
{title}
{publish}
{head}
Bộ Y tế đề nghị khẩn trương kiểm tra đối với việc kê đơn, chỉ định, sử dụng thuốc và hoạt động tiêu thụ sản phẩm không phải là thuốc như sữa, thực phẩm chức năng... trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Nhân viên y tế tư vấn cho người bệnh. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Ngày 20/4, Bộ Y tế thông tin đã có văn bản gửi giám đốc bệnh viện trực thuộc Bộ, giám đốc sở y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định pháp luật trong khám bệnh, chữa bệnh.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, trong thời gian gần đây, qua công tác quản lý khám bệnh, chữa bệnh, công bố của một số cơ quan, đơn vị và phản ánh trên phương tiện thông tin đại chúng về tình trạng nhân viên y tế tư vấn, hướng dẫn người bệnh, người nhà về việc sử dụng các sản phẩm sữa do một số doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, phân phối và được điều tra, phát hiện là sữa giả và việc sản xuất, buôn bán thuốc giả với quy mô lớn...
Để bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật, chuyên môn y tế và bảo đảm quyền lợi, sự an toàn của người bệnh, Bộ Y tế đề nghị giám đốc bệnh viện trực thuộc Bộ, giám đốc sở y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung đối với việc kê đơn, chỉ định, sử dụng thuốc và hoạt động tiêu thụ sản phẩm không phải là thuốc như sữa, thực phẩm chức năng... trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Đối với việc kê đơn, chỉ định, sử dụng thuốc, các cơ sở y tế rà soát, kiểm tra, đối chiếu danh mục thuốc và các thuốc được sử dụng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với các thuốc giả đã được cơ quan chức năng điều tra, phát hiện, xử lý thời gian gần đây, có biện pháp xử lý theo quy định (nếu có vi phạm).
Giám đốc các bệnh viện chỉ đạo việc rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc có các sản phẩm không phải là thuốc như sữa, thực phẩm chức năng... để kịp thời chấn chỉnh, có biện pháp xử lý theo quy định (nếu có vi phạm).
Đặc biệt, các cơ sở y tế cần tăng cường kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh nếu phát hiện hành vi trong khám bệnh, chữa bệnh: Việc kê đơn, chỉ định sử dụng thuốc đối với các thuốc chưa được cấp phép lưu hành theo quy định của pháp luật về dược trong khám chữa bệnh hoặc kê đơn thuốc, chỉ định thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, thiết bị y tế, gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở khám bệnh khác hoặc có hành vi khác nhằm trục lợi; Lợi dụng việc kê đơn thuốc để trục lợi; Quảng cáo thuốc khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung hoặc không đúng với nội dung đã được xác nhận.
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện cần khẩn trương triển khai các giải pháp bảo đảm việc kê đơn, sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; Quản lý, giám sát việc kê đơn, sử dụng thuốc đối với người hành nghề phù hợp với chẩn đoán, tình trạng bệnh, tính cần thiết, đúng mục đích, an toàn, hợp lý và hiệu quả...
Đối với hoạt động tiêu thụ sản phẩm không phải là thuốc như sữa, thực phẩm chức năng... trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện kiểm tra, rà soát việc nhân viên y tế tư vấn, giới thiệu, bán các sản phẩm sữa (đặc biệt các sản phẩm sữa giả đã được cơ quan điều tra, phát hiện), thực phẩm chức năng... cho người bệnh, người nhà.
Các đơn vị có liên quan rà soát, bảo đảm hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện thực hiện theo đúng quy định tại Điều 67 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 và Thông tư số 18/2020/TT-BYT ngày 12/11/2020 của Bộ Y tế quy định về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện.
Bộ Y tế cũng nhấn mạnh các đơn vị có liên quan đẩy mạnh kiểm tra, giám sát việc thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng các sản phẩm không phải là thuốc có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người; quảng cáo vượt quá phạm vi hành nghề hoặc vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, lợi dụng kiến thức y học để quảng cáo gian dối về khám bệnh, chữa bệnh .
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn yêu cầu cần xử lý nghiêm, tuyệt đối không bao che, dung túng các hành vi vi phạm đồng thời tăng cường quán triệt, phổ biến các quy định của pháp luật, thông tin kịp thời để nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của nhân viên y tế , người bệnh, người nhà và người dân trong việc tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm.
Bộ Y tế đề nghị giám đốc bệnh viện trực thuộc Bộ, giám đốc sở y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo triển khai các nội dung trên và báo cáo tình hình triển khai thực hiện, kết quả xử lý vi phạm (nếu có) về Bộ Y tế (qua Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) trước ngày 24/4/2025.
Nguồn TTXVN
baophutho.vn Sau khi lực lượng chức năng liên tục triệt phá các đường dây sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, thuốc giả với quy mô lớn, Cục An toàn thực...
baophutho.vn Bệnh giun rồng, hay còn gọi là bệnh Dracunculiasis hoặc giun Guinea, được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào nhóm các bệnh nhiệt đới bị lãng...
Dinh dưỡng là yếu tố then chốt giúp vận động viên duy trì và cải thiện hiệu suất trong các hoạt động thể thao cường độ cao.
Nếu không được xử trí kịp thời, hạ đường huyết có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, chế độ ăn uống khoa học hoàn toàn có thể hỗ trợ phòng và điều trị hạ đường huyết hiệu quả.
Mỡ lợn từ xa xưa được con người xem là một thực phẩm rất phổ biến trong cách chế biến món ăn của đại đa số dân tộc trên thế giới, nhưng đây cũng là một vị thuốc quý được dùng...
Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh...
Hội chứng Catatonia hay còn gọi là hội chứng căng trương lực, là một rối loạn tâm thần và ảnh hưởng đến khả năng di chuyển bình thường của người bệnh.
Dứa là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đôi khi việc tiêu thụ dứa với một số loại thực phẩm lại không có lợi cho sức khỏe.
Ngày 17/4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết đã rà soát và phát hiện sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus được cung ứng trong bệnh viện thuộc danh mục các sản phẩm sữa do...
Hoại tử vô mạch là tình trạng mô xương chết do mất nguồn cung cấp máu. Khi nguồn cung cấp máu bị gián đoạn, các tế bào xương không nhận được oxy và chất dinh dưỡng cần thiết,...