
{title}
{publish}
{head}
Hầu hết mọi người đều biết rằng ăn quá nhiều natri (muối) không tốt cho sức khỏe, nhưng chúng ta vẫn chưa có thói quen cắt giảm lượng muối tiêu thụ. Dưới đây là 5 bước đơn giản giúp giảm lượng muối ăn vào ở mọi lứa tuổi.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, lượng muối tối đa mà một người trưởng thành có thể tiêu thụ là 5g/ngày. Một thìa khoảng 5g muối có chứa 2.000mg natri, tương đương với lượng muối nên dùng trong ngày. Tuy nhiên, lượng muối khuyến nghị cho trẻ em ít hơn người lớn và tùy thuộc vào độ tuổi.
Mọi người thường nghĩ rằng việc cắt giảm lượng muối tiêu thụ là điều chúng ta nên quan tâm hơn khi già đi. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe đều cho rằng, với những nhịp sống của thời hiện đại như các món ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn vặt, lượng muối ăn trẻ em tiêu thụ hiện nay cũng khá nhiều và về lâu dài làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.
TS. Đỗ Thị Phương Hà - Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: Ăn thừa muối làm tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp, ung thư dạ dày, đột quỵ, tai biến mạch máu não, loãng xương và rất nhiều vấn đề sức khỏe khác. Theo số liệu điều tra mới nhất của Bộ Y tế, hiện nay trung bình mỗi người hàng ngày vẫn đang ăn thừa gấp đôi lượng muối theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới và Viện Dinh dưỡng. Vì vậy để bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân, hãy bắt đầu thực hiện việc giảm muối trong chế độ ăn của gia đình ngay từ khi lên kế hoạch đi chợ và nấu ăn.
1. Chọn thực phẩm nguyên chất, chưa qua chế biến và ăn nhiều rau, trái cây
Chìa khóa cho một mô hình ăn uống lành mạnh cho sức khỏe gia đình bạn là tuân thủ chế độ ăn uống dựa trên thực phẩm nguyên hạt, ít chế biến với nhiều rau và trái cây. Những thực phẩm này thường ít muối hơn so với thực phẩm chế biến sẵn. Càng chế biến nhiều càng có nhiều khả năng muối được thêm vào trong quá trình chế biến.
Một mẹo khi đi mua sắm thực phẩm, khoảng 40% giỏ hàng của bạn nên là rau và trái cây. Trái cây và rau quả tươi, đông lạnh, đóng hộp đều là những lựa chọn tuyệt vời. Nếu sử dụng rau củ đóng hộp, chỉ cần nhớ rửa qua với nước lọc hoặc để ráo nước ướp trong lọ rau đóng hộp.
2. Kiểm tra kỹ nhãn thực phẩm trước khi mua
Khi bạn chú ý so sánh các sản phẩm, thật ngạc nhiên khi thấy mức độ natri có thể khác nhau nhiều như thế nào giữa các sản phẩm tương tự. Hãy quan tâm hơn tới Bảng thông tin dinh dưỡng in trên từng sản phẩm và lựa chọn loại thực phẩm có lượng natri thấp nhất.
3. Không để muối và nước sốt mặn trên bàn ăn
Không nên để các lọ gia vị và nước sốt ngay trên bàn ăn để các thành viên nhỏ tuổi trong gia đình không có thói quen nạp thêm muối. Nước sốt cà chua, mù tạt, nước sốt thịt nướng, tương ớt và nước tương đều chứa một lượng muối đáng kể.
Thực tế là, hầu hết chúng ta đã ăn nhiều muối hơn so với khuyến nghị thông qua thực phẩm đóng gói trước khi chúng ta cầm lọ muối lên hoặc thấm đẫm món ăn ưa thích trong nước sốt cà chua.
Khẩu vị và thói quen ăn uống được hình thành từ rất sớm ở trẻ. Nếu một đứa trẻ tiếp xúc với thức ăn mặn khi còn nhỏ, rất có thể chúng sẽ có sở thích ăn mặn khi trưởng thành. Nếu gia đình bạn thường xuyên sử dụng muối ăn và nước sốt mặn, hãy loại bỏ chúng khỏi bàn ăn sẽ giúp bạn giảm bớt sự phụ thuộc vào việc sử dụng nước sốt để tăng thêm hương vị cho bữa ăn.
4. Sử dụng các loại thảo mộc, gia vị, tỏi và cam quýt thay cho muối
Để tăng thêm hương vị cho thức ăn của bạn trong khi nấu nướng và trên bàn ăn, hãy sử dụng gia vị thảo mộc thay cho muối.
Mặc dù hầu hết lượng muối chúng ta ăn đến từ thực phẩm chế biến và đóng gói, nhưng bạn có thể dễ dàng thêm nhiều hương vị cho bữa ăn của mình bằng cách sử dụng các loại thảo mộc, gia vị và cam quýt (chanh hoặc vỏ chanh), nước xốt và giấm thay cho muối. Dần dần thêm ít muối vào công thức nấu ăn yêu thích và thay thế bằng thảo mộc, vị giác của bạn sẽ thích nghi theo thời gian.
5. Cắt giảm thịt chế biến, thực phẩm hun khói và đồ mặn
Các loại thịt đã qua chế biến như giăm bông, thịt xông khói, xúc xích, thịt bò đóng hộp, thịt gà hun khói và cá hun khói đều chứa nhiều muối. Một cách đơn giản khác để giảm lượng muối ăn vào là cắt giảm thực phẩm mặn và chọn nhiều thực phẩm nguyên chất, ít chế biến hơn.
Do 70 -80% lượng muối trong chế độ ăn của chúng ta được thêm vào trong quá trình chế biến và khi ăn vì vậy nên giảm tối đa lượng muối và gia vị chứa nhiều muối trong khi nấu ăn và khi ăn. Hãy tự nấu ăn ở nhà để có thể chủ động kiểm soát lượng muối ăn vào một cách tốt nhất. Để cắt giảm lượng muối, hãy tự nấu các món ăn hàng ngày tại nhà thay vì mua các loại đồ ăn sẵn. Điều này cũng có thể giúp bạn được chi phí vì đồ ăn đi mua đắt hơn nhiều so với đồ ăn tự nấu.
T.S (Theo suckhoedoisong.vn)
Chuyên gia sức khoẻ gợi ý về 3 cách giúp giảm bớt lượng muối trong khẩu phần ăn hằng ngày một cách hiệu quả, mang lại lợi ích tốt cho sức khoẻ.
Nhiều mẹ mới bắt đầu cho con ăn dặm nhận được những lời khuyên mâu thuẫn về lượng muối. Nhiều mẹ đã rất lo lắng tự hỏi, không biết nên theo lời khuyên nào, có ...
Những thói quen ăn uống dưới đây có thể làm chệch mục tiêu giảm cân của bạn nhiều hơn những gì bạn nhận ra.
Thói quen ăn uống thiếu kiểm soát là một trong những nguyên nhân khiến bạn khó giảm cân. Để sớm lấy lại vóc dáng, bạn có thể áp dụng 5 mẹo sau đây để cảm thấy ...
Nước mắm là một gia vị quen thuộc trong ẩm thực nhưng không phải ai cũng phù hợp để sử dụng. Do hàm lượng muối (natri) cao, lạm dụng nước mắm có thể ảnh hưởng ...
Nghiên cứu mới cho thấy chế độ ăn nhiều natri có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm da dị ứng, gây ngứa và khô da.
Bệnh tăng huyết áp (còn gọi cao huyết áp) là một bệnh lý mạn tính có tỷ lệ người mắc tương đối cao và có xu hướng ngày càng tăng. Người bệnh tăng huyết áp cần ...
Một vài thay đổi đơn giản trong thói quen hàng ngày có thể tác động lớn đến quá trình trao đổi chất, giúp giảm mỡ thừa hiệu quả hơn.
Các vi chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sự phát triển, tăng trưởng, phòng ngừa bệnh tật và sức khỏe. Tìm hiểu một số vi chất dinh dưỡng thiết yếu đối với trẻ em.
Bên cạnh việc thực hiện lối sống lành mạnh và dùng thuốc, người bệnh đái tháo đường có thể bổ sung một số loại thảo dược, có thể hỗ trợ giảm đề kháng insulin và ngăn ngừa một...
Số bệnh nhân sốt xuất huyết ở Hà Nội gia tăng. Biểu hiện bệnh có diễn biến khó lường. Chuyên gia y tế cảnh báo tới người dân, đặc biệt người cao tuổi, người có nhiều bệnh lý...
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi ở trẻ nhỏ, trong đó cũng không ít trường hợp trẻ mắc phải mà nhiều mẹ không ngờ tới đó là chỉ vì thiếu sữa mẹ.
Chế độ ăn uống có thể cải thiện sức khỏe làn da từ trong ra ngoài, do đó hãy bắt đầu bằng việc ăn uống lành mạnh… Một số thực phẩm có thể giúp bảo vệ da chống lại tia cực tím...
Tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu đều được xem là nguyên nhân chính của các bệnh mạn tính như suy tim, xơ vữa động mạch, suy thận, đái tháo đường... Hai bệnh này nếu không điều...
Tàn nhang là vấn đề về da thường gặp, nhất là đối với người có “tone” da sáng màu, càng dễ nhận biết. Đốm tàn nhang xuất hiện nhiều ở vùng da mặt, da tay… Tuy không gây ảnh...
Ra mồ hôi tay, chân có thể gây khó chịu, nhưng nếu được quan tâm và chăm sóc đúng cách, có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của người mắc...