{title}
{publish}
{head}
Sâm Ngọc Linh là loại dược liệu quý (đồng bào Xơ Đăng gọi là cây thuốc dấu) đã trở thành quốc bảo. Để cây sâm Ngọc Linh từ quốc bảo thực sự trở thành quốc kế dân sinh, giúp đồng bào DTTS có thu nhập cao, chính quyền huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã và đang đề ra nhiều giải pháp, đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp để sớm hiện thực hóa mục tiêu đó.
Cây sâm Ngọc Linh đang giúp nhiều hộ đồng bào DTTS ở Tu Mơ Rông có được cuộc sống ổn định, vươn lên làm giàu.
Giàu nhờ trồng sâm
Để lên vườn sâm Ngọc Linh, anh A Môn ở thôn Ngọc La, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông mời chúng tôi lên chiếc ô tô For Raptor anh mới mua trị giá 1,5 tỷ đồng. Trên đường đi, A Môn hồ hởi kể: Anh bắt đầu trồng sâm Ngọc Linh từ năm 2014 với khoảng 50 cây, đến nay đã phát triển lên hơn 6.000 cây từ 7 đến 10 năm tuổi. Hạt sâm thu hoạch thì ươm giống để bán cho bà con trong xã, bình quân mỗi năm bán 3.000 đến 5.000 cây giống, với giá bán 350 nghìn đồng 1 cây. Còn sâm củ thì bán từ 80 - 200 triệu đồng/1kg. Nhờ cây sâm Ngọc Linh mà gia đình anh đã có được cuộc sống ổn định và có tích lũy.
Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với cây sâm Ngọc Linh, những năm qua, chính quyền xã Măng Ri đã tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia phát triển cây sâm Ngọc Linh bằng nhiều hình thức, như: Sử dụng vốn tích lũy và vay vốn ưu đãi mua giống trồng; tham gia liên kết làm công nhân cho Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum. Đến nay, Nhân dân trên địa bàn xã trồng được 26,5ha sâm Ngọc Linh, với khoảng 265.000 cây.
Anh A Cheng ở thôn Chung Tam, xã Măng Ri chia sẻ: Hiện gia đình đã trồng được 4.000 cây sâm Ngọc Linh. Hằng năm thu nhập từ bán củ, cây giống cũng vài trăm triệu đồng.
Tu Mơ Rông được xem là vùng trọng điểm phát triển cây sâm Ngọc Linh của tỉnh Kon Tum. Nhờ sự tuyên truyền, vận động của chính quyền địa phương, giờ đây nhiều hộ đồng bào DTTS trên địa bàn huyện đã nhận thức được giá trị của sâm Ngọc Linh. Cùng với nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, các hộ dân đã mạnh dạn vay vốn ưu đãi để đầu tư mua giống mở rộng thêm diện tích.
Đến nay, toàn huyện Tu Mơ Rông đã trồng được trên 2.300ha sâm Ngọc Linh; trong đó, người dân tự trồng khoảng 80ha, còn lại là diện tích của các Công ty, doanh nghiệp. Nhờ cây sâm Ngọc Linh và các loại cây dược liệu khác mà nhiều hộ đồng bào DTTS ở huyện Tu Mơ Rông không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu chính đáng.
Đưa quốc bảo trở thành quốc kế dân sinh
UBND huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) tổ chức phát 12.000 cây giống sâm Ngọc Linh do Thủ tướng tặng - Ảnh: UBND Huyện Tu Mơ.
Với mục tiêu bảo tồn, giữ gìn sự quý hiếm của sâm Ngọc Linh, cũng như hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc kế dân sinh, huyện Tu Mơ Rông đã cụ thể hóa bằng các kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 14 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI “Về đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Trong đó, tập trung các nguồn lực, giải pháp để hỗ trợ cho người dân về cây giống, kỹ thuật, giao đất, giao rừng... để người dân trên địa bàn có điều kiện thuận lợi trong công tác bảo tồn phát triển cây sâm Ngọc Linh
Mới đây, UBND huyện Tu Mơ Rông đã tổ chức cấp phát 12.000 cây sâm giống Ngọc Linh của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tặng cho 300 hộ nghèo là đồng bào Xơ Đăng của huyện. Đây là món quà to lớn, giúp đồng bào Xơ Đăng có thêm điều kiện trồng sâm, từ đó vươn lên thoát nghèo.
Anh A Liêm ở thôn Pu Tá, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông cho biết: Nhận được 40 cây sâm Ngọc Linh của Thủ tướng tặng gia đình rất vui mừng. Hy vọng vườn sâm sẽ sớm cho thu hoạch.
Đưa quốc bảo trở thành quốc kế dân sinh
Với mục tiêu bảo tồn, giữ gìn sự quý hiếm của sâm Ngọc Linh, cũng như hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc kế dân sinh, huyện Tu Mơ Rông đã cụ thể hóa bằng các kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 14 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI “Về đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Trong đó, tập trung các nguồn lực, giải pháp để hỗ trợ cho người dân về cây giống, kỹ thuật, giao đất, giao rừng... để người dân trên địa bàn có điều kiện thuận lợi trong công tác bảo tồn phát triển cây sâm Ngọc Linh
Mới đây, UBND huyện Tu Mơ Rông đã tổ chức cấp phát 12.000 cây sâm giống Ngọc Linh của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tặng cho 300 hộ nghèo là đồng bào Xơ Đăng của huyện. Đây là món quà to lớn, giúp đồng bào Xơ Đăng có thêm điều kiện trồng sâm, từ đó vươn lên thoát nghèo.
Toàn tỉnh Kon Tum hiện trồng được khoảng 2.385ha sâm Ngọc Linh. Kỳ vọng việc đưa sâm Ngọc Linh từ quốc bảo trở thành quốc kế dân sinh sẽ không chỉ giúp đồng bào DTTS có cuộc sống ấm no, hạnh phúc mà còn đưa Kon Tum trở thành một địa chỉ hấp dẫn về địa lý cho thương hiệu sâm Ngọc Linh Việt Nam mang tầm quốc tế. “
Anh A Liêm ở thôn Pu Tá, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông cho biết: Nhận được 40 cây sâm Ngọc Linh của Thủ tướng tặng gia đình rất vui mừng. Hy vọng vườn sâm sẽ sớm cho thu hoạch.
Để cây sâm Ngọc Linh thực sự trở thành quốc kế dân sinh, huyện Tu Mơ Rông đã lồng ghép nhiều nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia để hỗ trợ cây giống cho bà con. Cùng với đó, bà con đã thay đổi tư duy mạnh mẽ, nhiều hộ đã bán trâu, bò và dùng tiền tích lũy để đặt cọc trước cây giống sâm Ngọc Linh. Trong quá trình phát triển cây sâm Ngọc Linh, đồng bào Xơ Đăng ở huyện Tu Mơ Rông đã thay đổi tư duy từ phát rừng làm nương rẫy sang giữ rừng và trồng thêm rừng.
Anh A Phượng ở thôn Kô Xia 2, xã Ngọk Lây, huyện Tu Mơ Rông cho biết: Cây sâm Ngọc Linh chỉ có thể trồng ở khu vực rừng già, có độ cao từ 1.800 đến 2.000m so với mực nước biển, dưới tán rừng có nhiều mùn. Vì vậy, nếu mình không giữ rừng, không phát triển thêm rừng thì không thể trồng sâm Ngọc Linh.
Ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết: Trong những năm qua từ các chương trình mục tiêu quốc gia, UBND các xã xây dựng các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo định hướng phát triển các cây chủ lực của huyện trong đó phát triển chính là cây dược liệu và cây sâm Ngọc Linh để hỗ trợ giống cho người dân phát triển diện tích. Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn cho người trồng sâm nắm được quy trình kỹ thuật, chăm sóc và bảo vệ cây sâm Ngọc Linh phát triển. Huyện cũng thực hiện tốt chức năng chỉ dẫn địa lý cho sâm Ngọc Linh nhằm bảo hộ sản xuất và làm tăng giá trị của sâm Ngọc Linh; kêu gọi các doanh nghiệp trong nước có tâm huyết, tầm nhìn và tiềm lực tham gia vào sứ mệnh phát triển sâm Ngọc Linh.
Để cây sâm Ngọc Linh thực sự trở thành quốc kế dân sinh, huyện Tu Mơ Rông đã lồng ghép nhiều nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia để hỗ trợ cây giống cho bà con. Cùng với đó, bà con đã thay đổi tư duy mạnh mẽ, nhiều hộ đã bán trâu, bò và dùng tiền tích lũy để đặt cọc trước cây giống sâm Ngọc Linh. Trong quá trình phát triển cây sâm Ngọc Linh, đồng bào Xơ Đăng ở huyện Tu Mơ Rông đã thay đổi tư duy từ phát rừng làm nương rẫy sang giữ rừng và trồng thêm rừng.
Anh A Phượng ở thôn Kô Xia 2, xã Ngọk Lây, huyện Tu Mơ Rông cho biết: Cây sâm Ngọc Linh chỉ có thể trồng ở khu vực rừng già, có độ cao từ 1.800 đến 2.000m so với mực nước biển, dưới tán rừng có nhiều mùn. Vì vậy, nếu mình không giữ rừng, không phát triển thêm rừng thì không thể trồng sâm Ngọc Linh.
Ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết: Trong những năm qua từ các chương trình mục tiêu quốc gia, UBND các xã xây dựng các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo định hướng phát triển các cây chủ lực của huyện trong đó phát triển chính là cây dược liệu và cây sâm Ngọc Linh để hỗ trợ giống cho người dân phát triển diện tích. Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn cho người trồng sâm nắm được quy trình kỹ thuật, chăm sóc và bảo vệ cây sâm Ngọc Linh phát triển. Huyện cũng thực hiện tốt chức năng chỉ dẫn địa lý cho sâm Ngọc Linh nhằm bảo hộ sản xuất và làm tăng giá trị của sâm Ngọc Linh; kêu gọi các doanh nghiệp trong nước có tâm huyết, tầm nhìn và tiềm lực tham gia vào sứ mệnh phát triển sâm Ngọc Linh.
Theo Phạm Nguyên/baodantoc.vn
Những năm qua, huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) đã đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá, qua đó góp phần gìn giữ, tạo môi trường bổ ích, ý nghĩa để...
baophutho.vn Ngày 20/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Phú Thọ lần thứ IV.
Như thường lệ, vào mỗi dịp đầu năm mới, các bản, làng của đồng bào dân tộc Tày tỉnh Hà Giang lại nô nức, phấn khởi tham gia Lễ hội Lồng Tồng. Đây là lễ hội độc đáo của người...
Gây dựng thương hiệu cho thổ cẩm BaNa; tạo chuỗi sản phẩm, dịch vụ trải nghiệm văn hóa của đồng bào H’Mông..., nhiều nhóm phụ nữ yêu văn hóa truyền thống đã và đang tâm huyết...
Nhắc đến nghệ thuật trang trí trang phục của người Xá Phó ở Lào Cai, người ta thường nghĩ ngay đến hoa văn hạt cườm và thêu đếm sợi. Loại hình này từng được Bộ Văn hóa, Thể...
Nghề dệt thủ công truyền thống của người Ba Na đã có từ lâu, được lưu truyền từ đời này đến đời khác và tồn tại cho đến ngày nay.
Sự biến động của thời gian, hoàn cảnh sống, ảnh hưởng của quá trình hội nhập khiến cho văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số đang nguy cơ mai một.
Ở thị trấn Yên Cát (Như Xuân), người ta gọi ông Lê Văn Cứu là “nhà văn hóa”, bởi những đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào Thổ tại địa phương.
Lễ hội Lùng Tùng còn được gọi là Lễ hội xuống đồng, đây là hoạt động tín ngưỡng mang tính chất nghi lễ nông nghiệp cổ xưa, mở đầu cho một mùa sản xuất mới của người Thái ở...
baophutho.vn Đối với người Mường, cồng chiêng không đơn thuần là nhạc khí mà còn là thanh âm quan trọng, linh thiêng trong phong tục, tập quán sinh hoạt văn...
Quan tâm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các DTTS, ngoài thực hiện hiệu quả chính sách chung của Nhà nước, tỉnh Đắk Lắk còn có những quyết sách đặc thù và căn...
Tả Phìn (thuộc thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) là vùng đất mang đậm bản bản sắc văn hóa dân tộc Dao đỏ – nơi đây hội tụ đủ 7 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nhiều năm qua, đây...