Cập nhật:  GMT+7

7 bài thuốc từ nhân sâm trị huyết áp thấp

Huyết áp thấp cũng là nguyên nhân gây tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim như huyết áp cao. Trong số các biện pháp hỗ trợ điều hòa huyết áp, nhân sâm là một dược liệu quý trong y học cổ truyền có công dụng cải thiện tuần hoàn máu và tăng cường sức khỏe toàn diện.

Theo quan niệm của y học cổ truyền, huyết áp thấp đa phần là do khí huyết hư nhược, đặc biệt là sự suy yếu của khí. Nhân sâm vốn dĩ là thuốc đại bổ nguyên khí, có khả năng nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, tăng cường trương lực mạch máu, thúc đẩy tuần hoàn huyết dịch và cải thiện quá trình cung cấp ôxy cho tổ chức... nên là một trong những vị thuốc đông y có tác dụng làm tăng chỉ số huyết áp.

Tuy nhiên dùng nhân sâm để phòng chống và cải thiện huyết áp thấp như thế nào để đạt được hiệu quả điều trị thì không phải ai cũng tường tận.

7 bài thuốc từ nhân sâm trị huyết áp thấp

Huyết áp thấp cũng là nguyên nhân gây tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim như huyết áp cao.

Một số cách dùng nhân sâm cải thiện huyết áp thấp:

Bài 1: Chữa huyết áp thấp, da nhợt nhạt

Nguyên liệu: Nhân sâm 5g, gà mái 1 con chừng 750g, gia vị vừa đủ.

Cách dùng: Sâm thái phiến, gà làm sạch, bỏ phủ tạng, đem luộc trong nước sôi khoảng 3 phút rồi vớt ra cho vào nồi đất hầm cùng với nhân sâm cho thật nhừ, chế đủ gia vị, chia ăn vài lần.

Công dụng: Đại bổ nguyên khí, dùng thích hợp cho những người huyết áp thấp có kèm theo các triệu chứng như gầy yếu, da mặt nhợt nhạt, mệt mỏi nhiều, hay có cảm giác khó thở, chóng mặt, trí nhớ giảm sút...

Bài 2: Trị huyết áp thấp, người mệt mỏi

Nguyên liệu: Hồng sâm 3g, đùi gà 2 cái, kỷ tử 20g, rau sống, hành, gừng tươi, rượu vang, đường trắng, bột mì vừa đủ.

Cách dùng: Hồng sâm thái phiến mỏng, đem ngâm với 150 ml rượu trắng trong 3 ngày; đùi gà rửa sạch để ráo nước rồi rán vàng; phi hành, gừng cho thơm, bỏ đùi gà, rượu sâm, kỷ tử và gia vị vào hầm cho thật nhừ, chế thêm một chút bột mì cho sánh rồi đổ ra đĩa, ăn nóng.

Công dụng: Ích khí bổ hư, dùng cho người bị huyết áp thấp có kèm theo mệt mỏi như mất sức, chân tay rã rời, chán ăn, đại tiện lỏng loãng, lưng đau gối mỏi...

Bài 3: Trị huyết áp thấp, hay hồi hộp đánh trống ngực

Nguyên liệu: Nhân sâm 5g, long nhãn 20g, liên nhục 20g, lòng đỏ trứng gà 2 cái, đường đỏ 30g.

Cách dùng: Sâm thái phiến mỏng, đem hầm cùng long nhãn và liên nhục cho nhừ rồi cho lòng đỏ trứng gà vào đánh đều, chế đường đỏ, dùng để ăn điểm tâm.

Công dụng: Ích khí dưỡng huyết, bổ tâm tráng thần; dùng cho người bị huyết áp thấp có biểu hiện hay hồi hộp đánh trống ngực, tinh thần bạc nhược, dễ lo sợ, ngủ kém hay mê mộng, chán ăn...

Bài 4: Trị huyết áp thấp, kém ăn

Nguyên liệu: Hồng sâm 3g, hoàng kỳ 9g, đương quy 9g, bạch linh 9g, trần bì 3g, chích thảo 3g.

Cách dùng: Tất cả đem sắc kỹ chừng 1 giờ rồi uống hoặc các vị tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

Công dụng: Kiện tỳ ích khí, dưỡng huyết, bổ hư; dùng cho người bị huyết áp thấp có kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, chân tay rã rời, sắc mặt vàng nhợt, kém ăn, đại tiện lỏng nát...

7 bài thuốc từ nhân sâm trị huyết áp thấp

Hồng sâm (nhân sâm tươi được chưng hấp bằng hơi nước) cải thiện huyết áp thấp

Bài 5: Trị huyết áp thấp có biểu hiện lưng đau gối mỏi

Nguyên liệu: Hồng sâm 60g, ngũ vị tử 60g, phá cố chỉ 60g, bạch truật 60g, hoài sơn 45g, bạch linh 45g, ngô thù 30g, ba kích 30g, nhục đậu khấu 30g, long cốt sao 15g.

Cách dùng: Tất cả sao thơm, tán bột, đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g với nước ấm có pha một chút mật ong hoặc với rượu hâm nóng.

Công dụng: Ôn thận ích khí, dùng thích hợp với người huyết áp thấp có biểu hiện lưng đau gối mỏi, hay sợ lạnh, dễ vã mồ hôi, đại tiện lỏng nát hoặc hay đau bụng đi lỏng vào sáng sớm...

Bài 6: Trị huyết áp thấp kèm theo tình trạng cơ thể suy nhược

Nguyên liệu: Thục địa 9g, đương quy 9g, nhân sâm 6g, bạch truật 6g, chích thảo 6g, gừng tươi 3 lát, đại táo 2 quả.

Cách dùng: Các vị sấy khô, tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

Công dụng: Bổ khí dưỡng huyết, dùng cho người già bị huyết áp thấp kèm theo tình trạng cơ thể suy nhược, gầy yếu, sắc mặt nhợt nhạt, hay có cảm giác khó thở, ngại nói, trí nhớ giảm sút, chán ăn...

Bài 7: Trị huyết áp thấp miệng khát

Nguyên liệu: Nhân sâm 10g, mạch môn 15g, ngũ vị tử 10g.

Cách dùng: Các vị sấy khô, tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

Công dụng: Ích khí sinh tân, liễm âm chỉ hãn; dùng cho người bị huyết áp thấp kèm theo tình trạng mệt mỏi, môi khô miệng khát, vã mồ hôi nhiều, dễ hồi hộp, có bệnh lý hô hấp mạn tính như viêm phế quản, khí phế thũng, hen phế quản, hay ho khan, đại tiện táo...

T.S (Theo suckhoedoisong.vn)


T.S (Theo suckhoedoisong.vn)

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Nguy cơ tiềm ẩn khi ăn đậu bắp

Nguy cơ tiềm ẩn khi ăn đậu bắp
2025-04-09 08:24:00

Đậu bắp là một loại thực phẩm giàu chất xơ, chất chống oxy hóa và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều có thể gây ra một số nguy cơ tiềm ẩn...

5 vi chất dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ em

5 vi chất dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ em
2025-04-08 08:45:00

Các vi chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sự phát triển, tăng trưởng, phòng ngừa bệnh tật và sức khỏe. Tìm hiểu một số vi chất dinh dưỡng thiết yếu đối với trẻ em.

5 thảo dược tốt nhất cho người đái tháo đường

5 thảo dược tốt nhất cho người đái tháo đường
2025-04-08 08:39:00

Bên cạnh việc thực hiện lối sống lành mạnh và dùng thuốc, người bệnh đái tháo đường có thể bổ sung một số loại thảo dược, có thể hỗ trợ giảm đề kháng insulin và ngăn ngừa một...

Cách phòng ngừa cục máu đông

Cách phòng ngừa cục máu đông
2025-04-08 08:30:00

Cục máu đông hay huyết khối có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng một số trường hợp có nguy cơ hình thành cục máu đông cao hơn, có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng, gây biến chứng đau...

Tập cardio hay tập tạ tốt hơn để giảm cân?

Tập cardio hay tập tạ tốt hơn để giảm cân?
2025-04-04 08:18:00

Cardio và tập tạ đều là những phương pháp hiệu quả để giảm cân, nhưng mỗi loại hình tập luyện lại có tác động khác nhau đến cơ thể. Để đạt được kết quả tốt nhất, cần hiểu rõ ưu...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long