{title}
{publish}
{head}
Trong các lễ hội mùa Xuân diễn ra ở các huyện miền núi, lễ hội của đồng bào dân tộc Mường rất phong phú, đa dạng, bao gồm nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể khác như: Nghệ thuật trình diễn dân gian, tri thức dân gian, nghề thủ công; từ quy trình thực hành các nghi lễ đến lễ vật dâng cúng thần linh... đều mang đậm bản sắc văn hóa Mường, đáp ứng đời sống tâm linh của cộng đồng cư dân.
Diễn tấu cồng chiêng trong Lễ hội Đình Khoang, xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn.
Mở đầu các lễ hội trong năm là Lễ hội mở cửa rừng của người Mường huyện Yên Lập (Đoọc Moong hay còn gọi lễ hội Tì Sằn) được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng Giêng. Lễ hội với đặc trưng là tái hiện cuộc đi săn của các phường săn xưa, phần hội tưng bừng náo nhiệt, mang đậm bản sắc văn hóa Mường với những điệu hát Ví, múa Mỡi, múa Sênh tiền, đâm đuống, kéo co, hò đu, bắn nỏ... tạo không khí vui tươi, sôi nổi, khích lệ tinh thần hăng say lao động trước mùa khai sơn mới. Năm nay, huyện Yên Lập vừa tổ chức đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ mở cửa rừng của người Mường huyện Yên Lập.
Huyện Thanh Sơn là địa phương có nhiều lễ hội với đặc trưng văn hóa Mường như: Lễ hội đình Lương Nha, xã Lương Nha; Lễ hội Đình Vỏ Trong, xã Yên Lương; Đình Bản Thôn, xã Yên Sơn; Lễ hội Đình Khoang, xã Hương Cần; Lễ hội Đình Cả, xã Tất Thắng; Lễ hội Đình Thạch Khoán, xã Thạch Khoán; Lễ hội Đình Thủ Rồng xã Yên Lãng; Lễ hội đình Chung, xã Giáp Lai... Đa phần các đình trên địa bàn huyện đều thờ Đức Thánh Tản Viên, thân mẫu của ngài là bà Đinh Thị Đen và các nhân vật lịch sử thời Hùng Vương dựng nước là các vị Thổ tù họ Đinh: Đinh Công Mộc, Đinh Công Tốt, Đinh Công Nhạ, Đinh Công Thái, Cao Sơn, Quý Minh...
Lễ hội Đình Khoang, xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn được tổ chức vào ngày Rằm tháng Giêng, nơi đây thờ Tản Viên Sơn Thánh và thân mẫu của ngài - Thánh Mẫu Đinh Thị Đen. Chủ tế Phùng Đức Hòa chia sẻ: “Đây là năm thứ 10 tôi làm chủ tế trong Lễ hội Đình Khoang, Lễ hội được tổ chức theo nghi lễ truyền thống, sau lễ rước kiệu và nghi lễ tế, phần hội diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, trò chơi dân gian. Các hoạt động văn hóa trong Lễ hội Đình Khoang mang đậm bản sắc văn hóa Mường, thu hút đông đảo người dân tham gia, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, bắt đầu một năm mới mùa màng tốt tươi, lao động sản xuất hiệu quả, đời sống người dân càng ấm no”.
Phần lớn các lễ hội truyền thống trên địa bàn có đông đồng bào Mường sinh sống đều lưu giữ được những nét văn hóa đặc trưng, nhất là nghệ thuật trình diễn dân gian, trò chơi dân gian, thi đấu thể thao như: Diễn tấu cồng chiêng, đâm đuống, hát ví, rang, múa trống đu, sênh tiền, tung còn, bịt mắt bắt vịt, đu trà, bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy... Nghệ thuật trình diễn dân gian của đồng bào Mường rất đa dạng, phong phú, các động tác múa thể hiện việc gặt lúa, mời cơm, mời rượu, săn bắn, bắt cá suối, trồng bông, dệt vải... cầu mong thần linh phù trợ để hoà hợp với đất trời, cho mùa màng tốt tươi, nhà nhà tươi vui, khỏe mạnh.
Việc tổ chức thi đấu các môn thể thao, trò chơi dân gian hoặc trình diễn nghệ thuật truyền thống trong ngày hội Xuân thêm gắn kết tình làng nghĩa xóm, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Thông qua đó, giới thiệu, quảng bá để người dân và du khách thêm hiểu về các giá trị, ý nghĩa đích thực của tín ngưỡng, nghi lễ truyền thống, cùng gìn giữ bản sắc văn hóa vùng Đất Tổ thông qua các lễ hội, để mùa Xuân trẩy hội thêm ý nghĩa.
Nguyên An
Những năm qua, huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) đã đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá, qua đó góp phần gìn giữ, tạo môi trường bổ ích, ý nghĩa để...
baophutho.vn Ngày 20/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Phú Thọ lần thứ IV.
Lễ hội Nàng Hai (hay còn gọi là Mẹ Trăng) của người Tày ở tỉnh Cao Bằng là một trong những lễ hội dân gian truyền thống, mang đậm tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ. Lễ hội...
Những cánh chim Phí, Chơ-rao mặc sức sải cánh giữa đại ngàn; các buôn làng yên bình bên dòng Đa Nhim dịu dàng, tuôn chảy; những người con mộc mạc, chân chất sống với nhau hết...
Sâm Ngọc Linh là loại dược liệu quý (đồng bào Xơ Đăng gọi là cây thuốc dấu) đã trở thành quốc bảo. Để cây sâm Ngọc Linh từ quốc bảo thực sự trở thành quốc kế dân sinh, giúp...
Như thường lệ, vào mỗi dịp đầu năm mới, các bản, làng của đồng bào dân tộc Tày tỉnh Hà Giang lại nô nức, phấn khởi tham gia Lễ hội Lồng Tồng. Đây là lễ hội độc đáo của người...
Gây dựng thương hiệu cho thổ cẩm BaNa; tạo chuỗi sản phẩm, dịch vụ trải nghiệm văn hóa của đồng bào H’Mông..., nhiều nhóm phụ nữ yêu văn hóa truyền thống đã và đang tâm huyết...
Nhắc đến nghệ thuật trang trí trang phục của người Xá Phó ở Lào Cai, người ta thường nghĩ ngay đến hoa văn hạt cườm và thêu đếm sợi. Loại hình này từng được Bộ Văn hóa, Thể...
Nghề dệt thủ công truyền thống của người Ba Na đã có từ lâu, được lưu truyền từ đời này đến đời khác và tồn tại cho đến ngày nay.
Sự biến động của thời gian, hoàn cảnh sống, ảnh hưởng của quá trình hội nhập khiến cho văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số đang nguy cơ mai một.
Ở thị trấn Yên Cát (Như Xuân), người ta gọi ông Lê Văn Cứu là “nhà văn hóa”, bởi những đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào Thổ tại địa phương.
Lễ hội Lùng Tùng còn được gọi là Lễ hội xuống đồng, đây là hoạt động tín ngưỡng mang tính chất nghi lễ nông nghiệp cổ xưa, mở đầu cho một mùa sản xuất mới của người Thái ở...