
{title}
{publish}
{head}
Tối 7/3, tại Bắc Ninh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã dự chương trình nghệ thuật "Về miền Quan họ" năm 2015 và lễ đón nhận Bằng di tích Quốc gia đặc biệt đối với hai công trình Khu lăng mộ, đền thờ các vị vua triều Lý (thị xã Từ Sơn) và Di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật Chùa Phật Tích (xã Phật Tích, huyện Tiên Du).
Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, địa phương. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam.
Được tổ chức hai năm một lần, chương trình "Về miền Quan họ" năm 2015 với chủ đề “Bên dòng Tiêu Tương” nhằm tôn vinh giá trị nghệ thuật văn hóa đặc sắc của Dân ca Quan họ Bắc Ninh-Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Đây cũng là một trong những hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa di sản Dân ca Quan họ mà tỉnh Bắc Ninh cam kết với UNESCO sau khi được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý (phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn) là nơi tôn thờ các vị vua triều Lý - những người có công khai sáng Thăng Long, mở mang nền văn minh Đại Việt.
Triều đại nhà Lý kéo dài suốt 216 năm (1009-1225) qua chín đời vua. Nổi bật nhất là khu di tích Đền Đô được coi là Thái Miếu nhà Lý do Lý Thái Tổ khởi dựng, là ngôi đền trung tâm của cả nước, liên tục được các triều đại phong kiến Việt Nam coi trọng tôn tạo và mở rộng.
Nằm ngoài Đền Đô, phía Đông làng Đình Bảng là khu Thọ lăng Thiên Đức gồm hệ thống các lăng mộ vua nhà Lý. Ngoài ra, còn có lăng thánh mẫu Phạm Thị gọi là lăng Phát Tích, lăng Nguyên phi Ỷ Lan gọi là lăng Nương Dâu.
Bao đời nay, trải qua mưa gió thời gian và những cơn binh lửa chiến tranh nhưng nơi yên nghỉ của các vua triều Lý vẫn được người dân chăm sóc, gìn giữ bảo vệ.
Chùa Phật Tích (xã Phật Tích, huyện Tiên Du) từng nổi tiếng là đại danh lam thắng cảnh được khởi dựng vào thời vua Lý Nhân Tông. Chùa có tên chữ là “Vạn Phúc tự,” tọa lạc ở lưng chừng sườn phía Nam núi Phật Tích, cảnh quan tuyệt đẹp.
Trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn, Chùa Phật Tích đều được trùng tu, tôn tạo và là trung tâm Phật giáo lớn của Việt Nam. Đến nay ngót nghìn năm, dấu tích của đại danh lam Chùa Phật Tích vẫn còn đó với các lớp nền kè đá rộng lớn, hàng linh thú uy nghi chầu phục, đặc biệt là tượng Phật A Di Đà bằng đá thời nhà Lý với vẻ đẹp trường tồn.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã trân trọng trao Bằng xếp hạng công nhận di tích Quốc gia đặc biệt đối với hai di tích Khu di tích lưu niệm nhà Lý và Di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật Chùa Phật Tích.
Tiếp đó là chương trình nghệ thuật với ba chương mang đậm dấu ấn vùng đất Kinh Bắc văn hiến gồm "Ký ức vàng son - vi diệu và mãnh liệt;" Dấu tích những cuộc tình trên đôi bờ thực-ảo" và "Tiêu Tương hồi Xuân giữa miền Quan họ."
Các tiết mục nghệ thuật tái hiện và khẳng định giá trị lịch sử, huyền thoại, tín ngưỡng và tâm linh; tôn vinh kho tàng nghệ thuật đặc sắc, phong phú độc đáo và giá trị cốt lõi của không gian Quan họ nói riêng, vùng văn hóa Kinh Bắc-Bắc Ninh nói chung.
Đêm nghệ thuật đã khắc họa chân dung người phụ nữ Kinh Bắc huyền thoại như Nguyên phi Ỷ Lan, Phật mẫu Man Nương, bà Chúa Kho để cắt nghĩa nguồn cội và sắc thái thờ Mẫu trên đất Kinh Bắc.
Theo TTXVN
Tối 25-2, tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc (thành phố Bắc Ninh), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh long trọng tổ chức khai mạc Festival “Về miền Quan ...
Xuân đương chín, men xuân hãy còn bịn rịn Giêng Hai, nghĩa là còn cơ hội cho người người thung thăng du lãm, chiêm bái đền chùa, dạo xem phong cảnh, gặp gỡ tao ...
Tối 14/4 (tức mùng 6/3 âm lịch) tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Công ty TNHH Phuonglly Media tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật “Hội Xoan 2024 - Miền ...
Công tác trùng tu, tôn tạo di tích Cố đô Hoa Lư được triển khai cẩn trọng, thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước về trình tự thủ tục bảo quản, tu bổ, ...
Đền Hùng và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa vật thể, phi vật thể độc đáo, riêng biệt của dân tộc Việt Nam, được gìn giữ, duy trì ...
Du lịch Ninh Bình năm 2024 là sự kiện ý nghĩa góp phần tôn vinh những giá trị nông nghiệp đặc sắc của vùng đất Cố đô ngàn năm văn hiến. Qua đó bồi đắp thêm ...
Tháng Tám đã về, nhớ ngày giỗ Đức Thánh Trần hãy đến với Trần Thương để trải nghiệm không khí lễ hội và tham quan quần thể di tích đền Trần Thương (tỉnh Hà ...
Ngày 31/3, UBND huyện Lâm Thao tổ chức khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Quốc gia đền thờ Nguyễn Mẫn Đốc tại khu 4, xã Xuân Lũng, huyện Lâm ...
baophutho.vn Ngày 6/4 (tức mùng 9/3 âm lịch), tại khu vực đồi Phú Bùng, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng,Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân...
baophutho.vn Sáng 6/4 (tức ngày 9/3 năm Ất Tỵ 2025), tại sân Trung tâm lễ hội - Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức bế mạc...
PTO- Danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi trong tập Gia huấn ca có viết về tứ đức "Công - dung - ngôn - hạnh" của người phụ nữ : "Công là đủ mùi xôi thức bánh, nhậm nhặt hay đường chỉ mũi kim.
Triển lãm "Hai chị em-Hai trận tuyến" với hàng trăm hình ảnh, kỷ vật đã tái hiện cuộc sống chiến đấu, lao động của người phụ nữ trong chiến tranh qua ký ức của các nhân chứng...
Vào 21h40 ngày 7/3/2015 trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng bộ phim tài liệu đặc biệt "MH370 - Hành trình chưa kết thúc".
Trong phiên họp Chính phủ mới đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu loại bỏ các hủ tục trong các lễ hội không còn phù hợp với xã hội văn minh...
Tiêu chí của lễ hội phải dựa vào giá trị văn hóa của nó, còn những lễ hội như: Chém lợn, đâm trâu, chạy lợn… thì cần phải xem xét lại.
Tối 4/3 (tức ngày 14 tháng Giêng năm Ất Mùi), tại Đền Trần Thương, xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, Ủy ban Nhân dân huyện Lý Nhân đã tổ chức Lễ phát lương...