
{title}
{publish}
{head}
Sắc lệnh này sẽ trao gần như toàn bộ quyền quyết định chính sách giáo dục cho các bang và hội đồng địa phương, một viễn cảnh khiến các nhà hoạt động giáo dục theo khuynh hướng tự do lo ngại.
Theo Reuters, trước sự chứng kiến của nhiều sinh viên và các nhà giáo dục, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/3 đã ký sắc lệnh hành pháp về cơ bản giải thể Bộ Giáo dục Liên bang, thực hiện cam kết từ lâu với các cử tri bảo thủ.
Sắc lệnh này sẽ trao gần như toàn bộ quyền quyết định chính sách giáo dục cho các bang và hội đồng địa phương, một viễn cảnh khiến các nhà hoạt động giáo dục theo khuynh hướng tự do lo ngại.
Phát biểu tại sự kiện diễn ra ở Nhà Trắng, Tổng thống Trump nói: “Chúng tôi sẽ bắt đầu xóa bỏ bộ này”. Việc đóng cửa hoàn toàn bộ này đòi hỏi một đạo luật của Quốc hội, và ông Trump hiện không có đủ phiếu để thực hiện điều đó.
Tổng thống Trump nói: "Một cách rất đơn giản, chúng tôi sẽ trả lại giáo dục về cho các bang."
Sắc lệnh này được ban hành sau thông báo của Bộ Giáo dục tuần trước về việc sẽ sa thải gần một nửa nhân viên.
Đây là bước đi mới nhất của ông Trump, người đã nhậm chức được khoảng hai tháng, nhằm tái cơ cấu Chính phủ Mỹ và đảo lộn bộ máy hành chính liên bang.
Giáo dục từ lâu đã là vấn đề gây tranh cãi trong nền chính trị ở Mỹ, trong đó phe bảo thủ ủng hộ các chính sách tự do lựa chọn trường học có lợi cho các trường tư thục, còn cử tri thiên tả phần lớn ủng hộ các chương trình và tài trợ cho trường công lập.
Nguồn TTXVN
Một sự cố mất điện trên diện rộng gây ra tình trạng hỗn loạn và tê liệt tại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha khiến giao thông công cộng đình trệ gây ùn tắc nghiêm trọng và hàng loạt...
Ngoại trưởng Mỹ nói rằng các bên cần sớm đạt thỏa thuận và Mỹ không thể tiếp tục dành thời gian và nguồn lực cho nỗ lực trung gian nếu điều này không mang lại kết quả nào.
Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) diễn ra ngày 20-21/3 tại Brussels với một chương trình nghị sự dày đặc tập trung vào việc củng cố khả năng cạnh tranh của EU...
Hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ thảo luận về cách giải quyết cuộc xung đột tại Ukraine, tập trung vào các điều kiện thực thi thỏa thuận ngừng bắn do Mỹ đề xuất trước đó.
Liên minh châu Âu cam kết sẽ cung cấp gần 2,5 tỷ euro trong năm 2025-2026 và hy vọng nó sẽ góp phần xây dựng một tương lai hòa bình, ổn định và thịnh vượng cho người dân Syria.
Washington cùng các đồng minh châu Âu của Kiev đang tìm cách thúc đẩy Nga chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn giữa Nga và Ukraine, trong khi Moskva nêu nhiều câu hỏi cần được giải đáp.
Đại diện Liên minh châu Âu Kaja Kallas dự báo Nga có thể đồng ý ngừng bắn với Ukraine nhưng đưa ra điều kiện, Mỹ đang nỗ lực chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo.
Chính quyền St. Petersburg đặt tên Chủ tịch Hồ Chí Minh cho quảng trường tại quận Vyborg, nhấn mạnh mối quan hệ kết nghĩa với TP HCM.
Nhật Bản đề nghị Mỹ miễn trừ nước này khỏi các mức thuế mới mà Tổng thống Donald Trump dự định áp dụng đối với thép, ôtô và các mặt hàng nhập khẩu khác.
Khoảng 80.000 nhân viên HHS đã nhận được email vào tối 7/3, trong đó đề nghị một “khoản thanh toán nhằm khích lệ việc tự nguyện nghỉ việc,” với thời hạn chót để trả lời được ấn...
Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Hàn Quốc có kế hoạch huy động 192 đơn vị cảnh sát chống bạo động và 12.000 nhân sự vào ngày Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc ra phán quyết luận tội Tổng...
Các nhà lãnh đạo EU đồng ý kế hoạch tái vũ trang châu Âu với ngân sách 800 tỷ euro, nhằm củng cố khả năng phòng thủ cho toàn bộ lục địa và hỗ trợ Ukraine.