{title}
{publish}
{head}
Hồ Núi Cốc có diện tích 25km2 trải rộng trên địa bàn hai thành phố Thái Nguyên, Phổ Yên và huyện Đại Từ (Thái Nguyên) với non xanh, nước biếc, chuyện tình huyền thoại, hàng trăm đảo lớn nhỏ, khí hậu trong lành, nhưng đến nay du lịch chưa phát triển tương xứng là sự lãng phí không nhỏ. Cần giải pháp đồng bộ để khai thác tiềm năng du lịch danh thắng nổi tiếng này.
Sân golf Tân Thái đang khẩn trương thi công.
Cách trung tâm thành phố Thái Nguyên không xa, giao thông kết nối cao tốc Hà Nội-Thái Nguyên thuận lợi, khu vực hồ Núi Cốc rộng lớn với hồ nước mênh mang trong lành, đồi núi, rừng cây, nương chè trùng điệp, khí hậu mát mẻ, cảnh quan đẹp nên có tiềm năng lớn để thu hút đầu tư, thu hút khách du lịch trải nghiệm, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng.
Dù được quy hoạch là khu du lịch trọng điểm quốc gia, nhưng diện mạo du lịch hồ Núi Cốc những năm gần đây dường như vẫn chưa có gì thay đổi. Vẫn là vài ba khách sạn cũ kỹ nằm ven hồ; các loại hình vui chơi giải trí, ẩm thực nghèo nàn, đơn điệu; tàu, thuyền phục vụ du khách đơn sơ, không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao, phong phú của du khách. Do đó, phần lớn du khách chỉ đến hồ Núi Cốc một lần.
Những năm vừa qua, khu vực hồ Núi Cốc đã từng có những dự án đầu tư trong và ngoài ngân sách, trong đó có dự án rất lớn, xã hội kỳ vọng sẽ thay đổi cơ bản môi trường du lịch hồ Núi Cốc vì quy mô đầu tư lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Nhưng các dự án này đều chưa thành công, có dự án bỏ dở, chậm tiến độ, không còn phù hợp, phải thu hồi, hủy bỏ, lãng phí không nhỏ.
Nguyên nhân là do nhà đầu tư không có tiềm lực tài chính, không có kinh nghiệm, xây dựng dự án du lịch ở hồ Núi Cốc theo phong trào... Người dân địa phương dường như chưa sẵn sàng đón nhận các hoạt động du lịch, còn có hiện tượng khi có dự án du lịch là trồng cây, xây dựng công trình để “đón” đền bù làm nhà đầu tư băn khoăn; “vốn mồi” của địa phương đầu tư hạ tầng để tạo ra động lực thu hút đầu tư phát triển du lịch còn hạn chế.
Cùng với sân golf Tân Thái, cần nhiều công trình, sản phẩm du lịch bên hồ Núi Cốc để thu hút khách du lịch.
Tín hiệu vui là sân golf Tân Thái bên hồ Núi Cốc với vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, rộng gần 100ha, được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế đang được khẩn trương triển khai. Đại diện nhà đầu tư cho biết, hiện nay đang huy động tối đa phương tiện, nhân lực với 150 xe, máy và 250 kỹ sư, chuyên gia nước ngoài và công nhân xây dựng sân golf Tân Thái.
Bên cạnh sân golf Tân Thái là dự án làng du lịch cộng đồng sinh thái Tân Thái đẳng cấp cao để thu hút du khách quốc tế, trong nước có thu nhập cao đến nghỉ dưỡng, trải nghiệm đang được chuẩn bị được triển khai.
Khi đưa vào sử dụng trong thời gian tới, từ sân golf Tân Thái có thể quan sát cảnh quan tươi đẹp hồ Núi Cốc, tạo cảm hứng cho người chơi và du khách. Khi đó, sân golf này giải quyết việc làm cho vài trăm người, góp phần khai thác tiềm năng du lịch hồ Núi Cốc, lan tỏa tư duy làm du lịch của người dân sở tại, từng bước thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Tuy nhiên, sân golf Tân Thái, làng du lịch cộng đồng Tân Thái mới chỉ là “ngôi sao cô đơn” trong việc khai thác tiềm năng to lớn của du lịch hồ Núi Cốc, cần nhiều các sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng, chất lượng cao, cơ sở lưu trú, ẩm thực để làm hài lòng, hấp dẫn, thu hút và “giữ chân” du khách.
Để làm được như vậy, cần có quy hoạch tổng thể, quy hoạch phân khu du lịch hồ Núi Cốc, đầu tư đường vòng quanh hồ với quy mô lớn để vạch ra đường hướng rõ ràng, cơ sở thực tiễn và pháp lý để tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, thúc đẩy thu hút đầu tư phát triển du lịch hồ Núi Cốc.
Các nhà đầu tư mong muốn chính quyền địa phương đầu tư công trình ngoài hàng rào dự án du lịch như đường giao thông kết nối, điện, nước; thủ tục hành chính, chuyển đổi đất đai được giải quyết nhanh để tạo thuận lợi cho các dự án đầu tư.
Qua đó, tiềm năng du lịch của danh thắng này sẽ được đánh thức, tạo ra những sản phẩm du lịch chất lượng để thu hút du khách tham quan, trải nghiệm, vui chơi, nghỉ dưỡng, thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.
TK (Theo nhandan.vn)
Cùng với việc đẩy mạnh phát triển KT - XH, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Quản Bạ (tỉnh Hà Giang) có nhiều giải pháp tích cực trong việc khơi dậy, giữ gìn...
Như một quy luật tất yếu, những thiên đường nghỉ dưỡng nổi tiếng toàn cầu đều hội tụ những yếu tố cốt lõi: Thiên nhiên tuyệt mỹ - kết nối thuận lợi - đa dạng dịch vụ. Và tất cả...
Không chỉ nổi bật với những bãi biển đẹp, Bình Ðịnh còn rất nhiều điểm đến hấp dẫn du khách với kiểu đi du lịch tiết kiệm. Chỉ một ngày ruổi rong ở Gò Bồi (xã Phước Hòa, huyện...
Những người “giữ lửa” nghề để trống Đọi Tam ngàn năm vang vọng
Đến Chiang Mai, khám phá những điều bình yên
Giữ nghề gắn với phát triển du lịch ở bản Dỗi
Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng rực rỡ trên nóc kỳ đài, tung bay giữa bát ngát trời xanh Lũng Pô (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), soi bóng xuống dòng sông Mẹ thật đẹp đẽ, thiêng liêng...
Bắc Hà là địa phương có đông đồng bào DTTS (gần 60.000 người), thuộc 14 dân tộc anh em cùng sinh sống; mỗi dân tộc đều có những lễ hội truyền thống riêng. Thực hiện chủ trương...
Câu chuyện 20 hộ đồng bào DTTS ở làng du lịch cộng đồng Vi Rơ Ngheo, xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông (Kon Tum) mạnh dạn bỏ tiền đi tham quan các làng du lịch cộng đồng các tỉnh...
Kết quả phát triển du lịch tỉnh Bến Tre trong những tháng đầu năm 2024 được xem là một tín hiệu phục hồi, khởi sắc so với nhiều năm qua. Điều này cũng khẳng định, du lịch địa...
Miền Tây nói chung, Cà Mau nói riêng, là vùng đất có sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Từ thời xa xưa, xứ Cà Mau rất hoang vu, các bậc tiền nhân ra sức khai hoang xây làng, lập...
Chỉ nghe đến những cái tên như động Từ Thức, động Bạch Ái, Phủ Trèo, Thần Phù, chùa Tiên, vườn Đào Tiên hay hồ Đồng Vụa... người ta đã hình dung và tưởng tượng về một miền tiên...