{title}
{publish}
{head}
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (1890-1969) không chỉ là một lãnh tụ vĩ đại của phong trào cách mạng Việt Nam mà còn là một nhà thơ, nhà văn kiệt xuất trong nền văn học nước nhà. Người xác định, văn chương là vũ khí sắc bén để đấu tranh cách mạng và cũng là phương tiện rất hữu hiệu để động viên chiến sĩ, đồng bào.
Bác Hồ ở Chiến khu Việt Bắc. Ảnh tư liệu
Trong cả cuộc đời, Bác Hồ không bao giờ tự nhận mình là nhà văn, nhà thơ, mà chỉ nhận là người bạn của văn nghệ sĩ. Mở đầu cuốn Nhật ký trong tù, Người viết “Lão phu nguyên ái bất ngâm thi”, Nam Trân dịch là: “Ngâm thơ ta vốn không ham”; nhưng không có nghĩa là Người không yêu thích văn học nghệ thuật. Người từng trả lời những nhà báo nước ngoài đầu năm 1946 như sau: “Tôi chỉ có một ham muốn tột bậc là làm sao cho nước hoàn toàn độc lập, dân được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” nên đã dồn tất cả sức lực và trí tuệ cho sự nghiệp cứu nước, cứu dân và trở thành nhà chính trị, nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc.
Trong hoạt động cách mạng, Người nhận thấy, văn chương, báo chí là một vũ khí lợi hại, sắc bén phục vụ hiệu quả cho cách mạng. Năm 1951, trong thư gửi các họa sĩ tại Đại hội Văn hóa nghệ thuật ở chiến khu Việt Bắc, Bác viết: “Văn hóa, nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sỹ trên mặt trận ấy”. Người đã nắm lấy, mài sắc văn chương bằng nhiệt tình cách mạng và đã trở thành nhà văn, nhà thơ ngoài dự định.
Sinh thời, Bác luôn quan tâm đến cách viết. Bác luôn nhắc nhở cán bộ tuyên truyền: “Trước khi viết cần trả lời cho được những câu hỏi: Viết cho ai? Viết cái gì? Viết để làm gì? Sau đó mới xem xét viết như thế nào?”.
Trang bìa cuốn “Ngục trung nhật ký” (Nhật ký trong tù),Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong thời gian bị giam giữ tại nhà tù tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc năm 1942-1943.
Trong sự nghiệp văn học nghệ thuật, văn xuôi của Người chiếm phần lớn với những tác phẩm chính luận. Văn chính luận của Bác ngắn gọn, súc tích, chặt chẽ, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp; bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hóa, gắn lý luận với thực tiễn; đa dạng, thấu tình, đạt lý, nhưng không kém phần đanh thép, mạnh mẽ và hùng hồn. Người sáng tác để tấn công trực diện kẻ thù. Những tác phẩm Bác để lại không chỉ quý giá về lịch sử mà còn có giá trị văn học nghệ thuật, mang tính thời sự sâu sắc nên dễ đi vào lòng người.
Nhà thơ Tố Hữu từng chia sẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng nhưng không bao giờ mang khẩu khí to tát. Bác thường nói đến những điều nhỏ bé nhưng lại mang hàm ý lớn lao. Cũng như mọi người, Bác luôn nói đến mọi chuyện bình thường, không xa lạ, như thơ từng viết “việc quân, việc nước đã bàn; xách bương dắt trẻ ra vườn hái rau” và nhấn mạnh: “Thơ Bác là sự kết hợp văn hóa dân tộc với thế giới một cách nhuần nhuyễn, kết hợp hài hòa chất dân gian và bác học, chịu ảnh hưởng của Đường thi. Thơ Bác mang phong vị dân ca và Đường thi, ít có xu hướng phương Tây; còn thơ chữ Hán của Người lại rất hàm súc, ít lời nhưng đa nghĩa.
Thơ Bác rất gần với thực, một sự thực lịch sử sinh động với ý thức làm sống dậy không khí đương thời của phong trào cách mạng. Thơ Bác về chiến khu, cách mạng sẽ còn giữ lại giá trị lâu dài mãi mãi.
Các nhà nghiên cứu đã sưu tầm được trên 250 bài thơ Bác viết, trong đó có hơn 100 bài thơ chữ Hán, một con số có ý nghĩa, đủ để khẳng định Hồ Chí Minh là một nhà thơ thực thụ. Thơ ca được Bác sáng tác chủ yếu từ khi về nước (năm 1941) cho đến cuối đời, tiêu biểu cho sáng tác trước cách mạng Tháng Tám năm 1945 là tậpNhật kí trong tù.
Nhật kí trong tùsáng tác từ tháng 8/1942 - 9/1943, khi Người bị bắt giam trong nhiều nhà tù của Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây (Trung Quốc). Dù bị giải qua gần 30 nhà lao của 13 huyện mà không hề được xét xử; trải qua biết bao gian khổ của cuộc sống tù nhân, Bác vẫn làm thơ và sáng tác được hơn 130 bài thơ chữ Hán đậm nét Đường thi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc tại Bắc Bộ Phủ năm 1946. Ảnh tư liệu
Nhật kí trong tùlà cuốn nhật ký bằng thơ được viết theo nhiều bút pháp: khi tả thực, khi trữ tình, khi hướng ngoại khi hướng nội, lúc hiện thực, lúc lãng mạn, khi hài hước, lúc mỉa mai châm biếm; nhưng đã ghi lại tâm tư tình cảm của Người trong suốt “mười bốn trăng tê tái gông cùm”.
Ngoài thể hiện bức tranh về chế độ nhà tù bất công tàn ác, vô nhân đạo thời Tưởng Giới Thạch, tập thơ đã chân thực ghi lại bộ mặt thật của các nhà tù Quốc dân đảng và sức hấp dẫn kỳ diệu của thơ Bác là ở vẻ đẹp tâm hồn chính là bức chân dung tự hoạ con người tinh thần của Bác, một chiến sĩ cộng sản kiên cường. Đó cũng là vẻ đẹp của tâm hồn lớn với lòng yêu nước thiết tha, khao khát tự do và tình yêu thương nhân loại; bộc lộ một tâm hồn của một nghệ sĩ tài hoa mang cốt cách cổ điển phương Đông.
Nhật kí trong tù đã tỏa sáng của một trí tuệ, một tầm tư tưởng lớn của nhân sinh quan trong nhìn nhận về hiện thực cuộc đời và con người. Đó là tầm nhìn rộng mở cả về chiều hướng vận động của cuộc sống, bởi vậy lúc nào Bác cũng lạc quan, tin tưởng vững chắc vào tương lai như “Sự vật vần xoay đà định sẵn/ Hết mưa là nắng hửng lên thôi/.../ Hết khổ là vui vốn lẽ đời”. (Bản dịch của Nam Trân).
Từ cảnh ngộ bản thân, Bác đã chiêm nghiệm, đúc kết và rút ra được những bài học đạo đức, rèn luyện phẩm chất ý chí, nghị lực để vươn lên đạt mục đích cuộc đời: như “Gạo đem vào giã bao đau đớn/ Gạo giã xong rồi trắng tựa bông/ Sống ở trên đời người cũng vậy/ Gian nan rèn luyện mới thành công”.
Trí tuệ Hồ Chí Minh còn biểu hiện ở chỗ, Người đề ra tuyên ngôn cho thơ ca và văn học cách mạng theo triết lý: “Hiện đại thi trung ưng hữu thiết/ Thi gia dã yếu hội xung phong” được dịch là: “Nay ở trong thơ nên có thép/ Nhà thơ cũng phải biết xung phong”.
Nhật ký trong tùtỏa sáng một dũng khí lớn, đó là chất thép ngời sáng, là ý chí kiên định, nghị lực lớn lao, bền bỉ, phi thường, một bản lĩnh và khí phách hiên ngang của tinh thần bất khuất.
Nhật ký trong tù là bức chân dung con người tinh thần của Bác, một bậc đại nhân, đại trí, đại dũng .Tất cả đều bắt nguồn từ một tâm hồn yêu nước, một cốt cách nghệ sĩ và là một tư thế văn hoá lớn.
Ngoài Nhật ký trong tù, khi nghiên cứu thơ Bác, các nhà phân tích đều phải kể đến chùm tác phẩm bao gồm những bài ca tuyên truyền vận động cách mạng của những năm 40 của thế kỷ XX và cả thời kì hoạt động bí mật như Du kích ca, Ca sợi chỉ, Ca dân cày, Ca binh lính, Ca công nhân, Ca thiếu nhi,... với đặc điểm chung là rất giản dị, mộc mạc, dễ hiểu, mang phong vị thơ ca dân gian, nhưng lại có tác dụng tuyên truyền, cổ vũ nhân dân hiệu quả và thiết thực.
Ngoài ra cần phải kể đến, những bài thơ chữ Hán và tiếng Việt mang tính chất tức cảnh, thể hiện tinh thần lạc quan, tình yêu thiên nhiên, đất nước như Thượng sơn, Đăng Sơn, Nguyên tiêu, Báo tiệp, Tặng Bùi Công, Tức cảnh Pắc Bó, Cảnh khuya, Đi thuyền trên sông Đáy,.. và những chùm thơ tặng đồng bào thi đua sản xuất và chiến đấu; chùm bài thơ chúc Tết đồng chí đồng bào, thơ thù tiếp và những bài ứng khẩu trong các bài nói chuyện với chiến sĩ, đồng bào...
Giá trị nhất là những vần thơ Bác viết về cảnh thiên nhiên. Nó đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và nỗi lo lắng cho dân cho nước. Tình yêu thiên nhiên, yêu con người và tinh thần lạc quan cách mạng luôn được thể hiện trong những bài thơ này. Những bài thơ tiếng Việt dung dị, mộc mạc, dễ hiểu, đậm phong vị dân gian, nhưng cũng rất sâu sắc, có giá trị tuyên truyền rất hiệu quả.
Đặc biệt những bài thơ tứ tuyệt chữ Hán theo thể ngũ ngôn, thất ngôn lại mang màu sắc cổ thi, uyên thâm, man mác hơi thơ Đường, thơ Tống nhưng rất hàm súc. đã đi vào lòng người rất khó phai mờ.
Theo Lê Thành Ý (Thời báo Văn học nghệ thuật)
“Được học”, “Bà đại sứ”, “Tro tàn của Angela”... là những tác phẩm hay về nghề giáo mà độc giả và các thầy cô nên đọc nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
baophutho.vn Từ ngày 17-18/11, tại sân khấu nhà văn hóa Khu Dù, xã Xuân Sơn, UBND huyện Tân Sơn tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng huyện Tân Sơn.
Ở nước ta, các di tích lịch sử - văn hóa, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể với số lượng rất lớn tồn tại trên phạm vi khắp cả nước đã và đang có nguy cơ xuống cấp hoặc...
Tập ghi chép của tác giả Minh Tự khắc họa nét đẹp trong văn hóa, lối sống của người Huế, được biểu tượng hóa bằng hình ảnh cây hoàng mai, loài cây cảnh đặc trưng trong các nhà vườn Huế.
Sau buổi ra mắt đặc biệt, " Vầng trăng thơ ấu" - bộ phim về thời niên thiếu của Bác Hồ giai đoạn Người theo cha mẹ lần đầu ra Huế sinh sống, sẽ tiếp tục chờ để có cơ hội đến...
(Đọc tập thơ “Phép màu”- Nxb Kim Đồng, 2024 và những bài thơ viết cho thiếu nhi của Trương Thiếu Huyền)
baophutho.vn “Ăn no rồi lại nằm khoèo/Nghe giục trống chèo bế bụng đi xem”
Mới đây, bộ phim thuộc thể loại cổ trang-lãng mạn-kịch tính “Người vợ cuối cùng” do đạo diễn Victor Vũ thực hiện, được giới chuyên môn đánh giá cao khi tạo dựng nên bối cảnh...
Thông điệp sâu sắc nhất mà cuốn sách muốn hướng tới là việc gìn giữ tình hữu nghị giữa các quốc gia vì nền hoà bình chung trên toàn cầu.
Mỗi bộ phim như một lời tri ân tới vị Cha già dân tộc, một chiến sỹ quốc tế lỗi lạc, người đã hy sinh cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam.
“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (viết năm 1981 nhưng đến năm 1984 mới ra mắt công chúng) là một trong những vở kịch đặc sắc nhất, có thể xem là một kiệt tác của nhà soạn kịch đầy...
Cuốn sách "Sài Gòn" là những hồi ức sống động và dữ dội của cậu bé Michael (chính là tác giả của cuốn sách) về Sài Gòn, Việt Nam trong những năm 1963-1965.