
{title}
{publish}
{head}
PTO- Bệnh tay-chân-miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 5 tuổi. Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, đến các nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệt là trong các đợt bùng phát.
![]() |
Cô và trò lớp 4 tuổi A4 Trường mầm non Gia Cẩm, TP Việt Trì thực hiện nghiêm việc rửa tay bằng xà phòng để phòng, chống bệnh tay chân miệng. |
Năm ngoái, bệnh TCM bắt đầu xuất hiện ở tỉnh ta từ đầu tháng 5 tại huyện Lâm Thao và sau đó xuất hiện ở nhiều địa bàn và đến hết năm 2011 toàn tỉnh có 924 trường hợp mắc tay chân miệng tại 175 xã/phường/thị trấn của 13 huyện, thành, thị. Bệnh nhân chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi. Phần lớn các ca bệnh tại cộng đồng, có một chùm ca bệnh gồm 22/37 trẻ tại Trường mầm non trung tâm tại khu 8, xã Cự Thắng, huyện Thanh Sơn. Còn từ đầu năm 2012 đến nay, bệnh TCM đã có xu hướng phát triển nhanh trên địa bàn toàn tỉnh. Tính đến ngày 16-3, toàn tỉnh đã phát hiện đã có 145 trẻ ở 26/277 xã, phường, thị trấn (6/13 huyện, thị, thành) mắc bệnh TCM. Chỉ tính trong tuần thứ 2 của tháng 3-2012, đã có 36 ca mắc bệnh TCM, tập trung tại các huyện: Thanh Sơn, Lâm Thao, Phù Ninh, TP.Việt Trì, Yên Lập, Cẩm Khê. Mới nhất, tại Trường mầm non Công ty Supe (Lâm Thao) đã phát hiện 11 trẻ em bị mắc bệnh TCM.
Trước tình hình đó, ngành y tế mà trực tiếp là Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã đề nghị trung tâm y tế các huyện, thị, thành tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca bệnh, ổ dịch, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao kiến thức phòng, chống bệnh cho người dân, đặc biệt là các phụ huynh có con nhỏ và trong các trường mầm non, tiểu học; tăng cường giám sát tại cộng đồng, nhất là nơi xuất hiện ổ dịch, vùng có nguy cơ cao... Tham mưu để bổ sung, kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống các bệnh dịch nguy hiểm trên người các cấp, xây dựng kế hoạch phòng chống dịch chủ động, cụ thể, sát thực ở tất cả các tuyến. Kiến nghị Sở Y tế đề nghị Sở GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, trung tâm y tế các huyện, thị, thành triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Ban hành các văn bản chỉ đạo công tác phòng chống dịch. Kiện toàn các đội chống dịch cơ động tại Trung tâm y tế dự phòng tỉnh (3 đội) và trung tâm y tế các huyện, thị, thành (2 đội/Trung tâm). Dự trù và đề nghị cấp trên hỗ trợ kinh phí giám sát, xử lý ổ dịch; mua thuốc, hóa chất, vật tư...phục vụ cho công tác phòng chống dịch; sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, thanh quyết toán đúng, đủ, kịp thời. Xây dựng lịch kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch của các đơn vị trong ngành. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, lấy mẫu các bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng nhập viện điều trị nhằm phát hiện sớm các ổ dịch tay chân miệng. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong và ngoài ngành y tế tổ chức giám sát tại các cơ sở y tế, tại cộng đồng đặc biệt là nơi xuất hiện ổ dịch, vùng có nguy cơ cao để có biện pháp xử lý kịp thời không để lây lan thành dịch lớn. Bảo quản, vận chuyển mẫu đúng qui định, thường xuyên liên lạc với phòng xét nghiệm vi rút – Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để có thông tin về kết quả xét nghiệm kịp thời... Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao kỹ năng phát hiện, xử lý ca bệnh và ổ dịch; hướng dẫn phác đồ chẩn đoán và điều trị. Phối hợp với các cơ quan tuyên truyền để tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp phòng chống Chuẩn bị sẵn sàng thuốc, vật tư, hoá chất phòng chống dịch TCM.
Hiện nay, ngành y tế đã bổ sung 1.645 kg CloraminB cho 13 huyện, thành, thị trong toàn tỉnh; chỉ đạo các đơn vị điều trị các tuyến xây dựng, triển khai phương án tiếp nhận, cách ly, chăm sóc bệnh nhân, đồng thời củng cố đội phòng chống dịch cơ động, sẵn sàng đáp ứng khi có dịch xảy ra.
Để phòng chống hiệu quả bệnh TCM, cần làm tốt việc vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt). Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà. Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2%. Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không cho trẻ đến nhà trẻ, trường học trong tuần đầu tiên của bệnh. Những trường hợp chẳng may mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh cần đưa ngay tới khám tại cơ sở y tế để được chỉ định điều trị theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
Phương Đông
Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh hàng năm đến mùa lại xuất hiện, bệnh có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, năm nay, bệnh TCM được đánh giá là đến sớm hơn và xuất ...
Số ca bệnh tay chân miệng có xu hướng tăng cao, đồng thời ghi nhận sự xuất hiện của virus Enterovirus (EV71) có khả năng gây bệnh nặng, Sở Y tế Bình Dương chỉ ...
Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do vi rút dại gây ra, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật mắc bệnh.
Bệnh tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng giúp hỗ trợ tăng ...
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) cho biết tuần qua, TPHCM ghi nhận 287 ca mắc bệnh tay chân miệng, tăng 87% so với trung bình 4 tuần trước.
Để phòng ngừa các bệnh lây qua đường hô hấp, đặc biệt do virus gây ra, ngoài những biện pháp là rửa tay sát khuẩn, đeo khẩu trang, các thầy thuốc cũng khuyến ...
Nắng nóng, mưa nhiều, kèm theo những diễn biến bất thường của thời tiết là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát triển trong mùa hè, gây ra các bệnh, trong đó ...
Trên 383.000 học sinh các cấp trong toàn tỉnh đã bước vào năm học mới. Năm nay, dù dịch bệnh COVID-19 đã được kiểm soát nhưng hiện xuất hiện các biến chủng ...
Chế độ ăn phù hợp với người bệnh dại (nhiễm virus dại) giúp giảm bớt sự khó chịu. Việc lựa chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, giàu dinh dưỡng và tránh các chất kích thích là rất cần thiết.
Chế độ ăn hỗ trợ quá trình phục hồi khi bị căng cơ quá mức. Việc cung cấp đủ dưỡng chất, đặc biệt là protein, carbohydrate, vitamin và khoáng chất giúp giảm viêm, tái tạo mô...
Những người hay thức đêm, ngày hôm sau thường cảm thấy toàn thân thiếu sức lực, tinh thần uể oải. Mách bạn 3 cách dưới đây giúp giảm các tác hại của việc thức đêm.
Khá lâu rồi tôi mới có dịp trở lại Mỹ Thạnh, một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Hàm Thuận Nam cách trung tâm thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận khoảng hơn 50km.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Đối tác loại trừ bệnh lao phổi (STBP) đã lên tiếng kêu gọi thế giới không được lãng quên nguy cơ bùng nổ bệnh lao phổi ở trẻ em, căn bệnh có thể...
PTO- Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh được thành lập từ năm 1969 với tên gọi ban đầu là Phân viện lao tỉnh Phú Thọ.
Không cần chuyển lên tuyến trên, bệnh nhân vẫn được điều trị bằng phương pháp hiệu quả nhất từ các chuyên gia thông qua hệ thống Chẩn đoán chữa bệnh từ xa.
Nhà tâm lý học, TS Alice Duomaboshi, viện Y học, ĐH Harvard (Mỹ) cho biết, những quy tắc mạnh khỏe đề ra trước đây đều mang tính phiến diện, cần phải sửa đổi...