{title}
{publish}
{head}
Sau 124 năm từ ngày được thành lập, trải qua bao thăng trầm lịch sử với nhiều lần biến động về địa giới hành chính, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn luôn phát huy truyền thống quê hương cách mạng, sáng tạo, đoàn kết và vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Lịch sử hơn trăm năm thành lập
Một góc Bắc Kạn xưa, được người Pháp chụp năm 1932 (Nguồn: Trung tâm lưu trữ tỉnh Bắc Kạn).
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Đến năm 1895, chúng mới đặt được chân lên vùng đất Bắc Kạn do gặp phải sự kháng cự ngoan cường của Nhân dân. Khi đã hoàn thành công cuộc chinh phục và bình định căn bản khu vực miền núi phía Bắc, để thống trị và bóc lột nhân dân các dân tộc miền núi, ngày 11/4/1900, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định tách một phần đất thuộc tỉnh Thái Nguyên thành lập tỉnh Bắc Kạn gồm bốn châu: Bạch Thông, Chợ Rã, Thông Hoá (sau đổi thành Na Rì) và Cảm Hoá (sau đổi thành Ngân Sơn). Sau khi đặt được ách thống trị lên Bắc Kạn, thực dân Pháp đẩy mạnh cuộc khai thác thuộc địa một cách có hệ thống trên quy mô lớn.
Cùng với cả nước, Nhân dân Bắc Kạn đã dấy lên phong trào kháng Pháp mạnh mẽ. Nhất là sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo phong trào cách mạng cả nước (3/2/1930), phong trào Việt Minh tại Bắc Kạn đã từng bước nhen nhóm và ngày càng phát triển mạnh. Với sự có mặt của đồng chí Võ Nguyên Giáp, chi bộ Nam tiến đã tổ chức kết nạp những đội viên trung kiên vào Đảng và tuyên bố thành lập chi bộ Chí Kiên (22/9/1943). Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt trong phong trào cách mạng Bắc Kạn. Chi bộ Chí Kiên là chi bộ đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương ở Bắc Kạn. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám ở Bắc Kạn năm 1945 đã diễn ra nhanh chóng và hoàn thành thắng lợi, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của Đảng bộ, Mặt trận Việt Minh và toàn thể nhân dân Bắc Kạn.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, trong suốt thời kỳ từ kháng chiến chống thực dân Pháp đến những năm tháng xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà, Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn đã làm tròn nhiệm vụ của mình, lãnh đạo Nhân dân các dân tộc trong tỉnh phát triển kinh tế - xã hội, chi viện cho tiền tuyến, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, Bắc Kạn đã có 9.021 thanh niên xung phong ra mặt trận. Đảng và Nhà nước ta đã tuyên dương danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” cho 3 đồng chí Nguyễn Văn Tấn, Hà Văn Vấn và liệt sĩ Nguyễn Văn Thoát; hơn 2.000 con em đồng bào các dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã anh dũng hy sinh để đổi lấy độc lập, tự do và thống nhất đất nước. Toàn tỉnh hiện có 100 “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”...
Không ngừng đổi mới đi lên
Trải qua 124 năm hình thành và phát triển, cùng với cả nước, đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã vượt qua nhiều khó khăn, phát huy mọi nguồn lực, tìm hướng đi mới với những cách làm sáng tạo, phù hợp với thực tiễn của địa phương. Đặc biệt, từ khi tái thành lập tỉnh năm 1997 đến nay, được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và sự giúp đỡ của các ban, bộ, ngành Trung ương, các tỉnh bạn nên Bắc Kạn đã có những đổi thay toàn diện.
Một góc thành phố Bắc Kạn hôm nay.
Kinh tế của tỉnh có bước chuyển biến theo hướng tích cực. Kết thúc năm 2023, kinh tế của tỉnh tăng trưởng 6,63%; thu nhập bình quân đầu người đạt 50,3 triệu đồng/người/năm. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt hơn 900 tỷ đồng. Tính đến hết năm 2023, toàn tỉnh có 184 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên. Cơ sở hạ tầng được đầu tư, diện mạo cảnh quan môi trường đô thị, nông thôn ngày càng khởi sắc. Hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút, vận động vốn đầu tư nước ngoài được tăng cường. Trong năm 2023, UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư cho 07 dự án với tổng vốn đầu tư trên 1.258 tỷ đồng. Sản xuất nông, lâm nghiệp đạt được những kết quả quan trọng.
Từ một nền kinh tế thuần nông, tỉnh đã từng bước hình thành sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với chế biến mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sản xuất lâm nghiệp có bước phát triển mạnh, tỷ lệ che phủ rừng duy trì 73,4%, cao nhất cả nước. Chương trình xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo thực hiện, đến nay, toàn tỉnh có 23 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Hoạt động thương mại, dịch vụ được duy trì ổn định, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của Nhân dân. Cơ sở hạ tầng được tăng cường đầu tư làm cho diện mạo cảnh quan môi trường, nông thôn, đô thị ngày càng có nhiều khởi sắc, đổi thay. Đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của tỉnh còn 21,95%, giảm 2,76% so với năm 2022.
Công tác quốc phòng, an ninh được tăng cường, thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh Nhân dân được xây dựng, củng cố vững chắc. Tình hình an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn cơ bản ổn định tạo môi trường lành mạnh để thu hút đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Hệ thống chính trị không ngừng được củng cố. Công tác phát triển đảng được đẩy mạnh, đến nay Đảng bộ tỉnh có 37.200 đảng viên. Chất lượng các chi, đảng bộ và đảng viên không ngừng được nâng lên. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được đẩy mạnh. Công tác cải cách hành chính tiếp tục được các ngành, các cấp từ tỉnh đến cơ sở quan tâm chỉ đạo mạnh mẽ. Chỉ số PAPI năm 2023 của tỉnh đạt 43,3483 điểm, nằm trong nhóm trung bình cao, tăng 8 bậc so với năm 2022.
Với những thành tích đạt được, tỉnh Bắc Kạn đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý: Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (năm 2000); Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2006), Huân chương Độc lập hạng Nhất (năm 2016)...
Chặng đường 124 năm với bao công sức, tâm huyết của các thế hệ cha anh đã xây dựng nên một trang sử vẻ vang, đáng trân trọng, tự hào của tỉnh Bắc Kạn. Những kết quả đạt được là cơ sở quan trọng để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn tiếp tục quyết tâm phấn đấu, đoàn kết, ra sức sáng tạo, xây dựng Bắc Kạn ngày càng phát triển.
TK (Theo baobackan.vn)
Cùng với việc đẩy mạnh phát triển KT - XH, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Quản Bạ (tỉnh Hà Giang) có nhiều giải pháp tích cực trong việc khơi dậy, giữ gìn...
Như một quy luật tất yếu, những thiên đường nghỉ dưỡng nổi tiếng toàn cầu đều hội tụ những yếu tố cốt lõi: Thiên nhiên tuyệt mỹ - kết nối thuận lợi - đa dạng dịch vụ. Và tất cả...
Với mong muốn xây dựng và đưa thương hiệu “Cà phê Đăk Hà” vươn xa, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum đã triển khai nhiều giải pháp không chỉ mở rộng vùng nguyên liệu mà còn đảm bảo...
Do đặc thù về điều kiện địa hình, khí hậu và đặc điểm tự nhiên nơi sinh sống nên mỗi nhóm, ngành dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lào Cai sở hữu những loại hình kiến trúc nhà...
Nhóm khảo sát của Công ty TNHH Jungle Boss (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) vừa phát hiện một hồ nước bí ẩn trong một nhánh phụ của hang Thung, thuộc hệ thống hang động ở hung Thoòng.
Hoàng Su Phì, mảnh đất cửa ngõ phía Tây của tỉnh Hà Giang có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, con người thân thiện, mến khách cùng nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc. Những...
Hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch nội địa với chủ đề “Người Việt đi du lịch Việt - Việt Nam tôi yêu” của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Sơn La đã triển khai với...
Những năm gần đây, du lịch Sơn La đang có bước phát triển mang tính đột phá, với nhiều khu, điểm du lịch hấp dẫn được hình thành. Trong đó, liên kết được xem là giải pháp thiết...
Cách thành phố Sơn La 40 km, được thiên nhiên ưu đãi với cảnh quan tươi đẹp, đồng bào các dân tộc huyện Mường La đang lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc. Bên cạnh...
Thung lũng mặt trời mọc thuộc xã Nâm N’đir, huyện Krông Nô (Đắk Nông) thể hiện rõ nét sự hòa quyện giữa nước và lửa, hai yếu tố đặc trưng của Công viên địa chất toàn cầu...
Di tích lịch sử văn hóa quốc gia Gò Thành thuộc ấp Tân Thành, xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, cách chợ Ông Văn, xã Đăng Hưng Phước chừng 200m.
Tỉnh Đồng Nai có nhiều nơi nổi tiếng với các loại trái cây ngon như: Chôm chôm, măng cụt, mít tố nữ, sầu riêng (thành phố Long Khánh); vùng dâu An Phước, sầu riêng (huyện Long...