{title}
{publish}
{head}
Thủ tướng Đức và Tổng thống Pháp đã thống nhất rằng châu Âu cần hỗ trợ nhiều hơn cho nền kinh tế và ngành công nghiệp để có thể bắt kịp sự cạnh tranh của Trung Quốc và Mỹ.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) và Thủ tướng Đức Olaf Scholz. (Nguồn: dpa)
Theo phóng viên TTXVN tại CHLB Đức, kết thúc chuyến thăm cấp nhà nước ba ngày tới Đức, ngày 28/5, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gặp Thủ tướng Đức Olaf Scholz để hội đàm tại Lâu đài Meseberg, nhà khách chính phủ liên bang gần Berlin.
Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về một chương trình nghị sự hướng tới tăng trưởng và nâng cao khả năng cạnh tranh của Liên minh châu Âu (EU) trong đó việc thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) ở Châu Âu đóng một vai trò quan trọng.
Trong một bài bình luận chung dành cho khách mời của tờ Thời báo Tài chính Anh (Financial Times) được đăng ngày 28/5, Thủ tướng Đức và Tổng thống Pháp đã thống nhất rằng châu Âu cần hỗ trợ nhiều hơn cho nền kinh tế và ngành công nghiệp để có thể bắt kịp sự cạnh tranh của Trung Quốc và Mỹ.
Ngoài AI, công nghệ lượng tử, du hành vũ trụ và đổi mới công nghệ xanh cũng là trung tâm của “chính sách công nghiệp đầy tham vọng” ở châu Âu.
Các thỏa thuận hợp tác song phương được ký kết
Là một phần của chuyến thăm cấp nhà nước, Đức và Pháp đã ký một số thỏa thuận nhằm mở rộng hợp tác song phương trong các lĩnh vực công nghệ trong tương lai. Hiệp hội Fraunhofer, tổ chức gồm 76 viện nghiên cứu khắp nước Đức, mỗi viện tập trung vào một lĩnh vực khoa học ứng dụng cụ thể, và tổ chức nghiên cứu CEA của Pháp muốn bắt đầu các dự án chung trong lĩnh vực vi điện tử và công nghệ lượng tử, công nghệ hydro và pin.
Tại chi nhánh của Fraunhofer ở Dresden, Tổng thống Macron đã tham gia thảo luận với các doanh nhân về chủ đề AI. Ông kêu gọi châu Âu tăng cường năng lực sản xuất chip điện tử để giảm bớt sự phụ thuộc. EU cũng cần tập trung hơn vào ứng dụng AI trong các lĩnh vực như y tế hay giao thông.
Trong bài viết đăng trên tờ Financial Times, Thủ tướng Scholz và Tổng thống Macron cũng một lần nữa kêu gọi thành lập một liên minh thị trường vốn để có thêm dòng tiền tư nhân cho các dự án đầu tư vào chuyển đổi xanh và kỹ thuật số của nền kinh tế. Họ cũng lên tiếng ủng hộ việc tăng cường sức mạnh tài chính của EU.
Hai nhà lãnh đạo cho rằng ngân sách EU phải trở nên độc lập hơn với sự phân bổ quốc gia và cũng có thể được tài trợ một phần thông qua doanh thu thuế của chính mình.
Ngân sách và thương mại vẫn là điểm nghẽn
Khi đề cập đến những điểm vướng mắc giữa Đức và Pháp như việc gia tăng các khoản nợ chung mới ở EU, bài báo trên tờ Financial Times không đưa ra dấu hiệu nào cho thấy mối quan hệ hợp tác đã được cải thiện.
Về chủ đề chính sách thương mại cũng gây tranh cãi, hai nhà lãnh đạo viết một cách mơ hồ về “các hiệp định thương mại tự do công bằng” sẽ “thúc đẩy lợi ích của EU.”
Đức muốn hoàn tất thỏa thuận Mercosur với Nam Mỹ nhưng Tổng thống Macron lại ngăn cản. Tổng thống Pháp cũng kêu gọi hành động cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, trong khi Thủ tướng Đức tỏ ra hoài nghi về các biện pháp như đánh thuế ô tô điện Trung Quốc nhập khẩu vào châu Âu.
Thủ tướng Scholz và Tổng thống Macron đã gặp nhau vào chiều ngày 28/5 để hội đàm song phương, sau đó là họp báo chung. Buổi tối sẽ diễn ra các cuộc đàm phán phạm vi rộng hơn về chính sách an ninh và quốc phòng cũng như Hội đồng Bộ trưởng Đức-Pháp.
Giới chức ở Berlin cho biết mục đích của cuộc họp là Pháp và Đức muốn “tham gia ở cấp độ Châu Âu trong việc chuẩn bị chương trình nghị sự cho nhiệm kỳ mới của Ủy ban châu Âu.”
Các cuộc thảo luận ở Meseberg nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác chặt chẽ giữa Đức và Pháp trước những thách thức lớn đối với tương lai ở châu Âu.
Trong bài phát biểu tại quảng trường trước Nhà thờ Đức bà - Frauenkirche ở Dresden ngày 27/5, Tổng thống Macron kêu gọi tăng gấp đôi đầu tư ở Châu Âu. Số tiền bổ sung phải đến từ cả vốn nhà nước và tư nhân. Ông nói: “Châu Âu của chúng ta phải tạo ra một mô hình tăng trưởng mới cho các thế hệ tương lai.”
Trong bài phát biểu, ông Macron cũng nói về mối đe dọa đối với châu Âu do cuộc xung đột Nga-Ukraine gây ra. Ông nói: “Chúng ta đang ở một thời điểm chưa từng có trong lịch sử khi chúng ta cần phải suy nghĩ về an ninh của mình với tư cách là người châu Âu.”
Văn phòng Tổng thống Pháp, Điện Élysée, nhấn mạnh rằng Đức và Pháp gần đây đã xích lại gần nhau hơn trong các vấn đề quốc phòng. Vào cuối tháng Tư, Bộ trưởng Quốc phòng Liên bang Boris Pistorius và người đồng cấp Pháp Sébastien Lecornu đã nhất trí tiếp tục hợp tác trong dự án xe tăng MGCS bị đình trệ từ lâu. Hệ thống chiến đấu trên không FCAS cũng đang có nhiều tiến bộ.
Và có thể còn có tiến triển hơn nữa: Berlin và Paris được cho là đang tiến lại gần nhau hơn trong các cuộc đàm phán về hệ thống phòng thủ tên lửa của châu Âu. Thủ tướng Scholz đã thúc đẩy “Sáng kiến Lá chắn Bầu trời Châu Âu” vào mùa Thu năm 2022, trong đó Pháp không tham gia. Paris đặc biệt không thích việc Berlin dựa vào công nghệ của Mỹ và Israel thay vì hệ thống của các công ty quốc phòng châu Âu.
Nguồn TTXVN
Ngoại trưởng Takeshi Iwaya cho biết Nhật Bản sẵn sàng hợp tác với người đồng cấp mới trong chính quyền của ông Donald Trump, nhằm xây dựng mối quan hệ liên minh vững chắc.
Phó Chủ tịch điều hành phụ trách mảng kỹ thuật số của Ủy ban châu Âu (EC), khẳng định việc quản lý chặt chẽ Booking.com sẽ tạo môi trường kinh doanh công bằng hơn.
Báo cáo mới nhất của Boston Consulting Group (BCG) về lực lượng lao động toàn cầu cho thấy trong 10 năm qua, thủ đô London của Anh luôn được xếp hạng là điểm đến hàng đầu về...
Mục đích của đạo luật này là thúc đẩy triển khai các công nghệ không phát thải cần thiết để đạt được mục tiêu khí hậu của EU, củng cố vị thế dẫn đầu của EU trong lĩnh vực công...
Đức và Pháp, hai nền kinh tế lớn nhất EU, từ lâu đã được coi là động lực của hội nhập châu Âu mặc dù giữa hai nước thường có những khác biệt về chính sách và một số vấn đề.
Trong Giai đoạn 6 của cuộc tổng tuyển cử kéo dài 7 giai đoạn, khoảng 1,14 triệu nhân viên bầu cử sẽ hỗ trợ hơn 111,3 triệu cử tri trên khắp 114.000 điểm bỏ phiếu.
Theo báo cáo, chiếc trực thăng chở Tổng thống Raisi đã giữ nguyên lộ trình đã định trước đó trong suốt chặng đường và không đi chệch khỏi đường bay.
Với việc giá tiêu dùng hiện đã hạ nhiệt, các nhà hoạch định chính sách châu Âu có thể sẽ đi trước trong việc giảm lãi suất tại cuộc họp tiếp theo vào tháng Sáu.
Trong cuộc tập trận, lực lượng tên lửa sẽ thực hành chuẩn bị sử dụng hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander, trong khi lực lượng không quân sẽ thực hành trang bị vũ khí.
WHO tuyên bố tình hình ở Dải Gaza đã vượt quá giới hạn thảm họa, nếu không có thêm viện trợ vào Dải Gaza, tổ chức này không thể duy trì sự hỗ trợ đối với các bệnh viện và cứu...
Theo Phó Tổng thống Iran Mohsen Mansouri, lễ tang cố Tổng thống Ebrahim Raisi sẽ diễn ra ở các thành phố Tabriz, Qom, thủ đô Tehran, Birjand và Mashhad từ ngày 21-23/5.
Nhà máy trị giá 1,5 tỷ USD tại Singapore sẽ đi vào hoạt động trong năm 2029 và sản xuất một loại thuốc chống ung thư đầy hứa hẹn gọi là liên hợp thuốc kháng thể (ADC).