
{title}
{publish}
{head}
Hiện nay các sản phẩm sữa được sử dụng phổ biến trong nhiều gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng đúng để có lợi cho sức khoẻ.
Bác sĩ. An Thị Kim Cúc, Nguyên phó chủ nhiệm khoa sức khỏe cộng đồng, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, chúng ta thường bảo quản sữa trong tủ lạnh, nhưng khi không muốn uống lạnh thì cũng không nên đun sôi sữa. Khi đun quá lâu, lactora trong sữa sẽ bị biến chất, đường tan chảy làm cho sữa ngả màu nâu và trở thành một số axit làm cho sữa có vị chua, ảnh hưởng đến mùi vị của sữa.
Những khi cảm thấy đói, chúng ta cũng thường uống một chút sữa, nhưng quan niệm như vậy là sai. Trong sữa có chứa đạm cao, giàu protein nên khi sử dụng sữa làm xoa dịu cơn đói sẽ phản tác dụng. Vì protein lúc này không phát huy được vai trò dinh dưỡng của nó. Khi muốn dùng sữa xoa dịu cơn đói tốt nhất nên sử dụng cùng với ăn một chút bánh mì hoặc các thức ăn có chứa tinh bột.
Sữa và thuốc cũng hoàn toàn không nên uống cùng nhau. Vì trong sữa có chứa rất nhiều sắt, canxi và các yếu tố vi lượng khác. Nếu sử dụng thuốc cùng với sữa như thuốc Tetracilin thì sẽ dẫn đến sự hình thành phức hợp ổn định hoặc muối không hoà tan, điều này không những làm giảm giá trị dinh dưỡng của sữa mà còn làm giảm hiệu quả của thuốc.
Nhiều người nghĩ rằng uống sữa càng pha đặc càng có lợi cho sức khoẻ vì cho rằng cách đó khiến cơ thể sẽ hấp thu được càng nhiều dinh dưỡng. Đây cũng thực sự là một sai lầm. Pha sữa quá đặc là nguyên nhân gây nên bệnh tiêu chảy hoặc táo bón do bộ máy tiêu hoá phải hấp thu một lượng dưỡng chất quá lớn.
Một số bà mẹ còn pha sữa vào cháo vì nghĩ sẽ tăng thêm dinh dưỡng, điều này cũng không đúng. Vì khi pha sữa với nước cháo có thể làm cho trẻ chậm tiêu hóa do cơ quan nội tạng của trẻ còn yếu ớt, không chịu được những áp lực quá lớn, nhất là trẻ dưới 6 tháng tuổi. Khi pha sữa vào nước cháo, các chất dinh dưỡng trong hai thứ này được pha vào bổ sung lẫn nhau, khiến nồng độ dinh dưỡng tăng cao, làm vượt quá khả năng hấp thu dinh dưỡng của trẻ.
Theo Vnmedia
Giấm táo có một số lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng tiềm ẩn những tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách.
Hiện nay nhiều người thấy công dụng của chanh đã dùng nước chanh hàng ngày với hy vọng sức khỏe sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, việc sử dụng chanh cũng cần phù ...
Sữa chua chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và lợi khuẩn tốt cho sức khoẻ chúng ta. Đối với người già, sử dụng sữa chua còn có thể giúp giảm một số tình trạng bệnh.
Tự sử dụng và một số sai lầm phổ biến khác trong việc dùng thuốc giảm cân gây ra nhiều hậu quả với sức khỏe.
Sữa chua Hy Lạp ngày càng trở nên phổ biến vì giá trị dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, các sản phẩm từ sữa, bao gồm cả sữa chua Hy Lạp trên thị ...
Trên thế giới, xu hướng sử dụng thực phẩm bổ sung ngày càng tăng, trong đó có Việt Nam do tâm lý loại thực phẩm này có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, thực phẩm ...
Bột sắn dây là thực phẩm quen thuộc của nhiều gia đình trong mùa hè. Loại bột này không chỉ có giá trị dinh dưỡng, chế biến được nhiều món ăn ngon mà còn có ...
Dầu, mỡ là thực phẩm rất giàu năng lượng so với các loại thực phẩm khác. Tuy nhiên, ngày nay nhiều cha mẹ lo sợ con béo phì nên khi chế biến các món ăn cho trẻ ...
baophutho.vn Các bác sĩ Khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa thị xã Phú Thọ vừa phẫu thuật thành công thay khớp háng bán phần cho 2 cụ bà 87 tuổi và 97 tuổi. Đây...
Nghệ là loại gia vị siêu đặc biệt bởi những công dụng với sức khỏe. Tham khảo một số cách thêm nghệ vào các món ăn để tăng cường lợi ích từ nghệ.
Nhiệt độ thấp hơn, ít hoạt động của người và xe cộ hơn cũng như sự yên tĩnh khiến buổi tối trở thành thời điểm lý tưởng để tập thể dục.
Năm 2013, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cần phải tập trung giảm tối đa các ca tử vong mẹ, tử vong sơ sinh.
Đau đầu là một triệu chứng rất thường gặp, nhất là đối với những người làm việc văn phòng, gây cho chúng ta cảm giác mệt mỏi, khó chịu.
Củ cải là món ăn không thể thiếu của rất nhiều gia đình trong mùa đông, với nhiều cách chế biến: muối dưa, luộc, kho với thịt, xào với trứng hoặc thịt, nấu canh, làm gỏi...
Củ cải là món ăn không thể thiếu của rất nhiều gia đình trong mùa đông, với nhiều cách chế biến: muối dưa, luộc, kho với thịt, xào với trứng hoặc thịt, nấu canh, làm gỏi...
Văn phong khoa học mà lại lả lướt, dí dỏm, dễ đọc, dễ tiếp thu… cuốn sách của GS Nguyễn Chấn Hùng thực sự hay, bổ ích...