{title}
{publish}
{head}
Mỗi bộ phim như một lời tri ân tới vị Cha già dân tộc, một chiến sỹ quốc tế lỗi lạc, người đã hy sinh cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam.
Một cảnh trong phim “Thầu Chín ở Xiêm” do diễn viên Mạnh Trường đóng chính. (Ảnh: NSX)
Bảy bộ phim là bảy câu chuyện ở các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh, trải dài suốt sự nghiệp cách mạng của Người.
Nhân dịp 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024), Báo Điện tử VietnamPlus xin giới thiệu 7 bộ phim truyện điện ảnh khắc họa chân dung Người.
1. "Hẹn gặp lại Sài Gòn" (đạo diễn: Long Vân, kịch bản: Sơn Tùng, 1990) “Hẹn gặp lại Sài Gòn” là phim điện ảnh đầu tiên về Bác Hồ, được sản xuất nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người. Phim kể về thời gian người thanh niên Nguyễn Tất Thành từ khi còn sống với gia đình tại Huế đến khi tới Sài Gòn để tìm cách ra nước ngoài, đi tìm đường cứu nước.
Vào thời điểm ra mắt, bộ phim mang đến hình ảnh sinh động và đầy cảm xúc về vị lãnh tụ thời trẻ. “Hẹn gặp lại Sài Gòn” đã góp phần truyền cảm hứng, mở đầu cho những phim tiếp theo về hành trình cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Do điều kiện eo hẹp, đạo diễn Long Vân cùng một số thành viên đoàn phim đã không nhận thù lao để đóng góp cho công tác sản xuất. Nghệ sỹ Nhân dân Tiến Hợi đóng vai chính. Ông được coi là người đóng tốt nhất vai Bác Hồ, sau bộ phim ông còn tiếp tục vào vai Bác nhiều lần trên sân khấu kịch nói.
Diễn viên Tiến Hợi (trái) đóng vai chính trong phim. (Ảnh: NSX)
2. "Hà Nội mùa Đông năm 46" (đạo diễn: Đặng Nhật Minh, kịch bản: Đặng Nhật Minh, Hoàng Nhuận Cầm, 1997)
“Hà Nội mùa Đông năm 46” là một phim của đạo diễn Đặng Nhật Minh, từng ra mắt tại Liên hoan Phim Quốc tế Toronto. Chuyện phim chủ yếu diễn ra tại Hà Nội và Hải Phòng, trước thời điểm Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, quân dân Hà Nội bước vào 60 ngày đêm lịch sử.
Từ Bắc Bộ Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những ứng xử mềm mỏng, khéo léo nhằm tránh gây leo thang căng thẳng giữa Việt Nam và Pháp. Vai của Bác trong phim do nghệ sỹ Tiến Hợi thể hiện.
Nghệ sỹ Tiến Hợi vào vai Bác Hồ trong "Hà Nội mùa đông năm 46." (Ảnh: NSX)
3. "Nguyễn Ái Quốc ở Hong Kong" (đạo diễn: Nguyễn Khắc Lợi, Viên Thế Kỷ - Trung Quốc, kịch bản: Hữu Mai, 2003)
Phim kể về hành trình bôn ba nước ngoài của Bác Hồ, từ Hong Kong tới Thượng Hải, rồi tìm đường sang Liên Xô để tránh sự săn lùng của mật thám Pháp cũng như chính quyền Tưởng Giới Thạch.
Điểm nhấn lớn nhất trong phim vẫn là những chi tiết sâu sắc về tình người, tình yêu với quê hương đất nước, thông qua vụ việc thực dân Anh cố tình khép tội cho Nguyễn Ái Quốc để giao lại cho người Pháp ở Đông Dương xét xử.
Nghệ sỹ Nhân dân Trần Lực thủ vai lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Màn thể hiện ấn tượng đã mang về cho anh giải Nam diễn viên được yêu thích nhất ở giải Mai Vàng năm 2003. Phim thắng giải Đặc biệt tại Liên hoan Phim Việt Nam lần 14 và giải Đặc biệt tại Giải Cánh diều 2003.
Một cảnh trong phim “Nguyễn Ái Quốc ở Hong Kong.“ (Ảnh: NSX)
4. "Vượt qua bến Thượng Hải" (đạo diễn: Triệu Tuấn, Phạm Đông Vũ - Trung Quốc, kịch bản: Hà Phạm Phú, Lê Ngọc Minh, Giả Phi, 2010)
Đây được coi như phần tiếp theo của “Nguyễn Ái Quốc ở Hong Kong.” Phim cũng được đầu tư mức khoảng 15 tỷ đồng, trong đó có 11 tỷ từ ngân sách Nhà nước.
Tránh được sự săn lùng ráo riết tại Hong Kong, Nguyễn Ái Quốc tới Thượng Hải và dẫn đầu phong trào đấu tranh cách mạng của người Việt tại đây. Trong phim có cả nhân vật y tá Phương Thảo, người luôn ở bên chăm sóc và dành tình cảm cho Nguyễn Ái Quốc.
Do Trần Lực bận làm đạo diễn một phim khác nên Minh Hải vào vai thay. Diễn viên này do đích thân đạo diễn Phạm Đông Vũ chọn lựa. Cả phim và diễn viên mới đều được đón nhận và quan tâm.
Diễn viên Minh Hải (phải) thể hiện hình tượng Nguyễn Ái Quốc. (Ảnh: NSX)
5. "Nhìn ra biển cả" (đạo diễn: Vũ Châu, kịch bản: Nguyễn Thị Hồng Ngát, 2010)
“Nhìn ra biển cả” được làm nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và tiếp tục là một phim khai thác thời trẻ của Người (giai đoạn ngắn từ 1910-1911).
Thời gian này Nguyễn Tất Thành là học sinh trường Quốc học Huế. Do tình nguyện làm thông ngôn cho bà con nông dân, tiểu thương biểu tình chống sưu cao thuế nặng của thực dân Pháp và chính quyền phong kiến mà Người bị buộc thôi học.
Phim cũng khắc họa được những mối quan hệ thân thiết giữa chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành và những người cộng sự, giữa thầy và trò khi Người dạy ở trường Dục Thanh. Tất cả nhằm dẫn đến quyết định ra đi tìm đường cứu nước sau này.
Diễn viên Nguyễn Minh Đức trong vai Nguyễn Tất Thành, người thầy giáo trẻ giàu nhiệt huyết. (Ảnh: NSX)
6. "Thầu Chín ở Xiêm" (đạo diễn: Bùi Tuấn Dũng, kịch bản: Đinh Thiên Phúc, 2015)
Phim ra đời nhân kỷ niệm 85 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, kể về giai đoạn hoạt động chính trị của Bác Hồ tại Thái Lan giai đoạn 1928-1929.
Sau 17 năm hoạt động ở nhiều quốc gia, Bác đến Xiêm và lấy mật danh Thầu Chín. Tại đây Bác xây dựng cơ sở cách mạng và hợp nhất ba tổ chức cộng sản (Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn). Cùng thời gian, Người còn tiếp cận hội người Việt để tuyên truyền về chủ nghĩa Mác-Lênin, kêu gọi tinh thần đoàn kết và yêu nước, sẵn sàng cho cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc.
Diễn viên Mạnh Trường đóng vai Bác Hồ. Đạo diễn Bùi Tuấn Dũng chọn anh vì có đôi mắt sáng và giàu biểu cảm, toát ra thần thái Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mạnh Trường cho biết anh phải giảm 6kg để vào vai Bác.
Nguyễn Mạnh Trường đóng vai chính trong "Thầu Chín ở Xiêm." (Ảnh: NSX)
7. "Nhà tiên tri" (đạo diễn: Vương Đức, kịch bản: Hoàng Nhuận Cầm, 2015)
Cùng ra mắt trong năm 2015 còn có phim “Nhà tiên tri,” có Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Bài Bình đảm nhận vai chính, nhưng lại do diễn viên Tiến Hợi lồng tiếng.
Phim có 2 tuyến nội dung: Những ngày “nằm gai nếm mật” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Chiến khu Việt Bắc (1947-1950) và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1947-1955).
Trong vai Bác Hồ, diễn viên Bùi Bài Bình muốn gửi cho khán giả trẻ thông điệp về lòng biết ơn những thế hệ đi trước đã ngã xuống để bảo vệ độc lập tự do cho dân tộc./.
“Nhà tiên tri” tái hiện giai đoạn lịch sử từ năm 1947–1950 khi Bác Hồ đang “nằm gai nếm mật” ở Việt Bắc. (Ảnh: NSX)
(Vietnam+)
baophutho.vn Tối 22/11, tại sân khấu Bảo tàng Hùng Vương (thành phố Việt Trì), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật...
“Được học”, “Bà đại sứ”, “Tro tàn của Angela”... là những tác phẩm hay về nghề giáo mà độc giả và các thầy cô nên đọc nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (viết năm 1981 nhưng đến năm 1984 mới ra mắt công chúng) là một trong những vở kịch đặc sắc nhất, có thể xem là một kiệt tác của nhà soạn kịch đầy...
Cuốn sách "Sài Gòn" là những hồi ức sống động và dữ dội của cậu bé Michael (chính là tác giả của cuốn sách) về Sài Gòn, Việt Nam trong những năm 1963-1965.
Những món đồ xưa cũ mang trong mình tiếng nói, nỗi niềm, để khi ta chạm vào là chạm cả một miền ký ức yêu thương.
Đến Đà Lạt vào ngày nắng chói, đôi mắt chị dõi tìm loài hoa gieo thương nhớ, phượng tím. Với chị, lưu luyến nhất vẫn là mùa phượng tím. Mùa này phượng rải sắc tím ngăn ngắt...
Trên trái đất này, không có món quà nào ngọt ngào bằng tình yêu thương của cha mẹ dành cho con. Với tôi, những kỷ niệm về cha luôn là ký ức không thể nào quên.
Trong ký ức của tôi hiện lên khu vườn yên tĩnh có những hàng xoài lúc lỉu quả vàng thơm và những cây vải chi chít quả đỏ chín trên cành. Mùa hạ được gọi về từ những hương quả...
Nhắc đến hai tiếng “giêng hai” là bao kỷ niệm về một thời khốn khó, cơ cực nhưng đầy tình yêu thương trong tôi lại ùa về với biết bao thương nhớ.
Cầm quả thị bạn đồng nghiệp dúi vội vào tay mà mẹ bỗng thấy lòng như có một làn gió mát dịu ùa vào. Một làn gió tươi mới, ngây ngất mùi của tuổi thơ - thứ mùi hương mộc mạc,...
Phố tôi đa số là dân lao động và buôn bán nhỏ lẻ, phố nghèo nhưng vui. Hằng năm cứ đến tất niên thì các gia đình lại gặp nhau bên ly rượu nồng ấm áp, họ mang về cả một kho...
Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và cũng là nơi tình yêu không bao giờ kết thúc. Gia đình, hai tiếng thiêng liêng ấy được thể hiện qua các mối quan hệ gắn kết bền chặt giữa...