Kỳ 2: Bỏ “lợi ích” lấy “lợi nhuận” ?

Kỳ 2: Bỏ “lợi ích” lấy “lợi nhuận” ?

Tại sao là một sinh vật bé nhỏ sống trong đất, giun đất lại có vai trò lớn với đất trồng? Tại sao người dân lại đổ xô đi bắt giun đất, dùng tới những phương pháp cực đoan như kích điện để săn lùng loài sinh vật này? Tất cả xuất phát từ những lợi ích vật chất mà loài sinh vật này mang lại.

Kỳ 2: Bỏ “lợi ích” lấy “lợi nhuận” ?

Trăm ngàn ích lợi từ giun đất

Giun đất hay trùn đất là một trong những loài sinh vật giúp đất màu mỡ, cây trồng tươi tốt. Thức ăn của giun đất là các mảnh vụn hữu cơ mục nát dễ tìm như xác bã thực vật. Hệ thống tiêu hoá của giun đất rất kì diệu, giúp tập trung các thành phần hữu cơ và chất khoáng từ thức ăn của chúng. Do vậy, chất thải của giun đất là nguồn chất dinh dưỡng tuyệt vời cho cây trồng sinh trưởng và phát triển.

Theo đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật- Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết: Giun đất được ví như “máy cày tự nhiên”. Trong quá trình di chuyển và đào hang sống trong đất, chúng tạo thành các đường mòn, khe hở trong đất. Nhờ đó, nước, không khí và chất dinh dưỡng được lưu thông, phân tán đều trong đất. Hệ thống thoát nước tự nhiên của đất cũng hoạt động tốt hơn. Đất trở nên tơi xốp, thoáng và giàu dưỡng khí, rễ cây hô hấp dễ dàng, hấp thu dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh.

Phân của giun đất cũng tạo môi trường tốt để các loại vi sinh vật hữu ích phát triển. Qua đó tạo ra chất kháng sinh để ngăn chặn các vi sinh vật gây hại cho cây trồng.

Kỳ 2: Bỏ “lợi ích” lấy “lợi nhuận” ?

Phân giun và xác giun kết hợp với hạt đất còn giúp tái tạo keo đất, ổn định nước, lưu giữ độ ẩm và góp phần tái tạo lại lớp đất mặt. Giun để lại phân trong đất, xây dựng lại cấu trúc bề mặt đất. Trong điều kiện thuận lợi chúng sẽ mang lại khoảng 50 tấn phân/ha. Lượng phân giun mỗi năm đủ để tạo thành một lớp đất dày 5mm.

Thạc sĩ Trồng trọt Trần Thành Vinh – Giảng viên khoa Nông Lâm Ngư, Trường Đại học Hùng Vương cho biết thêm: Cách đơn giản nhất để đánh giá sức khoẻ của đất là kiểm tra số lượng giun trong đất. Trong đất màu mỡ, số lượng giun trung bình khoảng từ 300-500 con/m2. Ở những vùng đất kém màu mỡ và chai cứng gần như không tồn tại giun đất, hoặc số lượng rất ít.

Giun đất là loài chỉ thị tự nhiên cho thấy đất có độ tơi xốp, hàm lượng dinh dưỡng cao… Đặc biệt, giun đất rất hữu ích khi người dân muốn phát triển canh tác hữu cơ bởi chúng giúp cải tạo đất trồng mà không cần tác động nhiều - Thạc sĩ Vinh giải thích.

Kỳ 2: Bỏ “lợi ích” lấy “lợi nhuận” ?

Đây chính là lí do vì sao suốt bao đời qua, nền nông nghiệp đất nước ta gắn bó mật thiết với sự phát triển của giun đất. Người nông dân Việt Nam qua nhiều thế hệ đã hiểu được tầm quan trọng của giun đất để bảo vệ loài sinh vật này như “người bạn” thân thiết của nhà nông.

Hành vi kích điện bắt giun đất không chỉ gây nguy cơ tận diệt loài sinh vật này mà còn gây hại cho các vi sinh vật có lợi trong đất. Khi dòng điện được truyền vào đất, không chỉ riêng giun đất mà cả trứng giun, sinh vật có lợi, rễ tơ của cây trồng đều không thể sống sót.

Dù không thể nhìn thấy những tổn thất ngay lập tức bằng mắt thường nhưng nhiều người dân cho biết, mỗi vùng đất bị kích điện để bắt giun cây cối đều héo úa hơn, đất đai cằn cỗi và thiếu tơi xốp rõ rệt.

Kỳ 2: Bỏ “lợi ích” lấy “lợi nhuận” ?

Vì sao "máy cày tự nhiên" bị săn lùng

Nhiều người sục sôi tham gia vào mạng lưới kích điện đánh bắt, thu mua giun đất diện rộng vì mục đích lợi nhuận. Khi mà giá thu mua giun đất của các thương lái nước ngoài cao hơn nhiều so với các loại sinh vật khác. Tại sàn giao dịch trực tuyến Taobao của Trung Quốc, giun đất hay còn gọi là địa long (rồng đất) được giao dịch ở mức giá khoảng từ 2 – 4 triệu đồng/kg khô.

Kỳ 2: Bỏ “lợi ích” lấy “lợi nhuận” ?

Một chủ lò sấy giun tại Thanh Sơn “tận tình” chia sẻ khi phóng viên nhập vai người kích điện bắt giun: Tại Trung Quốc và ngay ở một số nơi tại Việt Nam, giun đất phơi khô được coi là một vị thuốc Đông y sử dụng trong một số bài thuốc quý. Chính bởi lí do này, nhu cầu tìm mua giun đất phơi khô rất lớn. Cầu lớn ắt có cung, khi mà chính phủ Trung Quốc thắt chặt các biện pháp nhằm xử lý nghiêm các hành vi kích điện bắt giun đất từ giữa năm 2022, các thương lái Trung Quốc bắt đầu tìm tới các quốc gia khác để tìm kiếm nguồn hàng.

Kỳ 2: Bỏ “lợi ích” lấy “lợi nhuận” ?

Kỳ 2: Bỏ “lợi ích” lấy “lợi nhuận” ?

Tuy nhiên không phải chỉ đến giờ Phú Thọ mới xuất hiện vấn nạn kích điện bắt giun đất. Từ năm 2019, Báo Phú Thọ đã có loạt phóng sự truyền hình 3 kỳ với nội dung “Kích điện bắt giun đất: Lợi bất cập hại”.

Khi đó, nhóm phóng viên đã thâm nhập và tìm hiểu thông tin từ cơ sở chế biến, thu mua giun lớn tại xã Ngọc Lập, xã Xuân Thuỷ của huyện Yên Lập. Qua một thời gian im ắng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, đến nay những cơ sở này vẫn hoạt động. Nhiều chủ lò sấy trong vùng cho biết đây là các đầu mối thu mua giun lớn nhất trong khu vực huyện Yên Lập và các huyện lân cận.

Điều này góp phần lý giải vì sao Yên Lập là huyện có số lượng cơ sở thu mua, chế biến giun lớn hơn nhiều so với các địa phương khác – theo thống kê cuả Sở NN&PTNT là khoảng 15 cơ sở. Trong khi đó, con số của các địa phương toàn tỉnh mà ngành nông nghiệp tạm thống kê chỉ là 20 cơ sở.

Sự vận hành thầm lặng của hệ thống thương lái thu mua giun đất tại huyện Yên Lập nói riêng và trên địa bàn nhiều địa phương khác nói chung suốt những năm qua đã tạo ra một thị trường “cắm rễ” sâu tại địa phương. Bởi vì thế, hoạt động kích điện bắt giun đất vẫn âm ỉ và chỉ đợi tới dịp để phát triển như “nấm sau mưa” như hiện nay.

Khi mà lợi nhuận vẫn là ưu tiên hàng đầu của một số bộ phận người dân, thì con giun đất dù mang lại trăm ngàn lợi ích vẫn sẽ bị tận diệt bằng hành vi kích điện khi nó là loại hàng có giá trị, dễ săn lùng, sẵn có trong tự nhiên và không có khả năng chống trả khi bị kích điện đánh bắt.

"Cuộc chiến" bảo vệ giun đất sẽ tiếp tục được Báo Phú Thọ phân tích ở Kỳ 3: "Quy ước" bảo vệ giun đất.

>>> "Cuộc chiến" bảo vệ giun đất. Kỳ 1: Không từ thủ đoạn

Trà My

5:25:08:2023:10:16 GMT+7

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM