
{title}
{publish}
{head}
PTO- Thực hiện chủ trương tiếp nhận, quản lý mạng lưới điện hạ thế nông thôn (lưới điện hiện có và dự án REII sắp đầu tư) và triển khai bán điện lẻ trực tiếp đến hộ sử dụng điện trên địa bàn toàn tỉnh của UBND tỉnh và Điện lực Phú Thọ, Cẩm Khê đã nhanh chóng triển khai thực hiện, đến nay đã được nhiều cơ sở khác học tập và làm theo. Từ đầu tháng 9 đến hết tháng 10- 2008, trên địa bàn huyện Cẩm Khê đã có 10 xã ký biên bản tự nguyện bàn giao hệ thống lưới điện nông thôn, đó là: Phùng Xá, Phú Khê, Sơn Nga, Xương Thịnh, Yên Tập, Tuy Lộc, Tạ Xá, Chương Xá, Tam Sơn và Tùng Khê. Hiện nay, Chi nhánh điện (CNĐ) huyện Cẩm Khê đang tiếp nhận, dự kiến đến hết năm 2008 sẽ tiếp nhận xong 10 xã này. Ngoài ra, có 5 xã đăng ký bàn giao xong trong năm 2009 là: Sai Nga, Cát Trù, Văn Khúc, Đồng Cam và Phượng Vỹ. Các xã còn lại theo đúng chủ trương, lộ trình của UBND tỉnh, Điện lực Phú Thọ...
Thực trạng hệ thống lưới điện nông thôn
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, Hệ thống lưới điện nông thôn trên toàn huyện hầu hết đã có từ hơn 10 năm, đã xuống cấp rất nhiều, khấu hao giá trị tài sản còn lại chỉ còn khoảng 10%. 10 tháng đầu năm, tổng sản lượng điện tiêu thụ toàn huyện là 18,95 triệu KWh, trong đó lượng điện nông thôn là 15,46 triệu KWh, chiếm 81,58% tổng sản lượng điện. Trên địa bàn huyện Cẩm Khê, có 31 xã thị trấn thì 3 xã (Đồng Lương, Điêu Lương, Yên Dưỡng) mua điện của Chi nhánh điện huyện Tam Nông, chi nhánh điện huyện Cẩm Khê quản lý 28 xã của huyện và xã Minh Côi (Hạ Hòa). Trong 28 xã, có 3 xã (Hương Lung, Phương Xá, Hiền Đa) thuộc Dự án năng lượng nông thôn 2 (REII), 10 xã tự nguyện bàn giao trong năm 2008, 5 xã đăng ký bàn giao trong năm 2009, còn lại theo lộ trình, riêng tại Cẩm Khê dự kiến chậm nhất là hết tháng 12- 2009 là xong. Hiện nay, chi nhánh điện huyện đã và đang bán lẻ điện cho 4 đơn vị: xã Tiên Lương, Cấp Dẫn, Văn Bán và Thị trấn Cẩm Khê. Tất cả các xã còn lại, Chi nhánh điện huyện đã đi khảo sát toàn bộ hệ thống lưới điện nông thôn để chuẩn bị tiếp nhận. Trao đổi với chúng tôi, ông Đặng Văn Mão- Trưởng chi nhánh điện huyện cho biết: “Về khó khăn, thứ nhất là hiện nay hành lang an toàn lưới điện nông thôn do cây cối, đường dây xấu, do mưa bão, cây đổ gây mất an toàn. Đường dây hạ thế (0,4KV) hầu hết không có bộ tiếp điện lặp lại, hoặc có nhưng không đạt tiêu chuẩn, thiết bị chống sét hầu như không có, không được lắp đặt. Hai là, các trạm biến thế phân phối ở các xã cho hàng nghìn hộ dùng chung nên đường dây hạ thế kéo dài quá xa, điển hình như tại các xã Tạ Xá, Phương Xá, Phùng Xá, Chương Xá... làm cho chất lượng điện ở cuối đường dây vào khu hành chính rất thấp, nhiều khi không sáng được đèn. Ba là, vốn cải tạo cực kỳ khó khăn, khi đó điện lực phải bỏ ra một số vốn rất lớn, ước tính phải bỏ ra khoảng 2 tỷ đồng/xã (khoảng 570.000- 600.000 đồng/hộ sử dụng), với 10 xã nhận bàn giao là khoảng 20 tỷ đồng, đây là con số tối thiểu, chưa kể đối với những xã như Tạ Xá mất khoảng 6 tỷ đồng...”. Còn ông Nguyễn Kim Long- Chủ nhiệm HTXDVĐN xã Sơn Nga cho biết: “Hệ thống lưới điện nông thôn ở xã chúng tôi được xây dựng năm 1995, 1996 hoàn thành và đi vào sử dụng, sau hơn 10 năm đã xuống cấp rất nhiều mặc dù cũng được tu sửa, trạm có công suất 250KVA nhưng đường dây lại dài 9,18km... lượng điện tổn thất là 20- 30%. Nhận được chủ trương của UBND tỉnh và Điện lực Phú Thọ, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ. Ngày 24-10, chúng tôi vừa ký biên bản bàn giao lại cho CNĐ, giá trị tài sản còn lại là 126,47 triệu đồng. Để cải tạo lại hệ thống điện ở xã phải mất nhiều tiền lắm...”.
Tạ Xá là xã có hệ thống lưới điện nông thôn xuống cấp nhất toàn huyện, có diện tích 830,5ha với 1.590 hộ sinh sống, trạm biến áp công suất 250KVA, đường dây dài 18,816km theo đường xương cá (đường trục chính dài 6,65km, còn lại là dân tự kéo bằng cột tre, cọ, tự đúc), nếu tính đến nhóm hộ là 22,21km. Cả xã có 10 khu hành chính, trong đó khu 1,3,4,5 là rất bức xúc: khu 1 có 173 hộ dùng chung 3 công tơ, khu 4 có 170 hộ dùng chung 1 công tơ, khu 5 có 214 hộ/35 công tơ.... Điện áp cuối nguồn của các hộ bóng tuýp không lên nổi (đặc biệt trong giờ cao điểm), phải thắp đèn dầu. Dự kiến phải cải tạo lại toàn bộ, cấy thêm trạm, thay hết công tơ, xây dựng đường dây cao hạ áp, đặt trạm mới thì mới đảm bảo điện sinh hoạt cho đời sống của người dân. Dự toán mất khoảng 6 tỷ đồng, cao nhất trong tất cả các xã. Riêng xã Minh Côi (Hạ Hòa) có 614 hộ sử dụng điện, được trang bị trạm biến áp 250KVA, là xã thuộc REII mở rộng nên chưa tính đến việc tiếp nhận.
Chính quyền và nhân dân đều đồng tình ủng hộ
Ông Mão cho biết thêm: “Đối với 10 xã đang chuẩn bị tiếp nhận, về thuận lợi: Thứ nhất là Đảng ủy, HĐND, UBND các xã đều ý thức được rất rõ bàn giao cho Điện lực Phú Thọ, để điện lực cải tạo lưới điện hạ thế (về cả trạm, công tơ, hộp, đường dây, cột, xà, sứ...) để người dân trực tiếp mua điện với CNĐ huyện theo giá bán điện của Chính phủ quy định (100 KWh đầu là 550 đồng/KWh), đem lại lợi ích cho người dân, người dân được hưởng dịch vụ của ngành điện, lý do: Nếu người dân có trục trặc gì về kỹ thuật, thì người dân không mất tiền mua công tơ, cán bộ CNĐ huyện sẽ đến trực tiếp, kiểm tra, thay tháo theo quy trình mà không hề có phiền toái gì. Hiện nay, do lưới điện của các xã không đạt tiêu chuẩn, lượng điện tổn thất cao, lương của công nhân quản lý vận hành ở các hợp tác xã dịch vụ điện năng (HTX DVĐN) rất thấp, nên họ muốn bàn giao lại để trở thành đại lý (Chủ tịch UBND xã làm Trưởng đại lý, ký hợp đồng với Điện lực) thì tiền công sẽ cao hơn. Khi đó Điện lực (cụ thể là CNĐ huyện) sẽ ký hợp đồng với từng hộ, mỗi tháng sẽ xuất hóa đơn đỏ cho từng hộ, các gia đình chỉ phải trả số tiền đã ghi trên hóa đơn mà không phải trả thêm khoản phí nào khác. Còn đại lý dịch vụ bán lẻ điện nông thôn có trách nhiệm trông coi, bảo quản đường dây, máy biến thế, công tơ... và hàng tháng cùng cán bộ CNĐ đi ghi chỉ số công tơ, tính toán điện năng đã tiêu thụ và thu số tiền đúng theo hóa đơn và nhận tiền công bảo quản theo thỏa thuận giữa đại lý và CNĐ. Như vậy, lương của cán bộ đại lý sẽ ổn định hơn, cao hơn so với khi làm ở HTX DVĐN, đặc biệt đối với các xã của miền núi này. Thuận lợi thứ hai là, người dân tự ý thức được lợi ích qua việc CNĐ bán điện lẻ cho 4 đơn vị trên địa bàn huyện (năm 2002 bán điện lẻ tới hộ cho xã Cấp Dẫn, Văn Bán và thị trấn Cẩm Khê; năm 2006 bán điện lẻ cho xã Tiên Lương). Thuận lợi thứ 3, đây là yếu tố quan trọng nhất, được Huyện ủy, UBND huyện hết sức ủng hộ và tạo điều kiện, trong tất cả các cuộc họp đều tuyên truyền tới người dân, các cơ quan, doanh nghiệp...”. Qua trao đổi với nhiều người dân, mọi người đều ủng hộ chủ trương bán điện lẻ trực tiếp đến hộ sử dụng theo quy định của Chính phủ, mọi người đều mong chờ sớm được hưởng những lợi ích mà ngành điện, Nhà nước đem lại cho người dân. Chị Nguyễn Thị Khánh, khu 4 xã Yên Tập cho biết: “Nhà tôi dùng ít, trung bình khoảng 100 KWh/tháng, giá 700 đồng/KWh. Mọi người dùng thế nào thì tôi cũng dùng như thế. Nếu được hưởng điện theo giá Nhà nước quy định thì mỗi tháng cũng tiết kiệm được một khoản tiền, bớt khoản nào hay khoản ấy... Nhiều nhà còn dùng hơn nhà tôi nhiều”. Chị Trần Thị Liên, khu 2 xã Phú Lạc cho biết: “Nhà tôi dùng khoảng 500 KWh/tháng, nhà có kinh doanh nhỏ, tính đồng đều theo giá 700 đồng/KWh. Tôi chưa được biết thông tin trên, nếu được như thế thì nhà tôi giảm được khá nhiều tiền. Nếu quả thực như vậy thì tôi rất mừng, tôi cũng rất mong sớm được sử dụng điện theo giá mà Chính phủ đã quy định...”... Tuy nhiên, ông Mão cũng còn băn khoăn: “Vẫn còn một khó khăn nữa mà CNĐ đang lúng túng, đó là có những lưới hạ thế người dân tự bỏ tiền ra đầu tư, người dân thì có ý muốn điện lực phải hoàn trả lại cho người dân, còn điện lực thì đang lúng túng chưa biết xử lý thế nào cho hợp tình hợp lý, đến nay cũng chỉ kêu gọi bàn giao tự nguyện, do đó Điện lực cần có chủ trương cho hợp lý (?), đặc biệt là 5 xã đã đăng ký bàn giao trong năm 2009...”.
Như vậy, mục đích của việc chuyển giao mạng lưới điện hạ thế nông thôn cho ngành điện là nhằm đầu tư cải tạo hệ thống mạng lưới điện, quan trọng nhất là giảm giá bán điện cho người dân, đảm bảo sự công bằng giữa người dân nông thôn và thành thị. Đồng thời, sẽ khắc phục những bất cập hiện tại như: Giá sử dụng điện cao, chất lượng sử dụng điện thấp, không có vốn để thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng, đầu tư nâng cấp mở rộng. Với cách làm mới này, người dân nông thôn cũng như ở thành thị sẽ được hưởng theo giá bán điện của Chính phủ quy định. Ngành điện cam kết lượng điện tổn thất sẽ dưới 15% so với hiện nay là 23- 37%, khi đó toàn tỉnh sẽ tiết kiệm được 26 triệu KWh/năm (giảm 18 tỷ đồng tiền thất thoát). Trong thời gian tới Điện lực Phú Thọ phải xây dựng phương án, tính toán làm rõ nguồn vốn và giải quyết các vấn đề về nguồn vốn đã đầu tư đối với mạng lưới điện hạ thế nông thôn hiện nay (vốn ngân sách, vốn dự án nước ngoài, vốn huy động của các tổ chức nhân đóng góp), tính toán phương án giải quyết việc làm cho lực lượng lao động thuộc các HTX có dịch vụ kinh doanh điện, phải đưa ra lộ trình tiếp tục đầu tư, thực hiện việc duy tu bảo dưỡng… đáp ứng cung cấp điện cho tất cả các hộ trên địa bàn tỉnh. Dự kiến từ nay đến năm 2010 sẽ triển khai bán điện lẻ trực tiếp đến tất cả các hộ sử dụng điện ở các xã. Hy vọng, với sự nhanh nhạy trong công tác chuẩn bị tiếp nhận hệ thống lưới điện nông thôn, huyện Cẩm Khê sẽ sớm áp dụng triển khai bán điện lẻ trực tiếp đến hộ sử dụng, để người dân được hưởng những lợi ích mà ngành điện mang lại theo đúng chủ trương UBND tỉnh, Điện lực Phú Thọ, thực hiện đúng quy định của Chính phủ đã đề ra.
Ngọc Lam
Điện lực Tam Nông hiện quản lý, vận hành toàn bộ hệ thống lưới điện trung thế, các trạm biến áp (TBA) trên địa bàn huyện và lưới điện hạ thế, bán lẻ điện đến ...
Sau khi điều chỉnh tăng 3% vào ngày 4/5/2023, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa quyết định tăng tiếp 4,5% giá bán lẻ điện bình quân, áp dụng từ ngày ...
Ngày 8/11, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có Quyết định số 1416/QĐ-EVN về việc điều chỉnh giá mức giá bán lẻ điện bình quân. Mức giá bán lẻ điện bình quân áp dụng ...
Lưới điện hạ áp tỉnh Phú Thọ có quy mô rất lớn trên 5.500km, trong đó 80% là lưới điện hạ áp nông thôn. Những năm qua, hạ tầng lưới điện trên địa bàn tỉnh ...
Nâng cao chất lượng tiếp xúc cử tri, giải quyết các vấn đề cử tri kiến nghị là nhiệm vụ trọng tâm được HĐND tỉnh tập trung triển khai thực hiện. Nhiều ý kiến, ...
Theo công bố của EVN, từ ngày 11/10/2024, giá bán lẻ điện bình quân là 2.103,1159 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tương đương tăng 4,8% so với ...
Nhằm bảo đảm cung cấp điện đáp ứng tiêu chí số 4 về điện của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, những năm qua Công ty Ðiện lực Phú Thọ đã ...
Tốc độ truy cập mạng 5G tại Việt Nam trong tháng 3/2025 đã đạt mức cao nhất kể từ khi được thương mại hoá. Đây là cột mốc đáng chú ý trong hành trình triển khai và thương mại...
baophutho.vn Ngày 8 và 9/4, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ ứng dụng A.I tăng cường hiệu suất và tự động hóa sản xuất nội dung báo chí cho...
PTO- “Phú Thọ là tỉnh có tiềm năng về khoáng sản, phong phú về chủng loại, là lợi thế để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng.
PTO- “Phú Thọ là tỉnh có tiềm năng về khoáng sản, phong phú về chủng loại, là lợi thế để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng.
PTO- UBND huyện Thanh Sơn và ban dự án JBIC tỉnh Phú Thọ vừa tổ chức động thổ xây dựng công trình hệ thống cấp nước sạch thị trấn Thanh Sơn.
PTO- UBND huyện Thanh Sơn và ban dự án JBIC tỉnh Phú Thọ vừa tổ chức động thổ xây dựng công trình hệ thống cấp nước sạch thị trấn Thanh Sơn.
PTO- Theo số liệu thống kê kết quả điều tra địa chất thì trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tiềm năng khoáng sản khá phong phú: có 215 điểm mỏ và điểm quặng, với 20 mỏ lớn- vừa, 52 mỏ...
PTO- Theo số liệu thống kê kết quả điều tra địa chất thì trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tiềm năng khoáng sản khá phong phú: có 215 điểm mỏ và điểm quặng, với 20 mỏ lớn- vừa, 52 mỏ...