
{title}
{publish}
{head}
Theo số liệu do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản công bố ngày 31/1, người lao động nước ngoài hiện đang chiếm khoảng 3,4% tổng lực lượng lao động tại Nhật Bản.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Kyodo)
Theo số liệu do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản công bố ngày 31/1, người lao động nước ngoài hiện đang chiếm khoảng 3,4% tổng lực lượng lao động tại Nhật Bản.
Cụ thể, số lượng lao động nước ngoài tại Nhật Bản đã tăng hơn 250.000 người trong vòng một năm, đạt mức 2,3 triệu vào tháng 10/2024. Đây là mức tăng lớn nhất theo năm kể từ khi ghi nhận dữ liệu vào năm 2008.
Điều này phản ánh những nỗ lực của các công ty Nhật Bản tăng cường tuyển dụng nhân sự từ nước ngoài nhằm giải quyết tình trạng thiếu lao động ngày càng trầm trọng.
Xét theo ngành nghề, số lượng lao động nước ngoài tăng trưởng mạnh nhất trong lĩnh vực y tế và phúc lợi, tăng 28,1%, tiếp theo là xây dựng tăng 22,7%, và lưu trú cùng dịch vụ ăn uống tăng 16,9%.
Về số lượng lao động nước ngoài, ngành sản xuất tuyển dụng nhiều nhất với 590.000 người, tiếp theo là ngành dịch vụ với 350.000 người và bán buôn cùng bán lẻ với 290.000 người.
Theo loại tình trạng cư trú, lĩnh vực chuyên môn và kỹ thuật, bao gồm kỹ sư sản xuất và nhân viên chăm sóc, đứng đầu với mức tăng 20,6%, đạt 710.000 người.
Số lượng người nước ngoài tham gia chương trình kỹ năng đặc định tăng 49,4%, đạt 200.000 người. Trong khi đó, số người tham gia chương trình thực tập sinh kỹ thuật - dành cho lao động ít kỹ năng đến học hỏi kỹ năng mới - tăng 14,1%, lên 470.000 người.
Theo quốc tịch, Việt Nam chiếm 24,8% tổng số lao động nước ngoài tại Nhật Bản với 570.000 người, tiếp theo là Trung Quốc với 400.000 người và Philippines với 240.000 người.
Một quan chức Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi cho biết: “Người lao động từ Đông Nam Á đang chọn Nhật Bản thay vì Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và các nơi khác nhờ các yếu tố như chương trình thị thực và an toàn công cộng”.
Năm ngoái, Viện Chính sách Lao động và Đào tạo Nhật Bản đã ước tính rằng sẽ có từ 2,3-2,36 triệu lao động nước ngoài tại Nhật Bản vào năm 2025. Tuy nhiên, số liệu mới nhất là hơn 2,3 triệu người vào tháng 10/2024 cho thấy con số thực tế đang cao hơn một chút so với dự báo.
Chính phủ Nhật Bản đang xem xét lại chương trình lao động kỹ năng đặc định. Giới hạn số lượng lao động trong các lĩnh vực hiện tại đã được nâng lên vào tháng Tư năm ngoái. Từ tháng 9/2024, Nhật Bản bắt đầu tiếp nhận lao động nước ngoài làm việc trong bốn lĩnh vực mới, bao gồm lái taxi và lái tàu.
Nguồn vietnam+
Các thư thuế quan của Tổng thống Mỹ được gửi tới lãnh đạo 6 nền kinh tế gồm Algeria, Iraq, Libya, Moldova, Brunei và Philippines, với mức thuế từ 20-30%.
Tổng thống Mỹ khẳng định rằng các nước bị Mỹ áp mức thuế quan mà ông gọi là “thuế đối ứng” sẽ bắt đầu phải trả mức thuế này từ ngày 1/8 tới.
Ông Trump đã chia sẻ ảnh chụp màn hình các mẫu thư gửi đến lãnh đạo các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Kazakhstan, Nam Phi, Lào và Myanmar để thông báo về mức thuế quan mới.
Tổng thống Lee Jae Myung đánh dấu tròn một tháng nhậm chức bằng việc công bố một kế hoạch táo bạo, quyết liệt với ưu tiên hàng đầu là tái thiết nền kinh tế và khôi phục sinh kế...
Sóng nhiệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng làm gia tăng đáng kể các ca nhiễm bệnh và tử vong liên quan đến thời tiết nóng bức, đặc biệt ở những nhóm dân số dễ bị...
Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) nhất trí tăng cường hợp tác, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và phối hợp ứng phó các thách thức toàn cầu.
Đơn kiện 59 trang cáo buộc chính quyền Trump đã chia sẻ bất hợp pháp dữ liệu sức khỏe của người tham gia chương trình Medicaid cho các cơ quan thi hành luật di trú.
Ngày 31/1, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã gửi lời chúc Tết tới Việt Nam nhân dịp năm mới Ất Tỵ.
Ông Matthew Martin, nhà kinh tế kỳ cựu của Mỹ tại công ty Oxford Economics, cho biết người tiêu dùng là "nền tảng của nền kinh tế” và là động lực lớn nhất giúp đất nước tăng...
Theo bản kế hoạch kinh tế mới có tên gọi “La bàn cạnh tranh,” EU sẽ sửa đổi hàng chục điều luật nhằm giảm bớt các quy tắc về tiêu chuẩn chuỗi cung ứng và môi trường.
Trung Quốc tiếp tục là thị trường bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới trong 12 năm liên tiếp, với doanh số bán lẻ trực tuyến đạt khoảng 2.160 tỷ USD trong năm 2024.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Guterres bày tỏ hy vọng năm con rắn - biểu tượng của trí tuệ, kiên cường và đổi mới - sẽ mang tới cho nhân loại nhiều sức khỏe, hạnh phúc, thịnh vượng...