Cập nhật:  GMT+7

Yên Lập phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Người dân xã Xuân Thủy (Yên Lập) trình diễn múa rùa.

PTĐT- Yên Lập là huyện miền núi vùng cao, có 17 dân tộc sinh sống. Trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 70% dân số. Từ lâu, cộng đồng mỗi dân tộc đều đã tạo dựng và hình thành cho mình những nét văn hóa đặc trưng tạo nên bức tranh văn hóa đa dạng của huyện. Ngày nay, quá trình phát triển của xã hội hiện đại, đồng bào các dân tộc trong huyện không ngừng hội nhập, tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hóa tiên tiến để phát triển nhưng cũng đồng thời giữ gìn và phát huy được những giá trị văn hóa truyền thống.

Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị các cấp ủy Đảng trên địa bàn huyện đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo phát triển lĩnh vực văn hóa xã hội, chú trọng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp, đấu tranh xóa bỏ các tập tục lạc hậu trong đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Huyện cũng đã huy động các nguồn lực, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tuyên truyền, các hoạt động văn hóa của các xã vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đầu tư bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa và các di sản văn hóa phi vật thể; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền ở cơ sở, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Ông Hoàng Mạnh Sơn - Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện cho biết: “Huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức bảo tồn và gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống như: Lễ Tết nhảy, lễ hội xuống đồng, lễ hội mừng cơm mới, lễ hội mở cửa rừng, lễ hội đóng cửa rừng; các diễn xướng dân gian: Múa sênh tiền, múa rùa, hát giang, hát ví, hò đu...; chủ động tham mưu, phối hợp với các cấp, các ngành triển khai hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Xây dựng kế hoạch rà soát, nghiên cứu các lễ hội truyền thống, phong tục tập quán của từng dân tộc; hướng dẫn chính quyền các xã phối hợp với nhân dân tổ chức phục dựng và bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc".

Qua quá trình triển khai hoạt động đã tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức người dân và cộng đồng về việc giữ gìn, xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc theo hướng hiện đại, đồng thời gìn giữ những nét văn hóa truyền thống. Đặc biệt, huyện đã triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”, giúp nhân dân các dân tộc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần. Vai trò của già làng, trưởng bản, những người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc được phát huy trong công tác tuyên truyền, vận động bà con các dân tộc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Những người cao tuổi, nghệ nhân dân gian trên địa bàn đã quan tâm đến việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Đồng bào Mường huyện Yên Lập biểu diễn đâm đuống trong ngày hội văn hóa.

Là một trong số ít nghệ nhân còn giữ gìn múa trống đu, ông Nguyễn Mạnh Hoạch ở xã Đồng Thịnh cho biết: Múa trống đu là loại hình diễn xướng dân gian thể hiện được bản sắc văn hóa của dân tộc. Nhờ cụ Nguyễn Văn Ly truyền dạy tôi đã học và truyền lại cho các thế hệ sau. Hiện nay ở xã vẫn duy trì đội văn nghệ có múa trống đu vào những dịp lễ hội”. Cũng như ông Hoạch, bằng niềm đam mê nghệ thuật và mong muốn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, trong hơn 30 năm qua ông Nguyễn Đình Thưởng ở xã Ngọc Đồng đã truyền dạy cho hàng nghìn người về các kỹ năng cơ bản để tổ chức một lễ hội truyền thống dân gian của người Mường.

Thời gian qua, huyện cũng đã tiến hành kiểm kê các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể các dân tộc trên địa bàn. Nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo vệ và phát huy giá trị như: Khu di tích Lòng chảo Minh Hòa; Đình Phục Cổ Minh Hoà; Khu căn cứ Tôn Sơn, Mộ Xuân, Xuân An; cây di sản ở Xuân An và Minh Hòa... Thông qua Đề tài khoa học bảo tồn phục dựng các di sản văn hóa, lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện. Việc tổ chức lễ hội được thực hiện tiết kiệm, trang trọng, đúng quy định của pháp luật, đúng nghi lễ truyền thống tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho nhân dân.

Các hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc Mường được khơi dậy và phát huy như: Diễn tấu cồng chiêng, đâm đuống... Các lễ hội người Dao như: Tết nhảy, lễ cấp sắc được quy định ở một số chương, điều trong quy ước văn hóa có giảm số ngày đêm tổ chức và chi phí, nghi lễ tổ chức phải giữ đúng bản sắc dân tộc, không có biểu hiện mê tín dị đoan. Vào mỗi dịp đầu xuân mới hay các ngày lễ lớn, huyện thường xuyên chỉ đạo các xã, các đội văn nghệ cơ sở tổ chức chương trình văn nghệ, giao lưu ở từng thôn, bản, khu dân cư phục vụ quần chúng nhân dân thưởng thức và phát huy bản sắc dân tộc. Qua đó, tạo môi trường để văn hóa phát triển lành mạnh, xây dựng tình đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc, nâng cao ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống.

Hà Linh


Hà Linh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Mỗi mùa hoa đỏ về

Mỗi mùa hoa đỏ về
2024-05-12 17:02:00

Khi những cơn mưa rào mùa hạ bất chợt đến rồi đi đỏng đảnh như cô gái mới lớn và những bông phượng vỹ vươn mình thắp lửa khắp sân trường, góc phố, lòng lại nao nao nhớ về thời...

Hát Xoan - niềm tự hào của vùng Đất Tổ

Hát Xoan - niềm tự hào của vùng Đất Tổ
2017-12-08 15:50:37

PTĐT- Đúng 6 năm sau khi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại, ngày 8-12, tại Hàn Quốc, Chủ tịch hội nghị lần thứ 12, Ủy ban...

Đêm nhạc giáng sinh “Imagine” tại Hà Nội

Đêm nhạc giáng sinh “Imagine” tại Hà Nội
2017-12-07 07:58:51

Bốn ca sĩ Tấn Minh, Trọng Tấn, Tùng Dương, Uyên Linh sẽ cùng với dàn nhạc In the spotlight cống hiến cho khán giả Thủ đô một đêm giáng sinh nhiều cảm xúc trong chương trình...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long