Cập nhật:  GMT+7

Một miền văn hóa Quỳ Hợp

Những bản làng được mệnh danh là “xứ sở nhà sàn”, những lễ hội Mường Ham, lễ hội đền Choọng, lễ hội bốc Mó... đang được Quỳ Hợp (Nghệ An) nâng niu, gìn giữ. Đó không chỉ là sự nối tiếp của hành trình xây dựng Quỳ Hợp thành huyện điểm văn hóa miền núi và DTTS trong giai đoạn 2001-2011; mà còn là “vốn quý” làm nên bản sắc riêng cho vùng đất Mường Ham cổ xưa.

Một miền văn hóa Quỳ HợpLễ hội bốc mó của dân tộc Thổ ở xóm Mo Mới, xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp - ảnh Đình Tuyên

Không ai nhớ rõ Mường Ham có từ khi nào. Nhưng Mường Ham trong tâm thức người Thái, người Thổ ở Quỳ Hợp, là vùng đất cổ xưa, vùng đất của những ngày tiền nhân dựng bản, lập mường.

Theo dòng chảy của thời gian, trải qua giao thoa giữa các dân tộc và ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, nhưng đồng bào Thái, Thổ ở huyện Quỳ Hợp vẫn luôn nỗ lực giữ gìn, phát huy những “vốn liếng” của văn hóa cổ truyền trước nguy cơ mai một.

Còn nhớ, hơn 20 năm trước vào năm 2001, huyện Quỳ Hợp là một trong 7 huyện trên địa bàn toàn quốc được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VH-TT&DL) và UBND tỉnh Nghệ An chọn chỉ đạo xây dựng huyện điểm văn hoá miền núi và dân tộc thiểu số, giai đoạn 2001 - 2011.

Một miền văn hóa Quỳ HợpMột buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ dân gian liên thế hệ ở bản Mường Ham. Ảnh Hồng Minh.

Từ chủ trương này, nhiều năm qua lĩnh vực văn hóa - xã hội của huyện đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Từ năm 2006 đến nay, thể theo nguyện vọng của đồng bào trên cơ sở những giá trị văn hoá truyền thống, cùng với “Ngày hội văn hoá các DTTS 19/4” hàng năm, cũng là ngày thành lập huyện – địa phương đã xây dựng và đưa vào tổ chức Lễ hội Mường Ham thuộc xã Châu Cường. Đây là một lễ hội có sức thu hút đông đảo khách tham quan đến từ trong và ngoài tỉnh mỗi dịp ra Giêng ngay tại vùng đất Mường Ham - vùng Khủn Tinh cũ.

Nhờ làm tốt khâu tuyên truyền vận động mà ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống từng bước “thấm” vào mỗi người dân nơi đây. Ðiều này lý giải tại sao Quỳ Hợp chặn đứng được vấn nạn nhà sàn, cồng chiêng... rời bản.

Mối lo “bản vắng nhà sàn” đã vợi đi khi mà người dân ý thức rằng, việc giữ gìn truyền thống cha ông là việc của chính mình. Thật tự hào khi đến nay, ở Quỳ Hợp vẫn còn đó những xã như Bắc Sơn, Nam Sơn, những bản như Noóng Ổn (Châu Thái), Bản Bồn (Châu Lý)... được mệnh danh là “xứ sở nhà sàn”. Các xã như Châu Lý, Bắc Sơn, Nam Sơn, Châu Hồng đều xây dựng nhà văn hóa xã bằng nhà sàn truyền thống.

Hiện tại, đồng bào Thái, Thổ ở Quỳ Hợp chiếm hơn 53%. Phó chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp Hoàng Văn Thái cho biết: Huyện rất quan tâm việc bảo tồn và phát triển các bản sắc văn hóa độc đáo của các DTTS trên địa bàn. Cụ thể, từ năm 2017, UBND huyện Quỳ Hợp ban hành Đề án Bảo tồn và phát triển các làn điệu dân ca dân tộc Thái, Thổ và dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh huyện Quỳ Hợp, giai đoạn 2017-2020 và đang tiếp tục giai đoạn 2021-2025.

Đến thời điểm hiện tại, toàn huyện có 18 câu lạc bộ dân gian các dân tộc trên địa bàn nhằm hướng dẫn, đào tạo các hạt nhân văn nghệ yêu dân ca hát đúng, hát hay các làn điệu dân ca các dân tộc.

Một miền văn hóa Quỳ HợpĐồng bào Thái vẫn giữ được những phong tục mang đậm đà bản sắc văn hóa. Ảnh: Hồng Minh

Nếu như người Thái có lễ hội Mường Ham, Lễ hội đền Chọong...; thì người Thổ có Lễ hội Bốc Mó mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Ở Quỳ Hợp, sự kết hợp giữa văn hóa dân tộc Thái và văn hóa dân tộc Thổ đang tạo ra những nét văn hóa đặc trưng riêng rẽ, là điểm khám phá hấp dẫn cho du khách muốn trải nghiệm về văn hóa truyền thống.

Vào những ngày dịp lễ lớn như Tết độc lập, ngày Đại đoàn kết dân tộc... đồng bào người Thái, Thổ đều tổ chức vui ca, chơi các trò chơi truyền thống, nấu những món ăn mang đậm đà bản sắc văn hóa người Thái.

Một miền văn hóa Quỳ HợpĐan võng gai là nghề truyền thống của người Thổ ở Quỳ Hợp. Ảnh: Đình Tuyên.

Trên hành trình gìn giữ và phát triển bản sắc văn hóa, những nghệ nhân, già làng... đang viết tiếp mạch nguồn di sản của cha ông. Người đầu tiên được nói đến, có lẽ là một cái tên không quá xa lạ - Nghệ nhân Ưu tú Sầm Văn Bình – một người con của dân tộc Thái đã dày công, tâm huyết sưu tầm lại chữ viết của dân tộc mình trước nguy cơ mai một. Từ sưu tầm, biên soạn đến tham gia giảng dạy, tiếng Thái hệ Lai Tay đã được truyền bá rộng rãi trong cộng đồng người Thái nơi đây.

Mang theo trăn trở về những làn điệu dân ca người Thái bị mai một, năm 2006 bà Lương Thị Phiên, ở bản Mường Ham (Châu Cường) đã đứng ra thành lập câu lạc bộ dân gian liên thế hệ.

Từ 10 thành viên ban đầu, đến nay, CLB do bà làm chủ nhiệm đã thu hút thêm hàng chục người, ở nhiều lứa tuổi khác nhau, người nhỏ tuổi nhất năm nay mới 8 tuổi. Đặc biệt, hằng tháng vào những ngày 15 âm lịch, căn nhà của Nghệ nhân Ưu tú Lương Thị Phiên trở thành địa điểm sinh hoạt, lan tỏa những điều hay, nét đẹp của đồng bào người Thái, thu hút được đông đảo bà con trên địa bàn.

Ngoài ra, mỗi khi có sự kiện lớn ở làng bản, thì câu lạc bộ do bà Lương Thị Phiên làm Chủ nhiệm đều đến biểu diễn, nhờ đó mà những làn điệu ngày càng biết đến và yêu thích, ngấm sâu vào đời sống, sinh hoạt của bà con.

Trao đổi với chúng tôi về quá trình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa, ông Hoàng Văn Thái - Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp cho biết: “Để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS gắn với phát triển du lịch trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, trong thời gian tới huyện sẽ đưa vào quy hoạch sử dụng đất lịch sử, văn hóa, danh thắng gắn với môi trường sinh sống của đồng bào DTTS.

Cùng với đó là tiếp tục phổ biến, tuyên truyền về bảo tồn, giữ gìn và phát triển tri thức dân gian của các dân tộc trên địa bàn nói chung và dân tộc Thái, Thổ nói riêng. Tăng cường công tác tuyên truyền để thu hút đầu tư, phát triển du lịch gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa DTTS trên địa bàn huyện thường xuyên, liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng, các hội nghị, hội thảo, các trang mạng xã hội, qua sách báo và trang website điện tử của huyện.

An Yên (Báo Dân tộc và Phát triển)


An Yên (Báo Dân tộc và Phát triển)

 Từ khóa:
 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Vang điệu sắc bùa chúc Xuân

Vang điệu sắc bùa chúc Xuân
2025-01-20 15:08:00

Mỗi độ xuân về, trên các xóm, bản 4 Mường (Bi, Vang, Thàng, Động), tỉnh Hòa Bình lại rộn rã, vang vọng tiếng chiêng ngân. Âm thanh chiêng Mường cùng điệu hát sắc bùa là nét đặc...

Độc đáo chiếc mũ của trẻ em Dao Đỏ

Độc đáo chiếc mũ của trẻ em Dao Đỏ
2025-01-17 09:43:00

Trong quá trình hình thành và phát triển, đồng bào Dao Đỏ đã sáng tạo, gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa riêng biệt. Trong đó, chiếc mũ đội đầu của trẻ em là một trong...

Lễ hội giã cốm của dân tộc

Lễ hội giã cốm của dân tộc
2025-01-14 09:40:00

Lễ hội Tăm Khảu Mảu tức Lễ hội giã cốm là phong tục tập quán, là nét văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc Tày. Vừa qua Lễ hội giã cốm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch...

Hiệu quả từ công tác dân vận khéo

Hiệu quả từ công tác dân vận khéo
2025-01-13 08:52:00

Thực hiện kế hoạch hành quân dã ngoại, làm công tác dân vận giai đoạn đệm trong mùa khô năm nay, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang điều động hơn 100 cán bộ, chiến sĩ hành quân...

Sắc màu ẩm thực người Mường Mỹ Lung

Sắc màu ẩm thực người Mường Mỹ Lung
2025-01-10 10:22:00

baophutho.vn Mỹ Lung là xã miền núi nằm phía Tây Bắc của huyện Yên Lập; nơi cư trú của 11 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Mường chiếm trên 80% dân số.

Lễ trưởng thành của thiếu nữ làng Chăm Lương Tri

Lễ trưởng thành của thiếu nữ làng Chăm Lương Tri
2025-01-09 13:20:00

Lễ trưởng thành là nghi thức quan trọng đánh dấu bước phát triển trong đời người của thiếu nữ Chăm Hồi giáo Bàni. Đây là thời điểm các cháu chính thức được cộng đồng công nhận...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long