{title}
{publish}
{head}
Với mức thuế thu nhập bằng 0, cùng với lối sống xa hoa và chương trình thị thực vàng, Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) dự kiến sẽ thu hút 6.700 triệu phú mới chỉ trong năm nay.
UAE dự kiến sẽ thu hút 6.700 triệu phú mới chỉ trong năm nay.
Theo báo cáo của công ty quản lý tài sản Henley Private Wealth Management về xu hướng di cư của giới triệu phú năm 2024, Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã nổi lên là điểm đến hàng đầu thu hút nhiều triệu phú nhất trong năm 2024.
Với mức thuế thu nhập bằng 0, cùng với lối sống xa hoa và chương trình thị thực vàng, UAE dự kiến sẽ thu hút 6.700 triệu phú mới chỉ trong năm nay.
Trong khi số người Nga chuyển đến UAE giảm gần đây, nhưng điều này đã được bù đắp một phần bởi dòng người nhập cư ngày càng tăng từ châu Âu và Vương quốc Anh. Báo cáo của Henley tiết lộ, số lượng triệu phú sống ở Dubai, thành phố lớn nhất của UAE, đã tăng 78% trong thập niên qua.
Báo cáo của Henley xếp Mỹ và Singapore lần lượt đứng thứ hai và thứ ba, mặc dù thấp hơn nhiều so với UAE, song dự kiến sẽ thu hút ròng lần lượt 3.800 triệu phú và 3.500 triệu phú trong năm nay.
Một số quốc gia châu Âu cũng xuất hiện trong bảng xếp hạng top 10. Thứ hạng lần lượt thuộc về Italy vị trí thứ sáu, tiếp theo là Thụy Sĩ, Hy Lạp và Bồ Đào Nha.
Ông Dominic Volek, Giám đốc Khách hàng Cá nhân của Henley & Partners, cho biết ước tính có 128.000 triệu phú sẽ di cư trên toàn thế giới trong năm nay, vượt qua kỷ lục trước đó là 120.000 triệu phú được ghi nhận trong năm 2023.
Báo cáo của Henley cho thấy Trung Quốc sẽ là nước mất nhiều triệu phú nhất trong năm 2024, với lượng di cư ròng là 15.200 người.
Các điểm đến phổ biến cho những triệu phú rời khỏi Trung Quốc gồm có Singapore, Mỹ và Canada, trong đó Nhật Bản là một điểm đến mới đáng chú ý. Tiếp theo trong bảng xếp hạng “rời đi” có Vương quốc Anh.
Nước này dự kiến sẽ chứng kiến làn sóng di cư của 9.500 triệu phú, cao hơn gấp hơn hai lần tổng số người rời đi vào năm 2023.
Anh, và đặc biệt là London, trước đây từng là nam châm thu hút các gia đình giàu có đến từ lục địa châu Âu, châu Phi, châu Á và Trung Đông.
Tuy nhiên, xu hướng này bắt đầu thay đổi trong giai đoạn đầy biến động về chính trị kéo dài sáu năm sau Brexit, thời điểm Anh mất tổng cộng 16.500 triệu phú.
Theo sau Anh trong bảng xếp hạng của Henley là Ấn Độ, với dự báo dòng triệu phú di dời trong năm nay là 4.300 người, thấp hơn so với tổng số 5.100 người của năm 2023. Các quốc gia khác trong danh sách bao gồm Brazil, Nam Phi và Nigeria.
Theo Henley, những triệu phú rời khỏi các quốc gia này thường để tìm kiếm cơ sở hạ tầng tốt hơn, chẳng hạn như dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục.
Các yếu tố hấp dẫn khác bao gồm cơ hội làm việc và kinh doanh, cũng như các yếu tố như khí hậu và quy định về hưu trí.
Việc di cư của giới triệu phú có thể ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô của một quốc gia vì nó có thể dẫn đến việc giảm thuế thu nhập, do đó hạn chế ngân sách của chính phủ.
Thêm vào đó, một tỷ lệ đáng kể những người có giá trị tài sản ròng cao là các doanh nhân, điều này có nghĩa rằng sự hiện diện của họ có thể thúc đẩy các quốc gia về mặt đổi mới, dịch vụ và tạo việc làm.
Ông Dominic Volek cho biết bằng cách thu hút cư dân giàu có và vốn của họ, các ngành then chốt như bất động sản, năng lượng tái tạo, công nghệ và du lịch có xu hướng phát triển mạnh. Việc đầu tư dồi dào và sự tham gia của những cá nhân có kỹ năng có thể đóng góp đáng kể vào quá trình chuyển đổi kinh tế của khu vực.
Mặc dù vậy, mật độ triệu phú cao có thể đẩy chi phí sinh hoạt nói chung lên cao, điều này có nghĩa là những người có thu nhập thấp buộc phải rời khỏi một số khu vực nhất định.
Nguồn TTXVN
Nhiều nước đã kêu gọi công dân rời khỏi các khu vực đang xảy ra xung đột ngay lập tức trong bối cảnh căng thẳng ngày một leo thang ở Trung Đông.
Số người chết do siêu bão Helene tại Mỹ đang liên tục gia tăng trên khắp các bang bị ảnh hưởng. Lực lượng cứu hộ nước này cũng đang hết sức khẩn trương tìm kiếm, cứu nạn.
Báo chí Nga trong ngày 20/6 đã đồng loạt đưa đậm nét về chuyến thăm chính thức của Tổng thống Vladimir Putin đến Việt Nam.
Việt Nam thay mặt Nhóm nòng cốt chủ trì giới thiệu Nghị quyết về biến đổi khí hậu và quyền con người, với chủ đề là "đảm bảo quyền con người trong quá trình chuyển đổi công bằng."
Một trận động đất có độ lớn 4,9 xảy ra tại thành phố Kashmar, Đông Bắc Iran khiến ít nhất 4 người thiệt mạng và 120 người bị thương.
Tính đến thời điểm hiện tại, mưa lớn gây lũ quét và lở đất tại hai tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến của Trung Quốc đã khiến ít nhất 9 người thiệt mạng và 17 người khác mất tích.
Thủ tướng Han Duck-soo nhấn mạnh rằng ngay cả khi các bệnh nhân đang kêu gọi các y bác sỹ dừng cuộc đình công tập thể, các nhân viên ngành y vẫn không thay đổi quyết định của họ.
Đương kim Tổng thống Nam Phi, ông Cyril Ramaphosa sẽ tuyên thệ nhậm chức vào tuần tới tại Thủ đô Pretoria và sau đó sẽ công bố nội các mới của mình.
Chính phủ ưu tiên thúc đẩy 55 tỉnh du lịch hạng hai cùng với sự sẵn sàng của từng điểm đến về dịch vụ lưu trú, hạ tầng giao thông, bản sắc địa phương, trải nghiệm ẩm thực.
Mỹ và Hàn Quốc xác định các lĩnh vực thỏa thuận và các vấn đề cần xem xét cẩn trọng, tiếp tục nỗ lực hướng tới một thỏa thuận được cả hai bên chấp nhận nhằm hỗ trợ an ninh chung.
Theo dự báo của chính phủ, thặng dư ngân sách cơ bản cho Nhật Bản có thể “xuất hiện” trong năm tài chính 2025 với giả định kinh tế tăng trưởng mạnh và nỗ lực cắt giảm chi tiêu...
Trong bài phát biểu trước toàn thể người dân Pháp, Tổng thống Macron cho biết vòng đầu tiên của cuộc bầu cử Hạ viện sẽ diễn ra trong ngày 30/6 và vòng 2 vào ngày 7/7.