{title}
{publish}
{head}
Gần 200 quốc gia tham gia Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đã thông qua tiêu chuẩn mới về tín dụng carbon, đóng vai trò quan trọng trong việc khởi động thị trường carbon toàn cầu do Liên hợp quốc hậu thuẫn.
Thỏa thuận đạt được trong ngày họp đầu tiên của COP29 tại Baku (Azerbaijan) và được kỳ vọng mở cánh cửa cho một thị trường carbon toàn cầu hoàn chỉnh trong tương lai gần.
Chủ tịch COP29 Mukhtar Babayev ca ngợi đây là “bước đột phá quan trọng”, song cho rằng vẫn cần nhiều nỗ lực hơn. Theo ông, một số quy tắc cơ bản quan trọng đưa thị trường vào hoạt động đã được thông qua, nhưng các khía cạnh quan trọng khác, như biện pháp bảo vệ và vấn đề quản trị, vẫn cần được đàm phán.
Reuters dẫn ý kiến một số nhà đàm phán tại COP29 cho rằng, thỏa thuận cho phép thị trường carbon toàn cầu, vốn do Liên hợp quốc thúc đẩy xây dựng trong nhiều năm qua, có thể hoạt động sớm nhất vào năm 2025.
Tín dụng carbon là đơn vị đo lường trị giá một tấn khí CO2 hoặc khí nhà kính tương đương, mà một tổ chức hoặc cá nhân đã ngăn ngừa hoặc loại bỏ. Hệ thống tín dụng carbon cho phép các quốc gia hoặc công ty chi trả cho các dự án ở bất kỳ nơi đâu trên hành tinh nhằm giảm lượng khí thải hoặc loại bỏ CO2 khỏi khí quyển và sử dụng tín dụng do các dự án đó tạo ra để bù đắp lượng khí thải của họ.
Tuy nhiên, các hoạt động tín dụng carbon tự nguyện hiện nay gặp khó khăn do không có tiêu chuẩn chung để đánh giá mức giảm khí thải. Các tiêu chuẩn vừa được thông qua tại COP29 cho phép phát triển các quy tắc mới, bao gồm tính toán số lượng tín dụng mà một dự án có thể nhận được.
Theo giới chuyên gia, tiêu chuẩn mới được thông qua có ý nghĩa quan trọng, góp phần đưa hệ thống thị trường carbon đi vào hoạt động. Tuy nhiên, một số nhà hoạt động về khí hậu cho rằng, thỏa thuận vừa đạt được chỉ nhằm mục đích xoa dịu mối lo ngại về các dự án trao đổi tín dụng carbon không mang lại lợi ích thật sự. Điều cấp thiết vẫn là giảm lượng khí thải thực chất.
Nguồn nhandan.vn
Ngoại trưởng Takeshi Iwaya cho biết Nhật Bản sẵn sàng hợp tác với người đồng cấp mới trong chính quyền của ông Donald Trump, nhằm xây dựng mối quan hệ liên minh vững chắc.
Phó Chủ tịch điều hành phụ trách mảng kỹ thuật số của Ủy ban châu Âu (EC), khẳng định việc quản lý chặt chẽ Booking.com sẽ tạo môi trường kinh doanh công bằng hơn.
Các nhân viên y tế than phiền về công việc quá nặng nhọc bởi rất nhiều nhân viên chăm sóc sức khỏe đã rời Croatia sang làm việc ở các nước phương Tây, gây thiếu thụt nhân sự.
Ngày 13/11 này sẽ đánh đấu lần gặp gỡ thứ hai giữa cựu Tổng thống Donald Trump và người kế nhiệm Joe Biden tại Nhà Trắng, nhằm thảo luận về quá trình chuyển giao quyền lực sắp...
Nhà chức trách cho biết nạn nhân thiệt mạng trong vụ nổ súng Đại học Tuskegee ở bang Alabama vào sáng sớm 10/11 (giờ địa phương) là một thanh niên 18 tuổi, không phải là sinh viên.
Theo Cựu tổng thống Nga Dmitry Medvedev, việc ông Trump thắng cử có thể là dấu hiệu cho sự mong đợi của Nga về mối quan hệ ít căng thẳng hơn với Mỹ trong thời gian tới..
Trong cuộc đối thoại, bà Harris đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuyển giao quyền lực hòa bình và khái niệm về một vị Tổng thống phục vụ toàn thể người dân Mỹ.
Kết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 tại Mỹ đã ngã ngũ với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa giành chiến thắng.
Các cuộc thăm dò cuối cùng cho thấy Harris và Trump đang bám sát nhau ở 7 bang chiến địa, trong cuộc đua bị chi phối bởi các vấn đề như lạm phát, phá thai và nhập cư.
Một số bang của Mỹ đã tiến hành bỏ phiếu sớm bằng hình thức trực tiếp hoặc qua bưu điện, trong đó Alabama là bang “nổ phát súng” đầu tiên hôm 11/9 dưới hình thức bỏ phiếu qua...
Đại sứ Iran tại Moskva Kazem Jalali cho biết hai vệ tinh của Iran là Koswar và Hodhod sẽ được phóng lên quỹ đạo 500km bằng tên lửa Soyuz của Nga.
Các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy tỷ lệ ủng hộ dành cho hai ứng cử viên Donald Trump và Kamala Harris không có sự chênh lệch lớn và không ai nhận được sự ủng hộ rõ ràng...