{title}
{publish}
{head}
“Ăn no rồi lại nằm khoèo/Nghe giục trống chèo bế bụng đi xem”
Hát Chèo từ lâu đã “ăn sâu, bám rễ” trong đời sống, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu với người dân ở nhiều làng quê vùng trung du Đất Tổ. Cũng vì thế, không cần đợi đến khi làng có hội, mà trong cuộc sống thường ngày những làn điệu Chèo vẫn vang lên bởi các nghệ nhân "cây nhà lá vườn”, làm cho nhịp sống ở vùng đất trung du thêm sôi động, rộn ràng.
Chèo là loại hình nghệ thuật tổng hợp của dân ca, dân vũ, dân nhạc được người Việt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ sáng tạo ra, biểu hiện qua hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng. Nghệ thuật Chèo được biểu diễn ngẫu hứng, các nghệ nhân thường trải chiếu hát ở sân đình, sân chùa, nơi diễn ra những sinh hoạt tín ngưỡng chung của cộng đồng, nên dân gian thường gọi là chiếu Chèo.
Buổi luyện tập hát Chèo của các thành viên CLB Hát Xoan và hát Chèo xã Minh Côi, huyện Hạ Hòa.
Trước Cách mạng Tháng Tám (1945), làn điệu Chèo ở Phú Thọ thường xuyên được cất lên trong các đêm hội làng, các kỳ tiệc lệ tại đình làng. Người dân tổ chức hát, diễn chèo theo lối “tự biên, tự diễn”. Sau khi đất nước giải phóng, nghệ thuật Chèo vẫn được duy trì tại một số địa phương trong tỉnh.
10 năm qua, Câu lạc bộ (CLB) Hát Xoan và hát Chèo xã Minh Côi, huyện Hạ Hòa ngoài các buổi giao lưu, biểu diễn vào các dịp lễ, tết, hội làng... các thành viên trong đội vẫn thường xuyên luyện tập ôn lại bài hát cũ cho nhuần nhuyễn hoặc tập những bài hát mới, khi thì trải chiếu ở sân đình, sân chùa, lúc lại tập trung ở nhà của thành viên CLB. Các thành viên đều hào hứng hòa mình vào những làn điệu Chèo, nhịp nhàng tay đàn, tay trống. Cứ thế, chiếu Chèo đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống làng quê Minh Côi, góp phần lan tỏa nghệ thuật truyền thống của quê hương, đưa những người dân nơi đây lại gần nhau, thêm gắn kết gần gũi và cho cuộc sống thi vị hơn.
Bà Nguyễn Thị Hoa Lan - Phó Chủ nhiệm CLB cho biết: “CLB ra đời từ rất lâu tuy nhiên sau một thời gian bị mai một đến năm 2014 mới được khôi phục và đi vào hoạt động ổn định với 44 thành viên trong đó có khoảng 25 thành viên tích cực sinh hoạt đều đặn, còn lại là những người cao tuổi tham gia với vai trò “cố vấn”. CLB hoạt động theo hình thức xã hội hóa, tự trang trải kinh phí, tự mua sắm nhạc cụ, đạo cụ và trang phục, biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị của xã đồng thời tham gia các hội thi, hội diễn của huyện, của tỉnh, nhất là hội diễn văn nghệ trong dịp lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ hằng năm".
Không chỉ có Hạ Hòa, hiện nay, nghệ thuật Chèo cũng được thực hành, lan tỏa tại địa bàn một số xã thuộc các huyện như: Tam Nông, Lâm Thao, Thanh Thủy và thành phố Việt Trì. Những người thực hành hát Chèo đều là những cô, bác nông dân, lao động tự do, công nhân, công chức, cán bộ hưu trí... Họ tập hợp nhau lại để duy trì, gìn giữ và truyền dạy, biểu diễn trong cộng đồng.
Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trên địa bàn tỉnh hiện có 11 người thường xuyên truyền dạy nghệ thuật Chèo trong cộng đồng, 65 người tham gia thực hành với khoảng 20 làn điệu được gìn giữ như: Đào liễu, Lới lơ, Luyện năm cung, Đường trường thu không, Đường trường bắn thước, Đường trường trong rừng, Quân tử vu dịch, Sa lệch chênh, Tứ quý, Sắp qua cầu, Tình thư hạ vị, Du xuân, Hát cách...
Dù chưa được lan tỏa rộng rãi như Hát Xoan nhưng hát Chèo cũng được ví như lớp “trầm tích” văn hóa tạo nên hồn cốt của quê hương ở nhiều làng quê, trải qua bao sóng gió cuộc đời, những điệu chèo đã trở thành điểm tựa, nâng đỡ những tâm hồn thuần hậu, chất phác thêm tin yêu cuộc sống.
Đội hát Chèo huyện Thanh Thủy biểu diễn tại đình La Phù, thị trấn Thanh Thủy.
Tuy nhiên, loại hình nghệ thuật này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là việc tìm lớp trẻ kế cận để tiếp tục lưu giữ và phát huy vốn quý của ông cha để lại. Bởi số lượng người truyền dạy, thực hành ít, chủ yếu là những người cao tuổi và thế hệ trung niên, truyền dạy theo hình thức truyền miệng (thầy dạy, trò bắt chước), đối với những người chơi nhạc cụ cũng vậy, người này làm, người khác làm theo. Bên cạnh đó, dàn nhạc dân gian trong sinh hoạt chèo ít địa phương có đầy đủ người chơi nhạc cụ, đến nay chỉ có huyện Hạ Hòa và huyện Thanh Thủy có người chơi nhạc cụ, số lượng nhạc cụ cơ bản đủ để duy trì, biểu diễn gồm: Trống, sáo, nhị, mõ, đàn tam, đàn tứ, đàn bầu... Còn lại các huyện Tam Nông, Lâm Thao và thành phố Việt Trì sử dụng nhạc thu âm sẵn có trên mạng internet để biểu diễn. Người tham gia sinh hoạt loại hình nghệ thuật Chèo cũng gặp nhiều khó khăn về kinh phí, vì các CLB đều chủ yếu hoạt động theo hình thức xã hội hóa, tự trang trải kinh phí, tự mua sắm nhạc cụ, đạo cụ và trang phục biểu diễn.
Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đệ trình UNESCO xem xét, đưa di sản văn hóa phi vật thể “Nghệ thuật Chèo” (thuộc các tỉnh Phú Thọ, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Nội và Hải Phòng) vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Điều đó đã khẳng định những giá trị độc đáo, đặc sắc của loại hình nghệ thuật này đồng thời là sự ghi nhận cho những cố gắng, nỗ lực của người dân Phú Thọ trong việc bảo tồn, phát huy nghệ thuật Chèo.
Để chiếu Chèo tiếp tục ngân vang trong xã hội hiện đại ngày nay cần nhiều hơn nữa sự quan tâm của các cấp, ngành để những người theo nghề yên tâm hoạt động, cống hiến và để những điệu chèo mãi ngân vang trong đời sống người dân vùng Đất Tổ.
Thu Hương
“Được học”, “Bà đại sứ”, “Tro tàn của Angela”... là những tác phẩm hay về nghề giáo mà độc giả và các thầy cô nên đọc nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
baophutho.vn Từ ngày 17-18/11, tại sân khấu nhà văn hóa Khu Dù, xã Xuân Sơn, UBND huyện Tân Sơn tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng huyện Tân Sơn.
Mới đây, bộ phim thuộc thể loại cổ trang-lãng mạn-kịch tính “Người vợ cuối cùng” do đạo diễn Victor Vũ thực hiện, được giới chuyên môn đánh giá cao khi tạo dựng nên bối cảnh...
Thông điệp sâu sắc nhất mà cuốn sách muốn hướng tới là việc gìn giữ tình hữu nghị giữa các quốc gia vì nền hoà bình chung trên toàn cầu.
Mỗi bộ phim như một lời tri ân tới vị Cha già dân tộc, một chiến sỹ quốc tế lỗi lạc, người đã hy sinh cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam.
“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (viết năm 1981 nhưng đến năm 1984 mới ra mắt công chúng) là một trong những vở kịch đặc sắc nhất, có thể xem là một kiệt tác của nhà soạn kịch đầy...
Cuốn sách "Sài Gòn" là những hồi ức sống động và dữ dội của cậu bé Michael (chính là tác giả của cuốn sách) về Sài Gòn, Việt Nam trong những năm 1963-1965.
Những món đồ xưa cũ mang trong mình tiếng nói, nỗi niềm, để khi ta chạm vào là chạm cả một miền ký ức yêu thương.
Đến Đà Lạt vào ngày nắng chói, đôi mắt chị dõi tìm loài hoa gieo thương nhớ, phượng tím. Với chị, lưu luyến nhất vẫn là mùa phượng tím. Mùa này phượng rải sắc tím ngăn ngắt...
Trên trái đất này, không có món quà nào ngọt ngào bằng tình yêu thương của cha mẹ dành cho con. Với tôi, những kỷ niệm về cha luôn là ký ức không thể nào quên.
Trong ký ức của tôi hiện lên khu vườn yên tĩnh có những hàng xoài lúc lỉu quả vàng thơm và những cây vải chi chít quả đỏ chín trên cành. Mùa hạ được gọi về từ những hương quả...
Nhắc đến hai tiếng “giêng hai” là bao kỷ niệm về một thời khốn khó, cơ cực nhưng đầy tình yêu thương trong tôi lại ùa về với biết bao thương nhớ.