
{title}
{publish}
{head}
NDO - Thông tin liên quan đến đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản cũng như tại một số khu vực trên thế giới, Bộ Y tế cho biết, Bộ đang tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để có khuyến cáo kịp thời.
Người dân đi bộ qua một ngã tư ở Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: Tân Hoa xã)
Theo Bộ Y tế, Hệ thống giám sát dựa vào sự kiện tại Việt Nam ghi nhận các thông tin về đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản, theo đó dữ liệu công bố (ngày 31/1/2025) của Viện Truyền nhiễm Quốc gia Nhật Bản, từ ngày 2/9/2024 đến ngày 26/1/2025 tại Nhật Bản ghi nhận khoảng 9,5 triệu trường hợp mắc cúm mùa; trong đó, tuần cuối cùng của năm 2024 (từ 23-29/12/2024) đã ghi nhận hơn 317.000 trường hợp.
Tokyo, Hokkaido, Osaka và Fukuoka là các khu vực có đông dân cư và có nhiều điểm du lịch, tập trung đông người là các địa bàn bị ảnh hưởng nhất của đợt bùng phát dịch cúm mùa hiện tại. Đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản hiện nay, chủ yếu do cúm A gây ra, nhưng vẫn còn nguy cơ bùng phát dịch do cúm B.
Trước đó, theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới ngày 7/1/2025, tại nhiều quốc gia ở Bắc bán cầu, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp cấp tính có xu hướng gia tăng theo mùa vào thời điểm cuối năm do các tác nhân gây bệnh hô hấp như virus cúm mùa, RSV và các virus phổ biến khác như hMPV, mycoplasma pneumoniae.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ mắc các hội chứng cúm (ILI) hoặc nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính (ARI) ở một số quốc gia ở Bắc bán cầu đã tăng lên trong những tuần cuối năm 2024 và vượt qua mức cơ sở theo mùa thông thường.
Ngoài ra, theo kết quả giám sát cúm trên thế giới, bệnh cúm mùa cũng gia tăng ở nhiều quốc gia ở châu Âu (xuất hiện tất cả các phân nhóm của virus cúm), Bắc Mỹ (chủ yếu là cúm A), Trung Mỹ và Caribbean (chủ yếu là cúm A/H3N2), Tây Phi (chủ yếu là cúm B), Bắc Phi (chủ yếu là cúm A/H3N2), Đông Phi (chủ yếu là cúm B) và nhiều quốc gia ở châu Á (chủ yếu là cúm A(H1N1) pdm09), phù hợp với xu hướng điển hình cho thời điểm cuối năm.
Bộ Y tế cho biết sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, đơn vị triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời và cung cấp các thông tin đầy đủ, chính xác, không để xảy ra hoang mang, lo lắng, nhưng không chủ quan, lơ là trước các diễn biến của tình hình dịch bệnh, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan.
Bộ Y tế cung cấp các khuyến cáo, thông điệp để người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.
Để chủ động phòng chống cúm mùa, người dân thực hiện tốt các nội dung sau:
Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; Đeo khẩu trang tại nơi tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi);
Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng; Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết; Tiêm vaccine cúm mùa phòng bệnh; Thực hiện lối sống lành mạnh; ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm virus cúm; tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.
Cục Y tế dự phòng lưu ý: Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời.
Nguồn nhandan.vn
baophutho.vn Trước tình trạng lượng máu dự trữ giảm mạnh trong mùa hè, đặc biệt là nhóm máu O, nhiều cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đang khẩn thiết...
baophutho.vn Vào lúc 1h sáng ngày 14/7, tại phòng can thiệp, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (xã Chí Đám), các bác sĩ Khoa Chẩn đoán hình ảnh phối hợp với Khoa...
Quả mận tươi và mận khô không chỉ là loại trái cây thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích đáng ngạc nhiên cho sức khỏe.
heo các chuyên gia, dinh dưỡng đóng vai trò then chốt trong việc khởi phát sớm quá trình dậy thì ở trẻ. Do đó các bậc phụ huynh cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng góp phần định...
Viêm da cơ địa thuộc phạm vi chứng thấp chẩn, thấp sang trong Đông y, có đặc điểm hình thái tổn thương đa dạng, ngứa nhiều và hay tái phát, dễ diễn biến mạn tính...
Magie được phát hiện có vai trò với giấc ngủ ngon nên nồng độ magie thấp có thể dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ. Tham khảo một số thực phẩm giàu magie giúp cải thiện giấc ngủ.
Đái tháo đường (tiểu đường) là một tình trạng mạn tính, thường kéo dài suốt đời, trong đó cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng hiệu quả insulin, dẫn đến...
Bộ Y tế đề xuất bổ sung quy định số thứ tự 12 - bệnh do phế cầu thuộc Danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng bắt buộc phải sử dụng vaccine và lịch tiêm chủng trong Chương trình...
Nghỉ Tết kéo dài cùng với nhiều món ăn ngon, các bữa tiệc liên miên là nguyên nhân khiến vòng eo, cân nặng của nhiều người tăng lên. Vậy làm thế nào để lấy lại vóc dáng sau nghỉ Tết?
Đau vùng vai gáy là bệnh rất hay gặp trong cuộc sống hiện đại, nhất là đối với những người làm văn phòng. Bệnh nhân thường đau tê vùng vai, gáy lan xuống bả vai, làm tê mỏi cánh tay.
Sinh tố là một thức uống bổ dưỡng, đơn giản và tiện lợi. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều sinh tố cũng có thể gây tăng cân...
Mỗi mùa trong năm có những đặc điểm khí hậu và điều kiện môi trường khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến làn da. Khi mùa Xuân đến, cách chăm sóc da cũng cần được điều chỉnh phù...