
{title}
{publish}
{head}
Với bề dày truyền thống cách mạng, huyện Trấn Yên đang từng bước gìn giữ, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử, biến những “địa chỉ đỏ” như Gò Cọ Làng Chiềng hay Chiến khu Vần trở thành điểm đến giáo dục truyền thống, gắn với phát triển du lịch bền vững. Thông qua các tour du lịch trải nghiệm, số hóa thông tin di tích, huy động cộng đồng cùng tham gia gìn giữ đã khơi dậy niềm tự hào dân tộc và mở ra hướng đi mới cho phát triển kinh tế - xã hội.
![]() |
Di tích nhà ông Trần Đình Khánh thuộc Cụm di tích lịch sử quốc gia Chiến khu Vần là điểm đến thu hút đông đảo du khách. |
Di tích Gò Cọ Làng Chiềng (xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên) được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh tại Quyết định số 863/QĐ-UBND ngày 21/6/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái. Di tích gồm hai địa điểm quan trọng: nhà ông Bủ Tạ (thôn Đầm Hồng), nơi tổ chức hội nghị; và đình làng Chiềng (thôn 4), nơi các đại biểu sinh hoạt, thảo luận công việc, cũng là nơi diễn ra Hội nghị Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ hai năm 1949 – một dấu mốc quan trọng trong phong trào cách mạng của tỉnh.
Năm 2024, Văn phòng Tỉnh ủy phối hợp với huyện Trấn Yên đã khảo sát, tôn tạo và thay mới bia di tích, góp phần tôn vinh giá trị truyền thống cách mạng, tạo điều kiện để nhân dân và thế hệ trẻ bày tỏ lòng tri ân, giáo dục truyền thống yêu nước. Ông Trần Mạnh Cường – nguyên Bí thư Đảng ủy xã Cường Thịnh khẳng định: "Đây là công trình có ý nghĩa chính trị sâu sắc, góp phần củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời là điểm đến hấp dẫn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương”.
Nhờ sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp chính quyền, cơ quan cấp trên, thời gian qua xã Cường Thịnh đã đẩy mạnh công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị của di tích. Ông Cao Văn Quân – Chủ tịch UBND xã Cường Thịnh cho biết: "Xác định Di tích lịch sử Gò Cọ Làng Chiềng không chỉ là ‘địa chỉ đỏ’ giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ mà còn là biểu tượng tinh thần đoàn kết, ý chí đấu tranh giành độc lập dân tộc của Đảng bộ và nhân dân Yên Bái. Thời gian qua, xã phối hợp với các nhà trường, đoàn thể tổ chức hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt chuyên đề, hành trình về nguồn, giúp học sinh và người dân nhận thức sâu sắc hơn về ý nghĩa lịch sử của Di tích; vận động người dân, đặc biệt là các hộ sống gần khu di tích, cùng tham gia gìn giữ vệ sinh môi trường, cảnh quan, bảo vệ hiện trạng Di tích; đồng thời tạo điều kiện phát triển các dịch vụ phụ trợ, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương”.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tham dự Lễ khánh thành bia di tích lịch sử Gò Cọ Làng Chiềng.
Tại xã Việt Hồng, Di tích nhà ông Trần Đình Khánh là một trong bốn điểm thuộc Cụm di tích lịch sử quốc gia Chiến khu Vần. Đây là nơi gắn với phong trào cách mạng, được công nhận Di tích cấp quốc gia từ năm 1995. Hiện nay, xã và huyện đã triển khai nhiều hoạt động như lễ kết nạp Đảng, sinh hoạt chính trị, giáo dục truyền thống cho học sinh, cán bộ... Anh Trần Anh Sơn – cán bộ Trung tâm Văn hóa huyện Trấn Yên chia sẻ: "Chúng tôi thường xuyên biên soạn nội dung thuyết minh sao cho truyền cảm, dễ hiểu và áp dụng mã QR Code để người tham quan dễ dàng tiếp cận thông tin, từ đó tăng tính tương tác và lan tỏa giá trị cách mạng”.
Huyện Trấn Yên đã phối hợp với Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hưng Việt xây dựng tour du lịch trải nghiệm "Theo dấu chân anh hùng”, kết nối Chiến khu Vần với các địa chỉ đỏ như: Đình làng Dọc, Bến Âu Lâu, Bảo tàng tỉnh Yên Bái... Ông Nguyễn Việt Hưng – Giám đốc Công ty cho biết: "Từ khi xây dựng tour, chúng tôi đã thu hút các đoàn học sinh, chi bộ cơ sở, lớp bồi dưỡng chính trị... góp phần giáo dục truyền thống và mở ra tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng, homestay, du lịch xanh tại Việt Hồng, Vân Hội”.
Ngoài ra, huyện Trấn Yên còn tăng cường quảng bá điểm đến trên nền tảng số, triển khai mã QR cho 100% di tích, điểm du lịch; tổ chức các sự kiện lớn như: ra mắt tour “Theo dấu chân anh hùng”, cuộc thi”Em hát về địa chỉ đỏ”, Lễ hội Đình Làng Dọc... thu hút hơn 2.000 lượt người tham dự. Đồng thời, huyện cũng giới thiệu nhiều sản phẩm du lịch trải nghiệm độc đáo: du lịch cộng đồng dân tộc Tày tại Việt Hồng, Vân Hội; thăm đồng dâu nuôi tằm ở Thành Thịnh, Báo Đáp; trải nghiệm mùa sen tại Sen Quê, thác Ao Xanh; tìm hiểu văn hóa người Cao Lan tại xã Hòa Cuông...
Nhờ những nỗ lực đó, năm 2024, huyện Trấn Yên đón 63.481 lượt khách du lịch, đạt 158,7% kế hoạch, tăng 13,5% so với cùng kỳ. Trong đó, khách quốc tế đạt 12.825 lượt; doanh thu du lịch đạt 49,9 tỷ đồng. Ông Phạm Huy Mai - Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Trấn Yên nhận định:"Việc phát huy giá trị của các “địa chỉ đỏ” không chỉ là trách nhiệm trong bảo tồn văn hóa, mà còn là cơ hội lớn để phát triển du lịch lịch sử, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ và thúc đẩy kinh tế địa phương. Chúng tôi xác định, cần tiếp tục đầu tư, kết nối các điểm di tích thành chuỗi du lịch liên hoàn, gắn với trải nghiệm cộng đồng, để Trấn Yên trở thành điểm đến hấp dẫn về lịch sử và bản sắc văn hóa”.
Những "địa chỉ đỏ” tại Trấn Yên như Gò Cọ Làng Chiềng, Chiến khu Vần... không chỉ là nơi ghi dấu lịch sử cách mạng hào hùng mà còn trở thành điểm đến du lịch giàu ý nghĩa, sẽ góp phần phát triển du lịch bền vững, thúc đẩy kinh tế - xã hội tại địa phương và lan tỏa truyền thống yêu nước.
TK (theo baoyenbai.com.vn)
Làn sóng dịch chuyển từ du lịch tiêu dùng sang du lịch trải nghiệm đang ngày càng rõ rệt. Đây không chỉ là bước ngoặt cho ngành du lịch cộng đồng, mà còn là cơ hội lớn để những...
Đồng Cao là một bình nguyên rộng, có độ cao 1.000 m so với mực nước biển, nằm ở hai xã Phúc Sơn, Vân Sơn (Sơn Động). Mới đây, chúng tôi có dịp khám phá vùng đất xinh đẹp này và...
Để du lịch không chỉ là cuộc hành trình của tham quan, nghỉ dưỡng, nhiều điểm đến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang hướng du khách tới “Một điểm chạm - đa trải nghiệm”....
Ngành du lịch của tỉnh cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới nhưng vẫn kế thừa và trên đà tăng trưởng cao ngay trong 6 tháng đầu năm 2025, theo đó, Bình Thuận đón hơn 6 triệu...
Sau sáp nhập tỉnh, không gian phát triển du lịch Tuyên Quang - Hà Giang được mở rộng không chỉ về địa lý mà còn về tầm nhìn chiến lược. Nơi đây sẽ trở thành một cực tăng trưởng...
Tỉnh Yên Bái xác định “du lịch văn hóa” là sản phẩm đặc trưng, phát triển theo hướng lấy bản sắc văn hóa làm cảm xúc chủ đạo, nhân dân làm chủ thể, trải nghiệm du khách làm...
Ninh Bình vào hạ, khi vùng đất Cố đô dần được bao phủ bởi ánh nắng chói chang, cũng là lúc đầm sen Hang Múa bung nở. Đầm sen vẽ nên một bức tranh thanh tịnh giữa lòng non nước,...
Các doanh nghiệp du lịch Lâm Đồng vừa có cơ hội gặp nhau tại Chương trình Cà phê Doanh nhân để bàn về "điểm nghẽn” của du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng; cũng như tìm kiếm các giải...
Đỉnh Tà Xùa thuộc xã Bản Công, huyện Trạm Tấu, nằm trong khối núi Pú Luông thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, có độ cao 2.865m so với mực nước biển. Đỉnh Tà Xùa không chỉ được biết đến...
Du lịch Tây Ninh đã có những bước chuyển biến rõ nét trong thời gian gần đây, từng bước định vị thương hiệu trên bản đồ chung cả nước.
Theo kế hoạch đã được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt, từ ngày 4 đến 9-6 sẽ diễn ra chuỗi hoạt động hưởng ứng Lễ hội Văn hóa - Du lịch biển năm 2025 do Công ty TNHH Nhà nước Một...
Những năm gần đây, Kho Mường đang dần trở thành điểm đến yêu thích của du khách trong và ngoài nước, nhờ vẻ đẹp hoang sơ, văn hóa đặc sắc của đồng bào Thái và sự nỗ lực của...