{title}
{publish}
{head}
Ngày 14/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội đã đưa ra cảnh báo về trò chơi nguy hiểm chết người của giới trẻ, đó là “bắt pen”.
Ảnh cắt từ clip Hướng dẫn cách “bắt Pen” lan truyền trên mạng xã hội. Ảnh: hanoicdc.gov.vn
Theo thông tin cảnh báo, hiện mạng xã hội đang lan truyền trào lưu “bắt pen”. Đây không phải là môn thể thao có liên quan tới bóng đá mà là một trào lưu đang được lan truyền trên mạng xã hội TikTok. Trong nhiều clip được đăng tải trên mạng xã hội, khi chơi trò này, một người sẽ ấn mạnh vào hai bên mạch máu cổ của người khác để tìm kiếm cảm giác lâng lâng hoặc “phê pha giả tạo”. Người bị “bắt pen” sẽ có tình trạng không tỉnh táo, thậm chí ngất xỉu, khiến người xung quanh phải lay, tát vào mặt để trở lại trạng thái bình thường.
Nguyên nhân sâu xa của trào lưu “bắt pen” là nhiều người, đặc biệt là giới trẻ muốn thử nghiệm cảm giác mạnh mẽ và khác biệt. Tuy cảm giác thích thú chỉ diễn ra trong mấy giây nhưng hậu quả của nó vô cùng nguy hiểm, không thể lường trước được. Một số tác hại của trào lưu “bắt pen” có thể kể đến như thiếu máu não, ngưng tim, chấn thương mạch máu, thần kinh vùng cổ...
Khi chơi “bắt pen”, nếu ấn vào hai động mạch cảnh vài giây sẽ không gây nguy hiểm nhưng nếu ấn lâu thì có thể gây ra thiếu máu não trầm trọng với người bị “bắt pen”. Khi máu không được cung cấp đủ cho não, người chơi có thể bị chóng mặt, ngất xỉu hoặc thậm chí là tổn thương não. Các tế bào não bị thiếu máu 5 phút sẽ không thể phục hồi. Hành động “bắt pen” có thể kích thích một số phản xạ trong cơ thể, dẫn đến ngưng tim đột ngột. Ngoài ra, áp lực mạnh lên cổ có thể gây chấn thương cho các cấu trúc xung quanh, bao gồm dây thần kinh và mạch máu và các tổ chức mô mềm xung quanh. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, người chơi còn có thể bị tử vong.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội cảnh báo, khi hưởng ứng các trào lưu trên mạng xã hội, người dùng cần hết sức tỉnh táo, tìm hiểu kỹ tác hại và đặt sự an toàn của bản thân, gia đình và xã hội lên trên hết.
Văn Lang
Được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới, đậu và cây họ đậu là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất thiết yếu cũng như protein thực vật.
Kiwi được mệnh danh là 'siêu thực phẩm' vì nó chứa hàm lượng dinh dưỡng ấn tượng, đặc biệt là khả năng chống oxy hóa mạnh. Và dưới đây là những lý do thuyết phục nhất khiến bạn...
Theo đề xuất mới nhất của Bộ Y tế, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật của phẫu thuật viên, người phụ mổ, gây mê hồi sức... đều gia tăng hơn 2 lần so với quy định hiện hành.
Những gì chúng ta ăn, uống có thể có tác động lớn đến mạch máu nói riêng và sức khỏe tim mạch nói chung. Tìm hiểu những tác động của cà phê và trà với việc tăng, giảm nguy cơ đột quỵ.
Không chỉ là gia vị của nhiều món ăn, gừng còn có một số công dụng với sức khỏe. Gừng được nhiều nghiên cứu khoa học và y học cổ truyền chứng minh là có thể hỗ trợ chữa đau...
baophutho.vn Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) là tiền đề góp phần thúc đẩy mạnh mẽ chương trình chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế, nâng cao khả...
Bệnh do virus Marburg hiện bùng phát tại Rwanda (châu Phi) với 58 ca mắc, trong đó 13 ca tử vong. Tại TPHCM, ngành y tế đang thực hiện giám sát các hành khách từ các đường bay...
Lối sống, áp lực công việc và phương pháp chăm sóc sức khỏe chưa tốt khiến cho tỷ lệ người trẻ mắc bệnh lý tim mạch ngày càng gia tăng, có nhiều trường hợp mắc bệnh cảnh nặng nề.
Mùa thu đến, bạn sẽ luôn cảm thấy làn da bị dấm dứt do không khí hanh khô. Nếu không được chăm sóc đúng cách da sẽ bị nhăn, lão hóa. Do đó việc chăm sóc da vào mùa thu là rất...
Rất nhiều thói quen hàng ngày góp phần hình thành nếp nhăn khiến bạn nhanh già, lão hóa sớm. Vậy đó là những thói quen nào và cách khắc phục ra sao?
Khác với những loại chanh thông thường ra quả quanh năm, mùa chanh đào chỉ kéo dài từ 1 - 2 tháng vào mùa thu. Cách sử dụng tốt nhất loại quả mọng nước và giàu dinh dưỡng này...
Chế độ ăn đủ chất, nhiều trái cây và rau quả có lợi cho sức khỏe. Tham khảo lợi ích của rau cải rổ với sức khỏe.