
{title}
{publish}
{head}
Sau sáp nhập ba tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hòa Bình thành một đơn vị hành chính mới, một trong những thách thức lớn đặt ra là bài toán sắp xếp lại hệ thống trụ sở, tài sản công. Tính đến giữa tháng 7/2025, toàn tỉnh đã rà soát và ghi nhận 1.021 cơ sở nhà, đất dôi dư – con số đáng kể cho thấy khối lượng tài sản cần quản lý, khai thác hoặc chuyển đổi.
Để tránh lãng phí nguồn lực, Sở Tài chính đã đề xuất nhiều phương án xử lý. Cụ thể, 116 cơ sở được đề xuất điều chuyển làm trụ sở cho các cơ quan nhà nước, 291 cơ sở có thể chuyển đổi công năng thành trường học, trạm y tế, nhà văn hóa... và 228 cơ sở khác sẽ được giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất quản lý.
Về bố trí trụ sở làm việc, tỉnh giữ nguyên mô hình ba trung tâm hành chính vùng – đặt tại địa bàn ba tỉnh cũ – nhằm tận dụng hạ tầng có sẵn và giảm tải cho khu trung tâm mới. Các cơ quan như Báo và phát thanh, truyền hình tỉnh, Trường Chính trị, Trung tâm Xúc tiến đầu tư... sẽ hoạt động tại cả ba khu vực, nhưng xác định rõ trụ sở chính để đảm bảo hiệu quả điều hành.
Trụ sở chính của Báo và phát thanh, truyền hình tỉnh được đặt tại phường Vĩnh Phúc
Đối với cấp xã, việc sáp nhập đơn vị hành chính không làm gián đoạn hoạt động công quyền. Tất cả 148 xã, phường trên địa bàn đã được bố trí đủ trụ sở làm việc cho Đảng ủy, chính quyền, công an và các đơn vị sự nghiệp. Hai phường là Vĩnh Phúc và Vĩnh Yên đang kiến nghị điều chỉnh địa điểm trụ sở cho phù hợp hơn với địa giới hành chính và nhu cầu hoạt động thực tế.
Đáng chú ý, Sở Tài chính cũng đề xuất giao Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Phú Thọ làm đầu mối quản lý toàn bộ trụ sở UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũ – một khuôn viên lớn hiện đang được nhiều cơ quan sử dụng chung.
Theo thống kê, hiện vẫn còn 386 cơ sở chưa có phương án sử dụng, các địa phương được yêu cầu hoàn tất đề xuất trong tháng 8 tới. Nếu được xử lý kịp thời và hiệu quả, khối tài sản dôi dư sau sáp nhập sẽ không chỉ giảm gánh nặng ngân sách mà còn trở thành nguồn lực quý giá phục vụ các mục tiêu phát triển đô thị, cải thiện dịch vụ công và an sinh xã hội tại địa phương.
Lê Minh
baophutho.vn Sau sáp nhập, tỉnh Phú Thọ mới không chỉ có sự tái cấu trúc địa giới hành chính mà còn mở ra cơ hội vàng để kiến tạo hệ sinh thái nông nghiệp...
baophutho.vn Với tinh thần đổi mới, xóa bỏ định kiến, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, Nghị quyết 68- NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân...
baophutho.vn Giữa lúc dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp, nhiều xác lợn chết bị vứt trên các kênh chính tả ngạn, kênh 6A, 6B, hệ thống thủy lợi...
baophutho.vn Mưa bão tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn điện. Để bảo vệ tính mạng, tài sản và đảm bảo cung cấp điện ổn định, Tổng công ty Điện lực miền Bắc...
baophutho.vn Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, cơn bão số 3 (bão WIPHA) đang di chuyển vào khu vực Bắc bộ và Trung bộ, có khả...
Do ảnh hưởng của bão số 3 đổ bộ vào đất liền, hàng loạt các chuyến bay đến Sân bay Vân Đồn, Cát Bi và Thọ Xuân đã được điều chỉnh giờ nhằm đảm bảo an toàn.
baophutho.vn Sau sáp nhập, một cánh cửa mới đã mở ra cho tỉnh Phú Thọ không chỉ về quy mô diện tích hay dân số mà sâu hơn, đó là cơ hội tái định hình lại tư...