{title}
{publish}
{head}
Ở bản Hột, xã Mường Đun, huyện Tủa Chùa chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái sinh sống. Trải qua nhiều đời sinh sống và phát triển, người Thái ở bản Hột vẫn lưu giữ, bảo tồn nhiều nét văn hóa truyền thống; một trong số đó là nghệ thuật chế tác tính tẩu.
Tính tẩu hay còn gọi là đàn tính là loại nhạc cụ truyền thống gắn bó không thể tách rời trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc Thái, là nền tảng, cái hồn trong lễ hội, hát xướng, giao duyên, kết bạn của đồng bào.
Để có thể làm hoàn chỉnh một cây tính tẩu phải trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo cũng như kinh nghiệm của người chế tác.
Ông Lường Văn Phối, nghệ nhân đàn tính bản Hột, xã Mường Đun chia sẻ: Từ bao đời tiếng đàn tính đã ăn sâu vào ký ức, linh hồn mỗi thành viên trong cộng đồng dân tộc Thái. Để có thể làm một cây đàn tính chuẩn từ kích thước, màu sắc, âm điệu thì cần rất nhiều thời gian.
Người chế tác đàn tính chủ yếu là người hiểu, yêu thích và biết đánh đàn tính. Muốn làm ra một chiếc đàn tính chuẩn đòi hỏi không chỉ sự khéo léo, tỉ mỉ trong các công đoạn làm đàn mà còn cần thử dây, nghe âm thanh, chỉnh đàn... thì mới tạo ra chiếc đàn tính chuẩn của đồng bào dân tộc Thái.
Với mỗi thành phần cấu tạo nên cây đàn tính đều cần tỉ mỉ lựa chọn, kết hợp sao cho khi thành phẩm, đánh thử tiếng đàn tính chuẩn nỗi lòng của người chơi đàn, vừa có độ vang, độ trầm bổng khi thì nhẹ nhàng, êm dịu thanh thoát tạo nên các cung bậc khác nhau, bộc lộ được sâu nhất tâm tư tình cảm của người đánh đàn tính tới người nghe.
Đàn tính được chia làm 6 bộ phận chính: Thân đàn, bầu đàn, con ngựa, dây đàn, mặt đàn, chốt dây. Đầu tiên để làm đàn người chế tác sẽ lựa chọn những quả bầu hồ lô già, lấy về cắt bỏ phần trên, bỏ ruột, nạo sạch phần thịt quả để làm bầu đàn. Trong khi phơi, quả bầu đã cắt làm sạch được treo dưới gầm sàn, khô một cách tự nhiên, tránh nắng trực tiếp có thể khiến bầu đàn bị nứt, giòn... ảnh hưởng đến chất lượng khi chế tác.
Đối với phần thân đàn sẽ được người thợ đo bằng nắm tay (9 nắm tay) có chiều dài trung bình 85cm - 1m, tùy thuộc vào sải tay người sử dụng đàn. Gỗ được sử dụng thường là các loại gỗ mang đặc tính nhẹ, dẻo dai và trơn để khi đánh người chơi dễ vuốt. Đây là hai bộ phận lớn cấu tạo nên chiếc đàn tính, thời gian xử lý vật liệu, chờ khô thường kéo dài gần 1 tháng.
Các bộ phận còn lại được chế tạo nhanh hơn. Phần mặt đàn được chế tạo bằng gỗ, cắt mỏng đo vừa mặt của quả bầu; con ngựa được đặt giữa mặt đàn chống các sợi dây của đàn, tạo khoảng cách rung cần thiết khi chơi. Dây đàn sẽ được kéo dọc từ thân đàn qua mặt đàn, được kết nối với các chốt dây. Thông thường đàn tính có 2 - 3 dây; tùy thuộc vào mục đích sử dụng (đệm hát giao duyên hay đệm múa, hát then) mà được người thợ chế tác. Khi chơi để có thể chỉnh âm điệu người chơi sẽ sử dụng các chốt dây bằng gỗ để điều chỉnh độ căng của dây đàn.
Trước kia dây đàn thường được dùng bằng sợi tước từ cây giang, sau đó dây đàn được thay thế bằng tơ tằm se sợi, tới thời điểm hiện tại dây đàn chủ yếu được sử dụng thay thế bằng sợi cước bởi tính tiện lợi, thông dụng.
Trải qua quá trình phát triển, một số vật liệu chế tác đàn tính được thay thế phù hợp hơn, các công đoạn chế tạo cũng có sự góp sức của các thiết bị máy móc hiện đại... Nhưng không vì vậy mà mất đi vị thế, nét đặc trưng truyền thống của cây đàn tính trong cộng đồng dân tộc Thái, bởi mỗi người làm đàn đều là những người cả đời tâm huyết với tiếng đàn.
Đàn tính tẩu loại nhạc cụ truyền thống gắn bó không thể tách dời trong đời sống văn hóa, tinh thần dân tộc Thái.
Những người chế tác đàn tính đều là những người hiểu đàn, biết chơi đàn tính.
Để có thể chế tác ra cây đàn tính hoàn thiện cần rất nhiều công đoạn.
Thân đàn tính làm từ các loại gỗ nhẹ, dẻo, trơn sau đó được đẽo gọt.
Mặt đàn tính được cắt mỏng, đo vừa mặt bầu đàn.
Mất gần tháng sau khi nạo bỏ ruột bầu và để vỏ bầu khô tự nhiên trước khi đục đẽo, khớp nối cùng các bộ phận của đàn.
Nếu các nguyên liệu được chuẩn bị sẵn, mất 2 ngày mới có thể chế tạo nên một chiếc đàn tính hoàn chỉnh.
Nguồn baodienbienphu.vn
baophutho.vn Những năm qua, thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc...
baophutho.vn Một ngày chớm đông, chúng tôi về khu Đép, xã Văn Luông gặp ông Hà Quốc Oa (sinh năm 1960) - người dân tộc thiểu số tiêu biểu trên địa bàn huyện...
baophutho.vn Từ ngày 11-19/9, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật huyện Tân Sơn đã phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện tổ chức tuyên truyền phổ biến...
Với 34 dân tộc anh em sống, trong đó đồng bào dân tộc chiếm 40% dân số toàn huyện, những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Bù Đăng (Bình Phước) luôn quan tâm đến công tác dân...
baophutho.vn Thực hiện dự án 6 "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương...
Những nghệ nhân “nhí” người Ba Na ở làng Tnung - Măng (xã Ya Ma, huyện Kông Chro, Gia Lai) với lối chơi chiêng sáng tạo, trong sáng, tươi vui đã mang lại luồng sinh khí mới mẻ,...
Đồng bào dân tộc Mông có rất nhiều nghề thủ công truyền thống và mỗi nghề đều chứa đựng những trang ký sử, tri thức dân gian, câu chuyện kể về thế giới quan, thiên nhiên độc...
baophutho.vn Những năm qua, các chương trình, chính sách, dự án dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, đặc biệt là Chương trình mục...
Bên cạnh thực hiện xóa bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh thì việc bảo tồn văn hóa truyền thống luôn được cộng đồng người La Chí ở xã Bản Díu, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang,...
baophutho.vn Vừa qua, Phòng Dân tộc tỉnh tổ chức 5 lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho gần 350 học viên là cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp tham mưu,...
Lễ cúng no đủ là một trong những nghi lễ độc đáo của người Ê Đê ở huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Thế nhưng, nhiều năm qua người Ê Đê trong các buôn trên địa bàn không còn tổ...
Hội đua bò Chùa Rô lần thứ X năm 2024 đã được tổ chức ngày 8/9. Đây là nét văn hóa độc đáo, đặc trưng của bà con