
{title}
{publish}
{head}
PTO- Những năm qua, trên cơ sở các chính sách phát triển vùng dân tộc, miền núi của Trung ương, tỉnh Phú Thọ đã và đang triển khai nhiều chương trình, dành sự quan tâm và nguồn lực thỏa đáng hỗ trợ nhân dân vùng đồng bào dân tộc, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn phát triển kinh tế- xã hội, cải thiện điều kiện sống cả về vật chất và tinh thần.
Tỉnh ta có 10 huyện miền núi, 218/277 xã, thị trấn miền núi với 2.186 thôn, bản miền núi; 72 xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) và an toàn khu (ATK); 201 thôn ĐBKK.
Dân số miền núi gần 962.000 người (chiếm 74% dân số toàn tỉnh), riêng dân tộc thiểu số gần 213.000 người (chiếm 21% dân số miền núi và chiếm 16% dân số toàn tỉnh); trong số 34 dân tộc cùng chung sống, có 4 dân tộc: Mường, Dao, Cao Lan (Sán Chay), Mông với trên 186.000 người cư trú tập trung thành làng, bản tại 5 huyện: Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Thanh Thủy và Đoan Hùng. Tân Sơn là huyện được thụ hưởng đầy đủ chính sách huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ.
Địa bàn cư trú của đồng bào các dân tộc thiểu số chủ yếu ở các xã, thôn, bản miền núi đặc biệt khó khăn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa của tỉnh, dân cư thưa thớt; điều kiện tự nhiên không thuận lợi, địa bàn rộng, địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu biến đổi thất thường, bão lốc, lũ quét, sạt lở đất thường xuyên xảy ra.
Để giảm bớt khó khăn cho vùng miền núi, nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã được triển khai như: Chương trình mục tiêu Quốc gia về Xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010-2020; chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo; chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn; chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số…
Trong đó, nhiều nhóm chính sách trên các lĩnh vực: Phát triển sản xuất, tài chính, tín dụng, thương mại; giảm nghèo, an sinh xã hội; phát triển giáo dục và đào tạo; y tế, dân số và chăm sóc sức khỏe; bảo tồn và phát triển văn hóa, thông tin tuyên truyền, du lịch; nước sạch, bảo vệ môi trường sinh thái; công tác cán bộ người dân tộc thiểu số, người có uy tín, bình đẳng giới và cán bộ công tác tại vùng DTTS & MN; phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý… Được triển khai một cách hiệu quả. Qua đó, góp phần tăng cường kết cấu hạ tầng cơ sở, cơ cấu kinh tế ở khu vực dân tộc, miền núi chuyển dịch tích cực, các lĩnh vực xã hội được cải thiện.
Trong 5 năm trở lại đây, hàng nghìn tỷ đồng đã được dành để đầu tư cho cơ sở vật chất thiết yếu như: Trường học, đường giao thông, trạm y tế, thủy lợi, điện… làm thay đổi căn bản diện mạo vùng miền núi. Đến nay, 100% các xã vùng dân tộc miền núi có đủ hệ thống trường học các cấp từ mẫu giáo, tiểu học đến trung học cơ sở, tất cả các xã ĐBKK đều có các lớp cắm bản, tỷ lệ phòng học vùng dân tộc được kiên cố hoá đạt 80%; 100% các xã đã có trạm y tế, có bác sỹ phục vụ; 100% thôn, bản có nhân viên y tế, trạm y tế; các xã miền núi nhất là các xã ĐBKK được đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị, thuốc chữa bệnh thiết yếu.
Hoạt động văn hoá truyền thống như: Hát ví, hát giang, múa mỡi, múa cồng chiêng, chàm thau, đâm đuống của đồng bào Mường, múa lập tĩnh của đồng bào Dao, múa khèn của đồng bào Mông, sình ca của đồng bào Sán Chay được duy trì.
![]() |
Phát huy lợi thế từ phát triển kinh tế đồi rừng, nhiều hộ ở Hương Cần (Thanh Sơn) đã đầu tư mở xưởng sơ chế gỗ, tạo việc làm cho lao động địa phương. Ảnh: Phương Thanh |
Chương trình xoá đói giảm nghèo vùng dân tộc và miền núi được triển khai tích cực và có hiệu quả. Mức giảm tỷ lệ nghèo bình quân 4%/năm; trên 90% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số có điện, nước sinh hoạt; cơ bản xoá bỏ tình trạng nhà tạm, nhà dột nát; 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã, 100% thôn, bản có đường giao thông nông thôn.
Đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị được tăng cường về số lượng và chất lượng, 100% số khu dân cư vùng dân tộc thiểu số có tổ chức cơ sở Đảng. Nhờ đó, tỷ lệ giảm nghèo hàng năm của vùng dân tộc, miền núi bình quân từ 4-5%; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên.
Có thể thấy việc xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách dân tộc là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, được sự đồng thuận của tất cả người dân; đồng bào dân tộc thiểu số luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, khối đại đoàn kết các dân tộc từ đó thêm bền vững, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn ngày càng được củng cố.
Phú Thọ
Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) là một trong ba Chương trình mục tiêu Quốc gia được Đảng, Nhà nước quan ...
Theo UBND tỉnh Bắc Giang, tỉnh tập trung thực hiện, bảo đảm tiến độ, hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc ...
Thời gian qua, công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh đã được cả hệ thống chính trị quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp thực hiện hiệu quả. Các chương trình, ...
Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2022 và 2023, huyện Thanh Sơn ...
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và ban hành nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tạo cơ hội giúp đồng bào ...
Huyện Thanh Sơn có 21 xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó có 7 xã thuộc khu vực III, 2 xã thuộc khu vực II, còn lại là khu vực I; có 6 xã ATK. ...
Tiểu Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng Dân tộc thiểu số và Miền núi thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia ...
Ngày 30/11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) tỉnh Phú Thọ ...
Từ xa xưa, Tết Thanh minh (được tổ chức vào mùng 3 tháng Ba Âm lịch hằng năm) đã trở thành ngày lễ quan trọng, thiêng liêng đối với người Việt. Đối với đồng bào Tày, Nùng ở...
Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho đồng bào DTTS đã và đang được các địa phương chú trọng, tăng cường. Công tác tuyên truyền PBGDPL...
PTO- Tận dụng lợi thế diện tích đất lâm nghiệp lớn, thổ nhưỡng thích hợp cho phát triển cây rừng nhiệt đới, cây công nghiệp lâu năm và lực lượng lao động dồi dào...
Ngày 11/12, Báo Công an Nhân dân (CAND) tổ chức sơ kết 10 năm "Quỹ Bảo trợ học sinh dân tộc thiểu số, học sinh nghèo" (2007-2016)...
PTO- Trên địa bàn huyện Tân Sơn có 14 doanh nghiệp, 4 HTX hoạt động trong lĩnh vực sản xuất CN-TTCN, 2 làng nghề được công nhận...
PTO- Trước năm 2010, tỷ lệ cứng hóa đường giao thông của Thanh Thủy chỉ đạt dưới 50%, nhiều tuyến đường thôn, ngõ xóm, đường nội đồng vẫn là đường đất, mùa mưa lầy lội, đi lại khó khăn.
PTO - Qua 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến nay xã Hưng Long (Yên Lập) đã hoàn thành 19/19 tiêu chí và 39/39 chỉ tiêu, đạt 100%.
PTO- Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, xã Minh Đài, huyện Tân Sơn đã bắt đầu có điện lưới sử dụng nhờ vào nguồn điện mua được từ khu Kinh tế Thanh niên...