khả năng tham gia của các quốc gia sẽ thúc đẩy...
Nước Mỹ là quốc gia dẫn đầu về cắt giảm khí thải, dự kiến sẽ cắt giảm 2 gigaton lượng khí thải của nước này vào năm 2030; Ấn Độ đứng thứ hai, với 1,4 gigaton lượng khí thải cắt giảm.
Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nước này và Mỹ sẽ trao đổi quan điểm về các rủi ro công nghệ liên quan trí tuệ nhân tạo (AI), quản trị toàn cầu và các vấn đề khác mà hai bên quan tâm.
Một số người cho rằng số lượng sinh viên quốc tế quá cao đã khiến giá nhà tăng vọt, làm tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng nhà ở và gây ra sự hỗn loạn chưa từng có trong lĩnh vực giáo...
Cuộc họp Ủy ban Hỗn hợp ASEAN-Ấn Độ lần thứ tư để rà soát Hiệp định về Thương mại, Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) đã diễn ra ở Putrajaya (Malaysia) từ ngày 7-9/5.
Dựa trên dữ liệu quan sát được thu thập trên mặt đất, trong đó có cả máy đo lượng mưa, Nhật Bản sẽ tạo bản đồ cảnh báo lũ lụt các khu vực cụ thể cho Việt Nam, Indonesia, Thái...
Nguồn HTV
Người có giấy phép hành nghề y do nước ngoài cấp có thể hành nghề sau khi được Bộ trưởng Y tế phê duyệt trong trường hợp chính phủ ban hành cảnh báo thảm họa y tế cấp cao nhất.
Ngày 7/5, các nước trong EU ủng hộ đạo luật đầu tiên của khối nhằm chống bạo lực với phụ nữ nhằm bảo vệ phụ nữ ở 27 quốc gia EU khỏi bạo lực trên cơ sở giới, hôn nhân cưỡng ép,...
Ngay sau lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ 5 của Tổng thống Vladimir Putin ngày 7/5, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã ký lệnh giải tán chính phủ để chờ bổ nhiệm mới.
Các nước ghi nhận các chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, việc Việt Nam luôn nghiêm túc thực hiện các khuyến nghị UPR đã chấp thuận.
Theo hãng tin Yonhap, số tài liệu trên bao gồm 587 giấy chứng nhận nộp thuế doanh nghiệp, 646 giấy chứng nhận tốt nghiệp cùng một số giấy tờ khác.