{title}
{publish}
{head}
Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với họa sĩ Phan Ngọc Khuê - nhà nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam tổ chức nhằm lan tỏa tình yêu di sản tới công chúng về giá trị của một dòng tranh nổi tiếng đất Hà Thành.
Khách mời và công chúng tham dự Lễ khai mạc triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”. Ảnh: Huyền Thương
Tranh dân gian Hàng Trống là một trong ba dòng tranh dân gian tiêu biểu của Việt Nam, một trong những dòng tranh độc đáo, kết tinh nhiều giá trị thẩm mỹ, tinh thần và tín ngưỡng của người Kinh kỳ xưa. Với sự đa dạng trong thể loại, tinh tế ở kỹ thuật tạo hình, tranh dân gian Hàng Trống đã góp phần làm phong phú đời sống văn hóa truyền thống, tạo nên cốt cách riêng trong thị hiếu của người Kinh kỳ và là bộ phận không thể tách rời của tranh dân gian Việt Nam.
Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” trưng bày 40 bức tranh thuộc 10 bộ tranh truyện là những tích truyện cổ quen thuộc trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt như bộ tranh Tứ Dân, Sơn Hậu, Tam Quốc, Chiến Quốc, Hán Sở tranh hùng...
Điểm nhấn của những bức tranh trong bộ sưu tập này chính là giá trị thẩm mỹ, sự tinh tế của kỹ thuật in khắc gỗ, kỹ thuật pha màu, sự kết tinh giá trị nhân văn và bản sắc văn hoá độc đáo của người Kinh kỳ xưa.
Một số bức tranh trưng bày tại triển lãm. Ảnh: Huyền Thương
Đặc biệt, niên đại của các bộ tranh trưng bày tại triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” được nhà nghiên cứu Phan Ngọc Khuê cho rằng có lẽ được sáng tạo từ thế kỷ 19 cho tới trước những năm 1945, đến nay đã có tuổi đời hơn 100 năm.
Phát biểu tại Lễ khai mạc triển lãm, bà Nguyễn Thị Tuyết, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam cho biết, trước sự mai một, nguy cơ thất truyền và những thách thức, khó khăn của các dòng tranh dân gian trong đời sống hiện nay, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức triển lãm với mong muốn để công chúng chiêm ngưỡng, cảm nhận rõ hơn những vẻ đẹp và giá trị của một dòng tranh nổi tiếng đất Hà Thành.
Bà Nguyễn Thị Tuyết, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phát biểu khai mạc triển lãm. Ảnh: Huyền Thương
Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” được tổ chức ngay tại không gian đậm chất văn hóa của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam góp phần tôn vinh một loại hình di sản văn hóa quý giá của dân tộc. Tôi hy vọng, sự kiện sẽ tiếp tục mở ra cơ hội và khả năng hợp tác trong tương lai với các nhà sưu tầm văn hóa, nghệ thuật để Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam thực hiện tốt việc kết nối di sản, góp phần lan tỏa những giá trị văn hóa của dân tộc, bà Nguyễn Thị Tuyết nhấn mạnh.
Trong khuôn khổ sự kiện còn có Lễ tiếp nhận bộ tranh “Chiêu Quân cống Hồ” từ nhà nghiên cứu Phan Ngọc Khuê trao tặng cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. Bộ tranh Chiêu Quân cống Hồ nằm trong bộ sưu tập tranh được giới thiệu trong triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.
Hoạ sĩ Phan Ngọc Khuê chia sẻ tại sự kiện. Ảnh: Huyền Thương
Chia sẻ lý do trao tặng tác phẩm quý này cho Bảo tàng, hoạ sĩ Phan Ngọc Khuê cho hay: Bộ tranh “Chiêu Quân cống Hồ” là một trong những tác phẩm có giá trị xã hội rất lớn. Các nhân vật nữ được thể hiện trong bộ tranh đều là những bậc Nữ nhi – Anh kiệt chuyển tải được tinh thần của truyện và ý tưởng của tác giả, là ca ngợi những tấm gương trung, hiếu, tiết, nghĩa, nhằm đề cao giáo dục về những nhân cách đẹp mà trong xã hội nào cũng cần bồi đắp, xây dựng cho người đương đại. Chúng ta có dịp nhìn lại những tấm gương cao đẹp của người xưa trong di sản văn hoá dân tộc cũng là một điều cần thiết và bổ ích.
Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” là hoạt động ý nghĩa diễn ra trong tháng tôn vinh những người phụ nữ và mang thông điệp mạnh mẽ về bảo tồn và phát huy tranh Hàng Trống - một trong những dòng tranh dân gian độc đáo, mang đậm dấu ấn văn hiến ngàn đời của Thăng Long – Hà Nội, vốn di sản quý báu của dân tộc Việt Nam.
Triển lãm diễn ra đến hết ngày 31/3/2024 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
Nguồn Huyền Thương (Thời báo Văn học Nghệ thuật)
“Được học”, “Bà đại sứ”, “Tro tàn của Angela”... là những tác phẩm hay về nghề giáo mà độc giả và các thầy cô nên đọc nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
baophutho.vn Từ ngày 17-18/11, tại sân khấu nhà văn hóa Khu Dù, xã Xuân Sơn, UBND huyện Tân Sơn tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng huyện Tân Sơn.
baophutho.vn Hướng về biển, đảo Việt Nam, Nhà Xuất bản Kim Đồng giới thiệu nhiều ấn phẩm đặc sắc về Trường Sa trong Tủ sách Biển đảo Việt Nam mới được tái bản.
baophutho.vn Từ 11/3 đến 16/3, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh (Sở VH-TT-DL) tổ chức chiếu phim lưu động phục vụ nhân dân trên địa bàn tỉnh nhân kỷ niệm 71 năm...
Đạo diễn trẻ Phạm Vĩnh Khương đang miệt mài hoàn thiện một dự án lớn được anh ấp ủ từ lâu, đó là thực hiện MV “Bức tranh Đại Việt," nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa, lịch sử...
baophutho.vn Ngày 13/3, Hội Liên việp Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức khai mạc trại sáng tác Mỹ thuật, Nhiếp ảnh năm 2024.
“Sống” là câu chuyện của mẹ và con gái, cũng là những giao cảm thế hệ, của quá khứ-hiện tại, của sự kết nối hai nền văn hóa Việt Nam-Pháp.
baophutho.vn Nhân Ngày thành lập Điện ảnh Cách mạng Việt Nam, 3 bộ phim truyện “Truyện vợ chồng anh Lực”, “Ngọn đèn trong mơ” và “Giải hạn" được chiếu miễn...
baophutho.vn Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15/4 đến 1/5.
Đang mắt nhắm mắt mở, chợt nghe loáng thoáng trên bản tin thời tiết báo “sáng nay Bắc Bộ trời trở rét” trong lòng anh cuộn lên bao tha thiết, bần thần. Chỉ tiếc nơi anh đang...
Một con chào mào sà xuống sân tranh những hạt cám với đám gà nhà. Tôi rón rén đến gần bắt nó. Lạ thay, nó chẳng những không bay đi, mà còn như cố tình để tôi tóm được. Tôi sung...
Trước năm 8 tuổi, khi còn ở phố, tôi chỉ biết có loài hến. Mẹ đi chợ về, đổ hến ra cái thau, hến nằm ngổn ngang màu vàng vàng đen đen, tròn tròn, to bằng ngón tay cái. Ngâm một...