
{title}
{publish}
{head}
Về khuya, trời mỗi lúc một lạnh hơn, thêm sương mù khiến không khí ẩm ướt, ngột ngạt. 23 giờ, tôi rảo bước nhanh về phía Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Ngay khi đẩy cánh cửa bước vào khoa, tôi đã cảm thấy không khí vô cùng “nóng” đối lập với giá lạnh ngoài kia, bởi ngay lúc ấy, các y, bác sĩ đang nỗ lực “chiến đấu” từng giây phút để giành giật mạng sống cho người bệnh bên lằn ranh sống - chết.
Các y, bác sĩ Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu cho người bệnh.
Đưa chúng tôi khẩu trang y tế, áo, mũ tiệt trùng và giải thích ngắn gọn về một số quy định của phòng Cấp cứu, Thạc sĩ, bác sĩ Hà Thế Linh - Phó trưởng Khoa Cấp cứu nhanh chóng quay trở lại với công việc. Tôi đứng nép mình vào một góc trống của phòng cấp cứu, lặng lẽ quan sát những hình ảnh đang diễn ra. Trong một khoảng diện tích chừng 50m2 có sự hiện diện của vài chục con người: Đội ngũ y, bác sĩ, người bệnh, người nhà người bệnh... cùng hàng loạt âm thanh hỗn độn. Tiếng bánh xe của băng ca đẩy lăn trên nền gạch, tiếng khóc thút thít, tiếng kêu của người bệnh, tiếng gọi hỗ trợ nhau cấp cứu của các y, bác sĩ; tiếng máy móc dồn dập... khiến đầu óc tôi quay cuồng, lo sợ đến nghẹt thở.
Bỗng tôi nghe tiếng còi hú gấp gáp của xe cứu thương, cửa phòng cấp cứu bật mở, nằm trên băng ca là một người bệnh nam chừng 30 tuổi đã bất tỉnh, trên người có nhiều vết thương đang rỉ máu, quần áo rách tả tơi và lấm lem bùn đất. Theo sát bên cạnh là người vợ trẻ nước mắt giàn giụa, hai tay run run bám chặt vào thành băng ca. Các y, bác sĩ gấp gáp tiếp nhận rồi nhanh chóng kéo cắt bỏ lớp quần áo rách nát của người bệnh, tôi quan sát thấy có những vết máu văng cả vào áo blouse của các y, bác sĩ, nhưng có lẽ đã quá quen thuộc; các y, bác sĩ vừa nhẹ nhàng, vừa nhanh chóng lau rửa, băng cầm máu vết thương; vừa nhanh chóng hỗ trợ hô hấp, thiết lập đường truyền và cố định xương đùi cho người bệnh.
Thạc sĩ, bác sĩ Hà Thế Linh, người trực tiếp thực hiện ca cấp cứu cho biết: Người bệnh nhập viện trong tình trạng hôn mê, vùng sọ não, hàm mặt chảy máu, gãy hở xương đùi phải, trên người có nhiều vết thương. Người bệnh bị đa chấn thương do tai nạn giao thông, theo dõi chấn thương sọ não, chấn thương hàm mặt, gãy hở xương đùi. Sau khi cấp cứu, chúng tôi đã chỉ định người bệnh chụp chiếu và hội chẩn các chuyên khoa. Khi có kết quả cận lâm sàng sẽ tiến hành phẫu thuật.
Ngay sau ca người bệnh bị tai nạn giao thông vào cấp cứu khoảng 30 phút, tiếng còi xe cấp cứu lại hú vang khắp hành lang bệnh viện, lần này là một người bệnh nữ khoảng 50 tuổi có vẻ đang bị đau bụng dữ dội, người con gái đưa mẹ vào viện rất lo lắng, từng tiếng gọi thất thanh “Bác sĩ ơi, cứu mẹ tôi với” vang lên trong đêm khiến cho không khí tại Khoa Cấp cứu như căng thẳng gấp đôi. Ngay khi tiếp nhận người bệnh, bác sĩ đã hướng đến chẩn đoán người bệnh bị cơn đau quặn thắt cấp, ngay lập tức người bệnh được thiết lập đường truyền tĩnh mạch và dùng thuốc giảm đau tạm thời. Sau đó, người bệnh được chỉ định siêu âm và chụp cắt-lớp ổ bụng, kết quả, người bệnh bị cơn đau quặn thận phải, nhanh chóng được làm hồ sơ bệnh án và chuyển đến Khoa Ngoại thận – Tiết niệu để tiếp tục điều trị.
Tận mắt chứng kiến những điều xảy ra, tôi đã hiểu câu nói “Là bác sĩ phải luôn giữ cái đầu lạnh và trái tim nóng”. Không quản ngại khó khăn, vất vả, các y, bác sĩ luôn giữ sự tỉnh táo, bình tĩnh để chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị đúng đắn cho người bệnh; đôi chân, đôi tay vẫn luôn thoăn thoắt, không ngơi nghỉ giây phút nào để hướng tới nhiệm vụ duy nhất: Cứu người.
Các y, bác sĩ Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh luôn nỗ lực cứu chữa cho người bệnh bằng thái độ tận tâm, tận lực.
Trung bình mỗi ngày, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp nhận khoảng 80-120 ca cấp cứu, trong đó có nhiều ca nặng từ khắp nơi chuyển về. Trong đợt Tết Nguyên đán vừa qua, mỗi ngày khoa tiếp nhận từ 180 đến 200 ca bệnh. Một kíp trực cấp cứu sẽ có 3 bác sĩ và 6 điều dưỡng. Họ bắt đầu nhận nhiệm vụ ở khoa từ 7 giờ sáng hôm trước đến 7 giờ sáng hôm sau. Các ngành nghề khác có thể sai lầm và sửa lỗi, nhưng ngành y và đặc biệt làm việc ở nơi “đầu sóng ngọn gió” như Khoa Cấp cứu thì khác, sai lầm sẽ phải trả giá bằng sức khỏe, thậm chí bằng sinh mạng của người bệnh, cùng đó là chính sự nghiệp của y, bác sĩ. Ở khoa Cấp cứu, áp lực đó tăng lên gấp bội mà lại ít có năng lượng để tái tạo sức lao động, thế nhưng, các y, bác sĩ vẫn luôn nỗ lực hết mình để giành lại sự sống cho người bệnh từ tay tử thần.
Trời gần về sáng, sương lạnh lùa vào phòng lạnh buốt, không có thêm ca cấp cứu nào, chị Lê Thị Hồng Nhung – Điều dưỡng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh dừng tay khỏi bàn phím máy tính, nói với tôi: “Cả ngày hôm nay có tổng cộng 97 ca cấp cứu, đây là con số quen thuộc với chúng tôi, giờ cũng gần sáng, gần hết ca trực rồi. Tôi đã gắn bó với Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh được 18 năm, kể từ ngày mới bắt đầu bước chân vào nghề, tôi và các đồng nghiệp không ít lần mệt mỏi đến kiệt sức nhưng chúng tôi vẫn luôn cùng nhau cố gắng, nỗ lực để vượt qua những áp lực, thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe Nhân dân.
Mờ sáng, tôi ra về sau một đêm trắng cùng trực với các y bác sĩ Khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa tỉnh. Dù không làm gì, chỉ theo dõi và quan sát, tôi cũng cảm thấy rất căng thẳng, mệt mỏi nhưng các y, bác sĩ vẫn miệt mài chạy đi chạy lại từ giường bệnh nọ sang giường bệnh kia. Đôi chân của họ vẫn thoăn thoắt, gấp gáp như giây phút đầu chúng tôi bước chân tới đây. Một đêm trắng để thêm thấu hiểu và biết yêu thương, cảm thông với những người làm ngành y...
Hà Trang
Ớt chuông là loại quả mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ giàu chất dinh dưỡng. Dưới đây là 4 lợi ích sức khỏe khi ăn ớt chuông thường xuyên.
baophutho.vn Chỉ trong 1 tuần, khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương đã liên tiếp thực hiện các ca can thiệp mạch máu cấp cứu cầm máu cho...
Lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp không chỉ giúp kiểm soát đường máu ổn định, mà còn là giải pháp đơn giản, tự nhiên để phòng ngừa bệnh mạn tính, duy trì cân...
Vitamin tổng hợp trở thành giải pháp tiện lợi được nhiều người tin tưởng trong cuộc sống hiện đại. Liệu việc uống một viên vitamin tổng hợp mỗi ngày có thực sự mang lại lợi ích...
Chế độ ăn đa dạng, giàu thực phẩm toàn phần có thể giúp giảm nguy cơ ung thư và làm chậm quá trình phát triển của các tế bào ung thư. Tham khảo 12 thực phẩm giảm nguy cơ ung đã...
Collagen là yếu tố quan trọng giúp da săn chắc, đàn hồi và khớp linh hoạt. Bổ sung collagen qua thực phẩm là cách hiệu quả để hỗ trợ sức khỏe da và khớp từ bên trong.
baophutho.vn Hưởng ứng lời kêu gọi của Bệnh viện Đa khoa tỉnh và các cơ sở y tế, các đơn vị, cá nhân... trên địa bàn tỉnh, từ chiều ngày 15/7 đến nay, hàng...
baophutho.vn Trong thư gửi Hội nghị cán bộ chủ chốt ngành Y tế cách đây 70 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn, cán bộ ngành Y tế cần giúp đồng bào, giúp...
baophutho.vn Ngày 25/2, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp với Bệnh viện Sản Nhi tỉnh tổ chức Chương trình khám bệnh, tư vấn, phát thuốc miễn phí cho...
Một phần quan trọng trong việc kiểm soát bệnh gout là cắt giảm các loại thực phẩm có hàm lượng purin cao.
Sức khỏe gan rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Gan không khỏe mạnh có nguy cơ dẫn đến bệnh gan và rối loạn chuyển hóa. Lựa chọn thực phẩm tốt cho gan có thể giúp tránh...
baophutho.vn Trong những năm qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, cải tiến quy trình, hướng đến xây dựng mô hình Bệnh...