Cập nhật: Thứ 3, 02/08/2011 | 07:34 GMT+7

Vì mục tiêu giảm nghèo bền vững: Kỳ 1: Chung sức vì người nghèo

Vì mục tiêu giảm nghèo bền vững:

Kỳ 1: Chung sức vì người nghèo

PTO- Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo (CTMTQGGN) giai đoạn 2006-2010 đã kết thúc. 5 năm qua, Phú Thọ đã tập trung mọi nguồn lực để thực hiện công tác giảm nghèo và gặt hái những kết quả khả quan. Từng năm, những chính sách trợ giúp đã được các ngành, các cấp chính quyền, đoàn thể địa phương đồng loạt triển khai, đã trở thành điểm tựa để hộ nghèo từng bước vượt khó, giảm nghèo…

Nhờ có sự chung tay góp sức của Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam và một số tổ chức, cá nhân mà Trường tiểu học Tân Phú (Tân Sơn) được xây dựng khang trang, kiên cố với kinh phí trên 10 tỷ đồng tạo ra môi trường học tập tốt cho con em nhân dân huyện Tân Sơn.

Bình quân mỗi năm giảm 4% hộ nghèo...

Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, được triển khai và trở thành một phong trào sâu rộng ở tất cả các địa phương. Với mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 31,08% năm 2005 xuống còn 10% năm 2010, bằng việc huy động tổng hợp các nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án, bình quân mỗi năm toàn tỉnh giảm 4,2% (11.755 hộ). Chương trình đã góp phần nâng cao nhận thức cho người nghèo, hỗ trợ người nghèo tiếp cận với các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội một cách cơ bản và bình đẳng, giúp họ cải thiện một bước điều kiện sống và sản xuất; giảm khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các vùng.

Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng nghèo, xã có tỷ lệ nghèo cao. 100% số người nghèo được cấp thẻ BHYT; 100% con em hộ nghèo được hỗ trợ miễn giảm học phí và các khoản đóng góp theo quy định; chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo đạt 146,15% về nguồn vốn, đảm bảo hầu hết người nghèo có nhu cầu được vay vốn với mức vay đáp ứng chu kỳ phát triển sản xuất; 100% hộ nghèo được xóa nhà tạm, các dự án khác của chương trình cũng đã được triển khai sâu rộng tới đối tượng thụ hưởng và phát huy tốt hiệu quả. Ông Đinh Trọng Hồng – Phó Giám đốc Sở LĐ-TBXH cho biết: Chương trình giảm nghèo đã tạo thành sức mạnh tổng hợp, nâng cao năng lực sản xuất, kiến thức làm kinh tế cho người nghèo; hướng dẫn người nghèo cách làm ăn; nông dân và các hộ đói nghèo có vốn sản xuất, lao động có việc làm, sản xuất nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phát triển, trình độ dân trí, kinh nghiệm sản xuất được nâng lên, tạo điều kiện cho người nghèo tự vươn lên XĐGN, cải thiện đời sống.

Về Tân Sơn – một trong 62 huyện nghèo nhất cả nước tôi nhận thấy quá trình giảm nghèo của địa phương được thực hiện một cách quyết liệt. Thông qua các chính sách trợ giúp của Trung ương, tỉnh và sự hỗ trợ của các đơn vị, cá nhân, huyện đã triển khai đồng bộ các hoạt động giúp đỡ hộ nghèo các xã, tạo điều kiện cho hộ nghèo làm ăn, vươn lên. Những ngày đầu thành lập, với trên 61% hộ dân còn trong diện nghèo, nhận thức vô cùng hạn chế báo hiệu một chặng đường trước mắt đầy gian nan, thử thách ở huyện mới Tân Sơn. Địa hình phức tạp, nhiều núi cao hiểm trở, những con đường dẫn đến các thôn, bản thực chất chỉ là đường mòn xuyên núi do đồng bào khai phá, thường xuyên bị sạt lở do mưa lũ. Giao thông khó khăn là một trong những nguyên nhân khiến đời sống bà con đã chịu nhiều vất vả, thiệt thòi. Nhưng sau thời gian vượt khó, kinh tế - xã hội các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn của Tân Sơn đã có bước phát triển với nhịp độ khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Chủ tịch UBND huyện Bùi Đức Nhẫn khẳng định: Bằng các nguồn vốn như trái phiếu Chính phủ, từ Chương trình 30a, Chương trình 134, 135 giai đoạn II, dự án 661, 229, ADB, Chương trình định canh định cư và các nguồn vốn hỗ trợ khác của Trung ương và các ngành... nên hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi. Đến thời điểm này, tỷ lệ hộ nghèo của huyện chỉ còn 33,5% (theo chuẩn cũ).

Hiệu quả của sự đồng lòng

Tùy theo tình hình thực tế, thế mạnh, mỗi địa phương mỗi cách làm khác nhau để có thể phát huy hết nội lực cùng chăm lo cho hộ nghèo, góp phần hoàn thành tốt mục tiêu giảm nghèo hàng năm của tỉnh. Để đạt được con số có trên 4% hộ thoát nghèo mỗi năm không phải là đơn giản mà nó là sự kết hợp, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và người dân. Các mô hình sản xuất, kinh doanh, làng nghề truyền thống, liên kết giải quyết việc làm... đã phát huy hiệu quả, góp phần giải quyết khá cơ bản việc làm, thu nhập cho người nghèo. Có thể nói, thời gian qua, chương trình cho vay vốn tín dụng ưu đãi ủy thác qua các hội, đoàn thể địa phương đã tạo điều kiện giúp nhiều hộ gia đình, trong đó có hộ nghèo từng bước vươn lên ổn định cuộc sống, thoát nghèo. Thông qua các hội, đoàn thể, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã giải ngân 2.044,9 tỷ đồng cho vay hỗ trợ người nghèo. Tổng dư nợ 9 chương trình tín dụng ưu đãi đến hết năm 2010 đạt 2.050 tỷ đồng. Bên cạnh đó, bằng nguồn huy động từ cộng đồng và các hình thức khác, đã huy động được trên 10 tỷ đồng cho đoàn viên, hội viên của tổ chức mình vay vốn phát triển sản xuất.

Các sản phẩm thu hoạch từ rừng đã được vận chuyển giao thương thuận tiện nhờ hệ thống giao thông mở rộng.

- Rừng quế của gia đình bác Hoàn mỗi ha cho thu nhập gần 100 triệu đồng.

Nhiều năm qua, Đoàn thanh niên huyện Yên Lập luôn được Ngân hàng Chính sách Xã hội tín nhiệm về việc bảo quản và thu hồi vốn giúp đoàn viên phát triển kinh tế. Hiện nay, Huyện đoàn đã thành lập được 51 tổ vay vốn ở 11 xã , thị trấn, quản lý có dư nợ là trên 31 tỷ đồng cho 2.465 hộ ĐVTN. Các bí thư xã đoàn luôn đi sát với đoàn viên, nắm bắt nhu cầu, hướng dẫn cách thức làm dự án, thủ tục vay vốn… Không riêng gì Đoàn TN, các đoàn thể khác như Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh… cũng là người đồng hành tích cực với Ngân hàng Chính sách xã hội để giải ngân, quản lý vốn vay hỗ trợ người nghèo, giúp họ sử dụng đồng vốn đúng mục đích và hiệu quả. Lãnh đạo Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh cho rằng: Việc rà soát, thống kê tỷ lệ hộ nghèo, số hộ nghèo có nhu cầu vay vốn cần chính xác, thống nhất giữa các ngành hữu quan để tránh tình trạng hỗ trợ không đúng hoặc bỏ sót đối tượng. Khi đã mạnh dạn cho hộ nghèo vay vốn ưu đãi để làm ăn, các địa phương ngoài theo dõi việc sử dụng và thu hồi vốn, lãi định kỳ cần có kế hoạch cụ thể giúp người nghèo làm ăn, hỗ trợ đầu ra, tiêu thụ sản phẩm...

Theo BCĐ CTMTQGGN tỉnh, năm 2011, cả nước áp dụng chuẩn nghèo mới. Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của tỉnh sẽ tăng nhiều lần so với hiện nay, không loại trừ số hộ thoát nghèo vài năm trở lại đây nếu không được thụ hưởng các chính sách, chương trình trợ giúp cũng như sự giúp đỡ của cộng đồng... Nói như thế để thấy vai trò của các cơ quan, đoàn thể càng ý nghĩa hơn trong việc thường xuyên hướng dẫn cách làm ăn, tiếp tục hỗ trợ vay vốn lãi suất ưu đãi, tạo việc làm cho hộ nghèo... Hạn chế có hiệu quả tình trạng có thể phát sinh hộ nghèo mới, cũng như hộ tái nghèo. Để làm được điều đó, rất cần sự kết hợp nhịp nhàng, đồng bộ của các ngành chức năng, các cấp chính quyền, các hội, đoàn thể địa phương trong việc triển khai các chính sách trợ giúp cũng như thực thi các giải pháp giảm nghèo căn cơ và bền vững. Trao đổi với đồng chí Lê Thị Yến – Giám đốc Sở LĐ-TBXH, được biết: Từ nay đến cuối năm 2011, tỉnh vẫn tiếp tục thực hiện đồng bộ các chính sách trợ giúp, các chương trình, dự án hỗ trợ giảm nghèo như: Cung cấp tín dụng ưu đãi; dạy nghề miễn phí; thực hiện Đề án hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, khó khăn… Ngoài ra, các tổ chức xã hội, hội, đoàn thể huy động tối đa sự hỗ trợ xã hội giúp người nghèo bằng nhiều hình thức thiết thực, phong phú. Vấn đề đặt ra là phải làm gì để giúp hộ nghèo thụ hưởng đầy đủ, có hiệu quả các chính sách trợ giúp, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững, khi áp dụng chuẩn nghèo mới và xây dựng CTMTQGGN giai đoạn 2011-2015 để mục tiêu an sinh xã hội thật sự đạt hiệu quả, thu hút sự tham gia của các tầng lớp xã hội và cộng đồng?

Kỳ 2: Cần những giải pháp căn cơ Kim Chi



 Từ khóa:
 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Hạ Hòa nỗ lực giảm nghèo bền vững
03:20 09/12/2023

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, huyện Hạ Hòa đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính ...

Nỗ lực giảm nghèo bền vững ở Thanh Sơn
10:17 07/10/2023

Những năm qua, huyện Thanh Sơn đã và đang tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, ...

Yên Kỳ nỗ lực giảm nghèo bền vững
08:37 21/09/2024

Nhờ triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tiễn, thời gian qua, công tác giảm nghèo ở xã Yên Kỳ, huyện Hạ Hòa đã đạt được ...

Thanh Đình chung tay trong công tác giảm nghèo
08:09 27/12/2023

Thanh Đình là xã vùng ven của thành phố Việt Trì, những năm qua thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững, Đảng ủy, chính quyền xã đã tạo ...

Về nơi “Đất lửa”

Về nơi “Đất lửa”
01:51 28/07/2011

PTO- “Chú có thấy đất Quảng Trị nóng không? Mưa bom bão đạn thiêu đốt. Mặt đất, lòng sông thấm đẫm xương máu bao chiến sĩ giải phóng tuổi đời mới mười tám đôi mươi sục sôi nhiệt huyết.

Quốc hội, cơ hội bày tỏ lòng yêu nước

Quốc hội, cơ hội bày tỏ lòng yêu nước
01:10 28/07/2011

Bấn bíu, ngặt nghèo thời gian cho công tác bầu nhân sự cao cấp của bộ máy nhà nước là thế, nhưng trong kỳ họp thứ nhất Quốc hội (QH) khóa XIII...

“Cây vàng” trên núi Đồng Hang

“Cây vàng” trên núi Đồng Hang
00:38 25/07/2011

PTO-Từ thị trấn huyện Thanh Sơn, theo tỉnh lộ 316, chúng tôi về xã Tân Minh- nơi nổi tiếng với sản phẩm chuối Phấn Vàng- “cây vàng, cây bạc” làm nên sự đổi đời cho người dân...

Đảo thiêng những ngày tháng 7

Đảo thiêng những ngày tháng 7
01:11 22/07/2011

PTO-Từ lâu, mỗi khi nghe nhắc đến Côn Đảo nhiều người thường nghĩ đến “địa ngục trần gian”, nơi đã từng giam giữ, đọa đày biết bao chiến sĩ cách mạng, những người dân yêu nước.

Những người “vác tù và” trên núi

Những người “vác tù và” trên núi
00:31 14/07/2011

PTO- “Trước thì con, giờ là cháu, có mấy khi được ông ấy bế, ông ấy chăm đâu! Chẳng biết có việc gì mà sớm tối đi suốt cô ạ, mà bận rộn thế bảo ông ấy nghỉ nhưng ông ấy đâu có chịu.

Một ngày trên Vịnh Hạ Long

Một ngày trên Vịnh Hạ Long
07:06 08/07/2011

PTO- Tôi đã biết đến vẻ đẹp của vịnh Hạ Long qua những tài liệu tranh ảnh và lời kể của mọi người.

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

22°C - 27°C
Nhiều mây, không mưa
  • 20°C - 26°C
    Nhiều mây, không mưa
  • 20°C - 24°C
    Nhiều mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long