{title}
{publish}
{head}
“Nhờ các hoạt động kích cầu du lịch, công tác truyền thông đưa tin quảng bá rộng rãi, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh du lịch của tỉnh đã giúp du lịch có nhiều khởi sắc, lượt khách đến tỉnh Cà Mau ngày càng tăng trở lại và dần đi vào ổn định”, ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, cho biết.
Theo con số thống kê của ngành năm 2023, Cà Mau đón 1.889.520 lượt khách, tăng 26,5% so với cùng kỳ, đạt 108% kế hoạch năm; tổng thu đạt trên 2.598 tỷ đồng, tăng gần 22% so với cùng kỳ. Ước thực hiện đến hết năm 2023 đạt gần 2 triệu lượt khách, vượt 13,52% kế hoạch năm 2023; tổng thu cả năm ước đạt 2.900 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ.
Trải nghiệm xuyên rừng Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau - khu rừng nguyên sinh với sứ mệnh gây bồi, tạo bãi, để đất liền Tổ quốc thêm dài, thêm rộng... mang lại cảm giác thích thú, tự hào đối với du khách.
Kết quả khởi sắc trên của ngành du lịch có được từ việc tỉnh tổ chức thành công các sự kiện như lễ tri ân Quốc Tổ Lạc Long Quân và lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ, Sự kiện Hương rừng U Minh, Ngày hội Ẩm thực Ðất Mũi, tới đây là Festival Tôm và chuỗi các hoạt động liên quan... Cùng với việc khai thác chuyến bay thương mại đầu tiên Cà Mau - Hà Nội đã kết nối du lịch Cà Mau với các khu, điểm du lịch ngoài tỉnh bằng đường hàng không, tạo điều kiện kích cầu, thu hút khách du lịch ngoài tỉnh đến tham quan, mua sắm và vui chơi, giải trí.
Thời gian qua, ngành du lịch Cà Mau đã liên kết, hợp tác với các địa phương, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm về công tác quản lý Nhà nước; công tác xúc tiến, quảng bá, phát triển sản phẩm du lịch; công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch; các giải pháp kích cầu du lịch trong tình hình mới; công tác bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch; về quy hoạch, kế hoạch ngắn hạn và dài hạn giữa các địa phương; xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, triển khai, cụ thể hoá các văn bản chỉ đạo của Trung ương... nhằm chia sẻ giải pháp hỗ trợ và duy trì phát triển du lịch. Ngành du lịch tỉnh chủ động trao đổi thông tin về tình hình thị trường, phát triển sản phẩm, phối hợp trong công tác xúc tiến du lịch, như tham gia các sự kiện: Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội, ITE hằng năm; Ngày hội Du lịch TP Hồ Chí Minh; Ngày hội Kích cầu du lịch giữa TP Hồ Chí Minh với 13 tỉnh, thành ÐBSCL tổ chức tại các địa phương... Tiếp tục duy trì và tăng cường chương trình hợp tác phát triển du lịch với tỉnh Trat (Thái Lan), tỉnh Khăm Muộn (Lào) trên cơ sở các bản ghi nhớ hợp tác”, ông Trần Hiếu Hùng thông tin.
Lập quy hoạch chung xây dựng Khu Du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau; quy hoạch chung xây dựng các phân khu trung tâm Khu Du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau; xây dựng Ðề án Phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2025... là những nhiệm vụ trọng tâm được ngành du lịch tỉnh đặt ra với quyết tâm thực hiện đạt kết quả cao nhất trong năm 2024 nhằm tạo tiền đề và nền tảng vững chắc để du lịch địa phương phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, xứng tầm với tiềm năng và lợi thế đặc trưng. Theo ông Trần Hiếu Hùng, những công việc này là cơ sở để từng bước phát triển Khu Du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau trở thành một trong những trung tâm du lịch sinh thái, trải nghiệm rừng ngập mặn đặc sắc, điểm đến quan trọng trên hành trình tham quan vùng ÐBSCL.
Tại kỳ họp HÐND tỉnh lần thứ 11 (chuyên đề) vừa qua đã thông qua nghị quyết về nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu Du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hiện Cà Mau đã hoàn thiện hồ sơ, trình Bộ Xây dựng thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hồ sơ theo đúng quy định và chỉ đạo thực hiện đảm bảo chất lượng các công việc tiếp theo.
Khu Du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau có diện tích khoảng 20.100ha, trong đó, khu vực tập trung phát triển khoảng 2.100ha. Ðây là khu vực vùng lõi, trung tâm hạt nhân của Khu Du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau với các công trình du lịch, trung tâm dịch vụ, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng sinh thái rừng ngập mặn. Các khu chức năng chính gồm: Khu Công viên Văn hoá du lịch Mũi Cà Mau, Khu du lịch sinh thái rừng biển, Khu du lịch cộng đồng sinh thái làng rừng, Khu du lịch sinh thái làng nghề sản xuất và Khu du lịch tổng hợp Khai Long. Riêng không gian Công viên Văn hoá du lịch Mũi Cà Mau, điểm nhấn là mốc toạ độ quốc gia GPS 0001; cột mốc đường Hồ Chí Minh - điểm cuối Cà Mau, km 2436; bờ kè chắn sóng Mũi Cà Mau; biểu tượng con tàu của đất nước luôn hướng ra biển khơi. Ðặc biệt, Cột cờ Hà Nội toạ lạc tại Mũi Cà Mau là biểu tượng của niềm tự hào thống nhất non sông, hướng ra biển Ðông; Ðền thờ Lạc Long Quân và tượng Mẹ, được xem là cụm công trình thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, một trong những biểu tượng du lịch đầy ý nghĩa của Ðất Mũi Cà Mau.
Theo định hướng phát triển du lịch của tỉnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo, Cà Mau tập trung cho phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch xanh gắn với phát triển các loại hình du lịch khác, như du lịch biển - đảo; du lịch văn hoá, lịch sử, tâm linh, mua sắm, nghỉ dưỡng... Tỉnh quan tâm đến các tuyến du lịch kết nối giữa Mũi Cà Mau - Sông Ðốc - hòn Ðá Bạc và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang); phát triển các tuyến du lịch kết nối nội vùng, liên vùng, quốc gia, quốc tế và tuyến du lịch hành lang ven biển phía Nam (Thái Lan - Campuchia, Rạch Giá - Cà Mau); xây dựng thương hiệu du lịch Cà Mau gắn với vị trí địa lý là điểm địa đầu cực Nam của Tổ quốc cùng với các hoạt động mang đậm nét văn hoá địa phương...
Với việc tiến tới nâng cấp và mở rộng tuyến Quốc lộ 1 TP Cà Mau - Năm Căn và đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn - Ðất Mũi, cũng như tiến tới kéo dài tuyến cao tốc từ TP Cà Mau đến Ðất Mũi, sẽ tiếp tục mở rộng thêm cánh cửa để du lịch Cà Mau cất cánh bay cao, bay xa, hoà cùng nhịp sôi động của ngành du lịch cả nước.
TK (Theo baocamau.vn)
Với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành chức năng tỉnh Vĩnh Phúc, công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS)...
Vườn thú ở Phần Lan sẽ gửi trả 2 con gấu trúc trở lại Trung Quốc sớm hơn 8 năm so với dự định vì chi phí nuôi quá đắt đỏ.
Ðể giải nhiệt cơ thể trong những ngày nắng nóng gay gắt của mùa khô, nhiều người chọn sử dụng các loại thực phẩm và nước uống có nguồn gốc từ cây, lá tự nhiên, từ đó các mặt...
Ẩm thực là một phương diện văn hóa đặc sắc được nhiều người yêu thích. Tại mỗi nơi, nền ẩm thực lại mang đến một hương vị, cách chế biến đặc sắc khác nhau. Nhờ truyền thông,...
Với mong muốn góp phần giúp trẻ nhỏ ở địa phương biết bơi lội, hạn chế tình trạng bị đuối nước, hơn 20 năm qua, bà Trần Thị Kim Thia (sinh năm 1958) ngụ xã Hưng Thạnh, huyện...
UBND huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức chương trình nghệ thuật Kỷ niệm “Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới - 15 năm xây dựng và phát triển”.
Thôn Xà phìn, xã Phương Tiến (Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) là một bản nhỏ của người Dao nằm nép mình dưới dải núi Tây Côn Lĩnh, nơi đây khí hậu mát mẻ, kiến trúc làng bản còn giữ...
Khách đi du lịch thường có nhu cầu kết hợp mua sắm tại các điểm đến. Ở Huế, những ngôi chợ truyền thống và nổi tiếng không chỉ là địa chỉ mua sắm yêu thích mà còn là điểm dừng...
Mạch nguồn suối nước nóng Tây Viên (xã Sơn Viên, Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam), bao đời nay âm thầm sôi sục, khói quyện bảng lảng giữa đất trời trung du. Hình như, cảnh cũng như...
Với nhiều tiềm năng, lợi thế, huyện Khánh Sơn (tỉnh Khánh Hòa) đang chú trọng xúc tiến, quảng bá, thu hút đầu tư phát triển du lịch.
Trên cơ sở quán triệt và nhận thức sâu sắc Nghị quyết số 33 ngày 9.6.2014 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát...
Cao nguyên đá (CNĐ) Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) đã chinh phục được sự yêu mến của nhiều khách du lịch trong và ngoài nước, trở thành điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua đối với bất...