{title}
{publish}
{head}
Thông điệp sâu sắc nhất mà cuốn sách muốn hướng tới là việc gìn giữ tình hữu nghị giữa các quốc gia vì nền hoà bình chung trên toàn cầu.
Cuốn sách song ngữ Việt-Anh “Những mảnh ghép quân vương” của tác giả Nguyễn Thị Bích Yến. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Ngày 27/5, cuốn sách song ngữ Anh-Việt “Những mảnh ghép quân vương II” của Tiến sỹ Nguyễn Thị Bích Yến (Yen Platz) chính thức ra mắt tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Cuốn sách do Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông ấn hành, gồm gần 70 bài viết, chia thành 3 phần: “Quân vương,” “Phẩm hạnh toàn cầu” và “Phẩm hạnh dân tộc.”
Đây là phần tiếp nối của “Những mảnh ghép quân vương” xuất bản năm 2019, nhất quán với chủ đích của tác giả từ đầu là nhằm giới thiệu, lưu lại những tư tưởng, tình cảm, sự cống hiến, quan điểm... của những người có tầm ảnh hưởng – nhà vua/quân vương, nguyên thủ, chính khách, các nhà trí thức khoa học, doanh nhân, văn nghệ sỹ, những người nổi tiếng từ hơn 40 quốc gia và các tổ chức quốc tế trên thế giới.
Các nhân vật quốc tế trong sách có thể kể đến Đại sứ Sean Doyle, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam nhiệm kỳ 2007-2011; nhà văn Alessandro Baricco (Italy); ngôi sao Hollywood Arnold Schwarzenegger (Mỹ); nữ minh tinh Emmanuelle Béart (Pháp)...
Tác giả cũng khắc họa chân dung những người Việt mang “phẩm hạnh quân vương” như: Giáo sư Tạ Ngọc Tấn; doanh nhân Phạm Nhật Vượng; nhạc sỹ Đặng Ngọc Long...
Thông điệp sâu sắc nhất mà cuốn sách muốn hướng tới là việc gìn giữ tình hữu nghị giữa các quốc gia vì nền hoà bình chung trên toàn cầu.
Ngày 19/5, cuốn sách ra mắt bạn đọc Hàn Quốc tại Hội thảo quốc tế: Hòa bình-Di nguyện của tổ tiên được tổ chức ở Trường Đại học Sejong, Seoul. Tác giả Bích Yến đứng thứ hai từ trái sang. (Ảnh: NVCC)
Mỗi nhân vật như một mảnh ghép có tấm lòng, trí tuệ và khát vọng dân tộc. Nói như các thư tịch cổ mà tác giả đã được đọc hoặc những điều được truyền dạy từ dòng tộc tổ tiên thì đó chính là phẩm hạnh của bậc quân vương.
“Có lẽ, không chỉ các nguyên thủ, quân vương, chính khách, mà hầu hết những người có trách nhiệm, sứ mệnh, trái tim và tấm lòng với cộng đồng xã hội đều đã và đang cố gắng làm tốt công việc của mình, nỗ lực góp phần đảm bảo an toàn, an ninh cho tập thể, cho nhân dân của đất nước mình, cho khu vực và cộng đồng quốc tế,” tác giả chia sẻ.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ, nhà phê bình Văn Giá cho rằng tác giả Bích Yến đã chọn cho mình một lối đi nhất quán: Chỉ quan tâm viết về những “phẩm hạnh quân vương” có ở những con người thuộc vị trí quân vương hoặc những người mang cốt cách quân vương. Đó là những con người có khát vọng phụng sự và cống hiến cho quốc gia, dân tộc, và rộng ra là cho nhân loại trong khả năng tốt nhất có thể.
Theo nhà phê bình Văn Giá, khi viết về các nhân vật, tác giả Bích Yến không dừng ở việc ghi “bia đá bảng vàng” mà quan trọng nhất là khắc họa chân dung tinh thần của họ với những khát vọng, tư tưởng phụng sự quốc gia dân tộc, chia sẻ về những dự định đối với công cuộc chấn hưng đất nước mà họ và các cộng sự đang theo đuổi.
“Có thể nói, mỗi nhân vật trong cuốn sách như một mảnh ghép có tấm lòng, trí tuệ và khát vọng dân tộc. Tinh thần tự hào và tự tôn dân tộc khiến họ không ngừng khát vọng và khẳng định vị thế của mình. Đặc biệt, trong đó, cộng đồng người Việt ở nước ngoài trên khắp các châu lục đã nỗ lực định vị giá trị và phẩm hạnh Việt đặt trong sự tôn trọng, tôn vinh các giá trị, phẩm hạnh của các quốc gia, dân tộc khác,” nhà phê bình Văn Giá viết trong Lời giới thiệu sách./.
Tác giả Nguyễn Thị Bích Yến (Yen Platz) là Tiến sỹ Báo chí học, hiện sinh sống và làm việc tại Cộng hòa Áo. Chị là Hội viên Hiệp hội Báo chí nước ngoài tại Vienna, Cộng hòa Áo. Ngoài ra, chị còn là võ sư, huấn luyện viên và trọng tài Taekwondo. Chị đoạt nhiều giải thưởng văn chương và báo chí trong nước, đã công bố hàng nghìn tác phẩm/sản phẩm báo chí-truyền thông; hàng chục tiểu luận và công trình khoa học chung/riêng trong nước và quốc tế. |
(Vietnam+)
Theo các nhà quản lý, cơ chế chính sách đã cởi mở hơn cho sự hợp tác giữa du lịch và điện ảnh. Nhưng để xúc tiến du lịch Việt thông qua điện ảnh thành công ở “xứ người” lại là...
Khán giả Việt Nam sẽ được thưởng thức một đêm nhạc đỉnh cao của tứ tấu đàn dây nổi tiếng thế giới. Toàn bộ tiền bán vé được dành để ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Mỗi bộ phim như một lời tri ân tới vị Cha già dân tộc, một chiến sỹ quốc tế lỗi lạc, người đã hy sinh cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam.
“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (viết năm 1981 nhưng đến năm 1984 mới ra mắt công chúng) là một trong những vở kịch đặc sắc nhất, có thể xem là một kiệt tác của nhà soạn kịch đầy...
Cuốn sách "Sài Gòn" là những hồi ức sống động và dữ dội của cậu bé Michael (chính là tác giả của cuốn sách) về Sài Gòn, Việt Nam trong những năm 1963-1965.
Những món đồ xưa cũ mang trong mình tiếng nói, nỗi niềm, để khi ta chạm vào là chạm cả một miền ký ức yêu thương.
Đến Đà Lạt vào ngày nắng chói, đôi mắt chị dõi tìm loài hoa gieo thương nhớ, phượng tím. Với chị, lưu luyến nhất vẫn là mùa phượng tím. Mùa này phượng rải sắc tím ngăn ngắt...
Trên trái đất này, không có món quà nào ngọt ngào bằng tình yêu thương của cha mẹ dành cho con. Với tôi, những kỷ niệm về cha luôn là ký ức không thể nào quên.
Trong ký ức của tôi hiện lên khu vườn yên tĩnh có những hàng xoài lúc lỉu quả vàng thơm và những cây vải chi chít quả đỏ chín trên cành. Mùa hạ được gọi về từ những hương quả...
Nhắc đến hai tiếng “giêng hai” là bao kỷ niệm về một thời khốn khó, cơ cực nhưng đầy tình yêu thương trong tôi lại ùa về với biết bao thương nhớ.
Cầm quả thị bạn đồng nghiệp dúi vội vào tay mà mẹ bỗng thấy lòng như có một làn gió mát dịu ùa vào. Một làn gió tươi mới, ngây ngất mùi của tuổi thơ - thứ mùi hương mộc mạc,...
Phố tôi đa số là dân lao động và buôn bán nhỏ lẻ, phố nghèo nhưng vui. Hằng năm cứ đến tất niên thì các gia đình lại gặp nhau bên ly rượu nồng ấm áp, họ mang về cả một kho...