{title}
{publish}
{head}
Bảo tàng Lâm Đồng được xây dựng nhằm trưng bày và lưu giữ các hiện vật, tư liệu về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật... của tỉnh Lâm Đồng. Nhưng, bên cạnh việc tìm hiểu và nghiên cứu những giá trị văn hóa truyền thống, hay lịch sử, du khách có thể khám phá những điều thú vị khác.
Cung Nam Phương hoàng hậu.
Bảo tàng Lâm Đồng là bảo tàng tổng hợp, hiện đang lưu giữ trên 15 ngàn hiện vật gồm nhiều bộ sưu tập hiện vật độc đáo và quý hiếm; với các nội dung trưng bày chính về Thiên nhiên Lâm Đồng, Đà Lạt xưa và nay, Những phát hiện về khảo cổ học ở Lâm Đồng, Những nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc bản địa (dân tộc Mạ, K'Ho, Churu), quân và dân Lâm Đồng trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, Nhân dân Lâm Đồng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Trong khuôn viên Bảo tàng Lâm Đồng còn giới thiệu hai nhà sàn dân tộc Mạ và K’Ho được phục dựng nguyên gốc. Bên trong bài trí theo không gian sinh hoạt truyền thống. Du khách đến đây sẽ có cảm giác như đang được sống trong ngôi nhà của người Mạ, K’Ho khi nghe thuyết minh giới thiệu về phong tục tập quán và nếp sinh hoạt trong ngôi nhà truyền thống của dân tộc Mạ, K’Ho...Bảo tàng Lâm Đồng cũng thường xuyên có các chuyên đề triển lãm về văn hoá, di sản, tranh, ảnh... Không gian Bảo tàng Lâm Đồng là nơi có thể tổ chức các trò chơi dân gian vui nhộn, như: Kéo co, bắn cung, ném còn, đánh yến... Du khách cũng có thể hóa thân thành vua chúa, hoàng hậu tại khu vực chụp ảnh cổ trang, với các bộ trang phục, phụ kiện hoàng cung.
Nhà Mạ trong khuôn viên Bảo tàng Lâm Đồng.
Điểm nhấn đặc sắc của Bảo tàng Lâm Đồng là cung Nam Phương hoàng hậu - một điểm đến có kiến trúc Pháp - Việt được xây dựng vào năm 1932. Đây là món quà Quận công Nguyễn Hữu Hào tặng cho con gái (Nam Phương hoàng hậu) khi bà lấy vua Bảo Đại. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp sang trọng và tinh tế của toàn bộ cung điện hoặc ngắm nhìn toàn cảnh TP Đà Lạt từ trên cao.
TK (Theo baolamdong.vn)
Cùng với việc đẩy mạnh phát triển KT - XH, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Quản Bạ (tỉnh Hà Giang) có nhiều giải pháp tích cực trong việc khơi dậy, giữ gìn...
Như một quy luật tất yếu, những thiên đường nghỉ dưỡng nổi tiếng toàn cầu đều hội tụ những yếu tố cốt lõi: Thiên nhiên tuyệt mỹ - kết nối thuận lợi - đa dạng dịch vụ. Và tất cả...
Huyện Châu Thành A tỉnh Hậu Giang đang đẩy mạnh chuyển đổi số trong du lịch với hoạt động số hóa các điểm du lịch trên nền tảng ứng dụng MobiFone Smart Travel, đây là cách làm...
“Tân Uyên Paradise”, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu đang là điểm đến lý tưởng, là địa chỉ hút khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng. Vì vậy, “Tân Uyên Paradise” được người dân...
Cao nguyên Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu là vùng đất giàu tiềm năng du lịch với những cảnh quan đẹp như tranh, những nét văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số, những sản phẩm nông...
Những năm gần đây, ngành du lịch của tỉnh Điện Biên đã có sự phát triển mạnh mẽ. Điều này được thể hiện qua số lượng du khách và doanh thu từ du lịch liên tục tăng lên. Từ đó,...
Lần đầu tiên “Đêm đại ngàn Nà Hẩu” và khởi động mùa du lịch Nà Hẩu tỉnh Yên Bái với chủ đề “Hang động, thác nước cùng bước vào hè” năm 2024 sẽ được xã Nà Hẩu tổ chức trong hai...
Không chỉ là ngọn núi thiêng gắn liền với huyền thoại Linh Sơn Thánh Mẫu, núi Bà Đen (Tây Ninh)...
Thời gian gần đây, ngành Du lịch Long An dần có những bước phát triển đáng khích lệ. Các điểm đến ngày càng được đầu tư nhiều hơn, chất lượng dịch vụ cải thiện, thu hút sự quan...
Hồ Trị An (tỉnh Đồng Nai) là một trong 5 điểm của vùng Đông Nam Bộ được Chính phủ quy hoạch phát triển thành khu du lịch (KDL) quốc gia.
Những năm gần đây, ngành văn hóa - thể thao và du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Yên Bái luôn quan tâm, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đây...
Theo trang mạng Rankify Korea, Phú Quốc và Nha Trang là địa danh của Việt Nam nằm trong top 3 địa điểm du lịch quốc tế được du khách Hàn Quốc yêu thích nhất