{title}
{publish}
{head}
Bên cạnh thực hiện xóa bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh thì việc bảo tồn văn hóa truyền thống luôn được cộng đồng người La Chí ở xã Bản Díu, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, chú trọng thực hiện. Điều này đã, đang góp phần tạo nên môi trường sống lành mạnh, văn minh, khơi dậy giá trị văn hóa để phát triển KT - XH, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn.
Dân tộc La Chí ở Bản Díu chiếm trên 65% dân số toàn xã, người dân sinh sống chủ yếu tại các thôn Na Lũng, Díu Hạ, Díu Thượng và Nam Lim. Là dân tộc có nhiều nét văn hóa đậm đà bản sắc, người La Chí tại đây luôn nỗ lực bảo tồn những giá trị văn hóa gắn liền với đời sống qua bao thế hệ. Có thể kể đến như: Gìn giữ đầy đủ các nghi lễ trong Lễ hội Hoàng Vần Thùng gắn với Tết Khu Cù Tê vào tháng 7 âm lịch hàng năm; lễ cúng tổ tiên 3 đời vào các tháng 3, 5, 7, 9, 12 âm lịch; hát giao duyên trong đám cưới, lễ, tết; mặc trang phục truyền thống vào những ngày lễ quan trọng của gia đình và địa phương...
Theo nhịp trống, bà con đưa lễ dâng hương lên Đền thờ Hoàng Vần Thùng.
Đặc biệt, việc may trang phục dân tộc luôn được người La Chí chú trọng và truyền dạy cho con cháu trong gia đình. Ngay từ khi còn nhỏ các em gái đã được bà, mẹ hướng dẫn tỉ mỉ từng công đoạn để may thành công một bộ quần áo. Nhờ đó, trang phục của người dân ở đây qua bao thế hệ vẫn luôn gìn giữ được những giá trị văn hóa của tộc người La Chí. Ngoài ra, gìn giữ ngôn ngữ của dân tộc cũng được cộng đồng người La Chí thực hiện rất tốt. Để tiếng La Chí không bị mai một, các gia đình đều chủ động hướng dẫn con em học tiếng dân tộc ngay từ khi còn nhỏ.
Chủ tịch Hội nghệ nhân dân gian xã Bản Díu, Long Đức Khương cho biết: Bảo tồn văn hóa truyền thống là yếu tố quan trọng trong đời sống của người La Chí, bên cạnh việc duy trì những nét văn hóa đậm đà bản sắc thì yếu tố gìn giữ ngôn ngữ cho giới trẻ hiện nay luôn được chính quyền địa phương và người dân chú trọng. Việc duy trì nói tiếng La Chí trong sinh hoạt tại mỗi gia đình giúp các cháu nhỏ từ 5 - 6 tuổi có thể nghe và hiểu ý nghĩa từ câu nói của người lớn, còn với các cháu từ 7 tuổi trở lên đã giao tiếp được bằng tiếng La Chí rất tốt.
Cùng với bảo tồn văn hóa, người La Chí ở Bản Díu cũng thực hiện nghiêm túc xóa bỏ hủ tục từ khi Nghị quyết 27 được triển khai. Cụ thể: Thời gian tổ chức Tết Khu Cù Tê gắn lễ hội Hoàng Vần Thùng đã được rút ngắn từ 15 ngày xuống còn 7 ngày; đám cưới không còn tình trạng thách cưới, hôn nhân cận huyết thống, thời gian tổ chức dài ngày và các cặp đôi khi tổ chức hôn lễ đều đã đủ tuổi kết hôn, có giấy đăng ký kết hôn; đám tang 100% hộ dân đều thực hiện đưa người chết vào áo quan, không giết mổ nhiều gia súc, tổ chức đám tang không quá 48 tiếng, đi lễ bằng tiền mặt thay cho đóng góp lễ vật. Trong đời sống, sinh hoạt người dân chủ động dọn dẹp, vệ sinh xung quanh nhà ở, không còn tình trạng nuôi nhốt gia súc, gia cầm dưới gầm sàn nhà ở; mỗi hộ gia đình đều có vườn rau, bể nước, nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh và làm hố rác, chuồng trại xa nhà; khi gia đình có người ốm đều đưa đến thăm khám tại các cơ sở y tế, không còn xem bói, cúng bái...
Để làm tốt công tác bảo tồn văn hóa tốt đẹp, thời gian tới xã Bản Díu sẽ kết hợp với các trường học đưa nghệ nhân vào giảng dạy múa trống, may trang phục dân tộc, đan lan và hát giao duyên cho học sinh; đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân nâng cao ý thức gìn giữ các giá trị văn hóa của dân tộc mình gắn với xóa bỏ hủ tục.
Hồng Nhung/BáoHà Giang
Con đường về Điểm trường mầm non Cá Lủng đang được mở. Đá hộc lổn nhổn. Bụi bay mịt mù. Sống đường gồ ghề, mấp mô như sóng. Người đi không quen hẳn sẽ thấy ngồi trên xe máy mà...
Trong hai ngày 12-13/11, Bảo tàng – Thư viện tỉnh Kon Tum đã mở hai lớp truyền dạy dân ca, dân vũ trong cộng đồng tộc Xơ Đăng cho 60 người tại xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà và xã Đăk...
baophutho.vn Vừa qua, Phòng Dân tộc tỉnh tổ chức 5 lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho gần 350 học viên là cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp tham mưu,...
Lễ cúng no đủ là một trong những nghi lễ độc đáo của người Ê Đê ở huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Thế nhưng, nhiều năm qua người Ê Đê trong các buôn trên địa bàn không còn tổ...
Hội đua bò Chùa Rô lần thứ X năm 2024 đã được tổ chức ngày 8/9. Đây là nét văn hóa độc đáo, đặc trưng của bà con
baophutho.vn Xóm Nhàng, xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn có 168 hộ dân là người dân tộc Mường sinh sống. Năm 2017, do ảnh hưởng của trận mưa lũ lớn kéo dài đã...
baophutho.vn Hiện nay, trên địa bàn huyện Yên Lập có trên 83% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở 17 xã, thị trấn, trong đó chủ yếu là người Mường, Dao.
Xã Thiện Tân, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn có đông đồng bào dân tộc Cao Lan sinh sống (chiếm trên 24% số hộ toàn xã). Đây là dân tộc có đời sống văn hoá, văn nghệ phong phú và...
baophutho.vn Chia sẻ với chúng tôi, chị Triệu Thị Chuyên - người dân tộc Dao, Trưởng khu kiêm Chi hội trưởng Phụ nữ bày tỏ sự biết ơn của đồng bào trong khu...
baophutho.vn Phát triển kinh tế được xác định là “đòn bẩy” góp phần để các huyện miền núi thực hiện mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn những hủ tục lạc hậu. Dù thay...
Theo số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số công bố năm 2019, dân tộc Cơ Ho có 200.800 người, cư trú tập trung ở các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắk Lắk và...
baophutho.vn Huyện Thanh Sơn hiện có 207 người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhận thức rõ vai trò, vị trí của mình, những người có uy tín...