Cập nhật:  GMT+7

Trung tâm Y tế huyện Yên Lập:

Cấp cứu thành công người bệnh thoát vị bẹn nghẹt

Khoa Ngoại tổng hợp - Chuyên khoa, Trung tâm Y tế huyện Yên Lập vừa phẫu thuật cấp cứu thành công trường hợp nam 37 tuổi, ở xã Mỹ Lương thoát vị bẹn nghẹt trái/tràn dịch màng tinh hoàn hai bên.

Cấp cứu thành công người bệnh thoát vị bẹn nghẹt

Người bệnh được các bác sĩ, điều dưỡng chăm sóc tận tình, sức khỏe tiến triển tốt

Trước vào viện một ngày, người bệnh thấy bìu hai bên sưng, đau nhiều; khi ngồi và đứng thấy bìu to tăng lên, được người nhà đưa vào Trung tâm Y tế huyện Yên Lập thăm khám.

Người bệnh được các bác sĩ thăm khám và chỉ định cận lâm sàng cần thiết. Kết quả siêu âm, chụp cắt lớp vi tính bụng - tiểu khung cho thấy, vùng bìu hai bên sưng căng, bìu trái sưng to hơn bìu phải, kích thước 10-20cm, có quai ruột qua lỗ bẹn, màng tinh hoàn hai bên có dịch. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ chẩn đoán người bệnh thoát vị bẹn nghẹt trái/tràn dịch màng tinh hoàn 2 bên, chỉ định phẫu thuật cấp cứu để cứu quai ruột, không để lâu gây hoại tử ruột. Sau 1,5 giờ, ca phẫu thuật thành công. Sau 5 ngày điều trị tích cực, hiện, sức khỏe người bệnh ổn định, dự kiến xuất viện trong vài ngày tới.

Theo BSCKI. Trần Văn Thức - Phó Trưởng Khoa Ngoại tổng hợp - Chuyên khoa, Trung tâm Y tế huyện Yên Lập, bệnh lý thoát vị bẹn là loại hay gặp nhất trong các loại thoát vị thành bụng, thể hiện tình trạng một tạng ổ bụng rời khỏi vị trí và chui qua ống bẹn xuống bìu. Người bệnh thường có cảm giác tức nặng vùng bẹn bìu. Một bên bìu to lên thành khối phồng do ruột ở trên dồn xuống. Vùng bìu càng to hơn khi người bệnh đi lại, chạy nhảy, làm việc nặng, gắng sức; giảm hoặc mất hẳn khi người bệnh nằm nghỉ.

Thoát vị bẹn nghẹt là biến chứng nguy hiểm nhất của thoát vị bẹn khi các tạng trong túi thoát vị bị nghẹt giống như một dây garo thít chặt vào tạng thoát vị gây thiếu máu nuôi dưỡng và dẫn đến hoại tử tạng thoát vị. Người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao nếu đến quá muộn khi bị nhiễm trùng, nhiễm độc nặng từ vùng tạng hoại tử sản sinh ra.

Khi thấy tại vùng bẹn, bìu xuất hiện khối phồng, dùng tay chạm vào khối phồng có cảm giác căng chắc, ấn vào đau, khối phồng thoát vị giữ nguyên kích thước khi ho và rặn; khi dùng tay đẩy và ấn, khối phồng vẫn giữ nguyên vị trí, không dịch chuyển, vùng da ở vị trí thoát vị có màu sẫm hay đỏ hơn so với màu da xung quanh cần đến cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Để phòng tránh bệnh tái phát, BSCKI. Trần Văn Thức khuyến cáo, chúng ta cần kiểm soát tốt cân nặng, uống nhiều nước, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ để hạn chế tình trạng táo bón; tránh nâng vác vật nặng; hạn chế công việc nặng nhọc hay công việc yêu cầu đứng trong thời gian dài; không hút thuốc lá/thuốc lào để ngăn ngừa tình trạng viêm phế quản mạn tính, gây ho kéo dài; duy trì khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát các bệnh lý có nguy cơ, dẫn tới tình trạng thoát vị bẹn.

Hồng Hà


Hồng Hà

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

7 lý do để phụ nữ ăn dứa mỗi ngày

7 lý do để phụ nữ ăn dứa mỗi ngày
2025-04-21 09:30:00

Dứa là một loại cây nhiệt đới với hương vị tươi ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Các chất dinh dưỡng trong dứa có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là với phụ nữ.

Chế độ ăn uống phòng và điều trị hạ đường huyết

Chế độ ăn uống phòng và điều trị hạ đường huyết
2025-04-18 15:58:00

Nếu không được xử trí kịp thời, hạ đường huyết có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, chế độ ăn uống khoa học hoàn toàn có thể hỗ trợ phòng và điều trị hạ đường huyết hiệu quả.

Mỡ lợn chữa bệnh gì, các bài thuốc từ mỡ lợn

Mỡ lợn chữa bệnh gì, các bài thuốc từ mỡ lợn
2025-04-18 15:56:00

Mỡ lợn từ xa xưa được con người xem là một thực phẩm rất phổ biến trong cách chế biến món ăn của đại đa số dân tộc trên thế giới, nhưng đây cũng là một vị thuốc quý được dùng...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long