{title}
{publish}
{head}
Là địa phương còn lưu giữ nhiều làng quê, làng nghề truyền thống đặc trưng, thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) đang khai thác hiệu quả các tài nguyên văn hóa, sinh thái hướng tới mục tiêu phát triển du lịch nông thôn bền vững.
Điện Bàn có nhiều tiềm năng lợi thế để phát triển du lịch nông thôn.
Khai thác lợi thế tài nguyên
Vừa qua, Trung tâm VH-TT&TT-TH thị xã Điện Bàn tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới làng Cẩm Phú – Gò Nổi (xã Điện Phong), sự kiện nhằm tranh thủ lấy ý kiến các bên liên quan đảm bảo dự án được triển khai hiệu quả, đúng tiến độ. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cán bộ và người dân về phát triển du lịch địa phương.
Bà Phan Thị Thái Hoa – Phó Giám đốc Trung tâm VH-TT&TT-TH thị xã Điện Bàn cho biết, đây là hoạt động tiếp theo sau nhiều chương trình khảo sát, tập huấn, tọa đàm về du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn được đơn vị chủ trì tổ chức từ đầu năm đến nay.
Thời gian qua, đơn vị đã phối hợp một số địa phương tiến hành khảo sát, tham vấn ý kiến người dân, lựa chọn điểm thu hút du lịch nông thôn phù hợp nhằm xây dựng định hướng, ưu tiên đầu tư trong lộ trình phát triển du lịch trên địa bàn thị xã đến năm 2025.
“Các sản phẩm du lịch nông thôn Điện Bàn sẽ theo tiêu chí xanh, gắn với xây dựng nông thôn mới dựa trên cơ sở phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, làng nghề, môi trường cảnh quan... Qua đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút các nguồn lực xã hội, nhất là từ khu vực tư nhân và sự tham gia tích cực của cộng đồng hướng tới hình thành chuỗi sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ du lịch có khả năng cạnh tranh trên thị trường, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động tại chỗ, xây dựng nông thôn mới bền vững” – bà Hoa nói về sự lựa chọn hướng phát triển du lịch nông thôn của Điện Bàn.Thị xã Điện Bàn có 12 phường nội thị và 8 xã nông thôn mới. Trong kế hoạch phát triển du lịch nông thôn, các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu tập trung vào vùng tây thị xã hướng tới xây dựng các sản phẩm du lịch nông thôn đặc trưng, chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Bên cạnh triển khai hiệu quả các văn bản chỉ đạo, các cơ chế, chính sách của tỉnh liên quan hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, trước mắt Điện Bàn sẽ ưu tiên phát triển du lịch nông thôn tại những địa phương có lợi thế về tài nguyên gồm: Điện Phong, Điện Trung, Điện Quang, Điện Hòa, Điện Tiến.
Xây dựng hình ảnh "điểm đến xanh"
Theo kế hoạch phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới của Điện Bàn đến năm 2025, ngoài phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa, cảnh quan sinh thái mục tiêu của dự án cũng hướng tới nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần của người dân; thúc đẩy tiêu thụ, tiêu dùng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nông nghiệp nông thôn gắn với hoạt động du lịch.
Ông Phan Phước Trung – Phó Chủ tịch UBND xã Điện Phong chia sẻ, địa phương xác định phát triển du lịch nông thôn thành công sẽ mang đến những đột phá nhất định trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa bản địa; thay đổi nhận thức cộng đồng, mở ra cơ hội để người dân cùng tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch.
Hai năm gần đây, du lịch nông thôn xã Điện Phong được biết đến với Làng du lịch cộng đồng Cẩm Phú, nơi mang đến những trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo thu hút đông đảo du khách trong nước, quốc tế. Từ cuối tháng 3/2022 khi được UBND tỉnh phê duyệt đưa vào danh mục tài nguyên du lịch của tỉnh và công nhận điểm du lịch, Làng du lịch cộng đồng Cẩm Phú đang dần khẳng định thương hiệu điểm đến trên bản đồ du lịch nông thôn Quảng Nam.
Điện Bàn đã, đang khai thác những lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, làng quê, làng nghề đặc trưng để phát triển du lịch nông thôn. Điều này phù hợp chiến lược xác lập thương hiệu điểm đến xanh Quảng Nam mà ngành du lịch tỉnh đang tập trung đẩy mạnh.
Thay đổi rõ nét nhất khi địa phương phát triển du lịch nông thôn chính là diện mạo làng quê trở nên khang trang, sạch đẹp. Thông qua các nguồn lực đầu tư từ thị xã và nguồn lực xây dựng nông thôn mới; sự tham gia của các chi, hội, đoàn thể, mặt trận... một số tuyến đường bê tông đã được mở rộng; cảnh quan, môi trường được đầu tư, cải tạo, nâng cấp hoàn thiện.
Tại xã Điện Trung có 20 điểm được khảo sát, lên danh sách xây dựng sản phẩm du lịch. Cùng với đó, địa phương đầu tư hoàn thiện cảnh quan môi trường như cổng chào thôn Tân Bình; giếng 4 trụ; tuyến đường hoa; đặt bảng tên cho các di tích lịch sử... Đáng chú ý, hoạt động buôn bán thương mại cũng bắt đầu nhộn nhịp. Chợ Tân Bình đang dần trở thành điểm tham quan, trải nghiệm, mua sắm của du khách nước ngoài, qua đó thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm địa phương trở nên nhanh chóng, hiệu quả.
TK (Theo baoquangnam.vn)
Du lịch cộng đồng tại xã Nam Mẫu (huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) đang là xu hướng được địa phương chú trọng đầu tư, khai thác.
Cùng với chú trọng củng cố tổ chức hội vững mạnh, thời gian qua, Hiệp hội Du lịch tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp giúp hội viên phát triển thêm sản phẩm du lịch mới,...
Phú Yên là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch. Đặc biệt, kể từ năm 2021, sau khi Tỉnh ủy Phú Yên ban hành Chương trình hành động số 09-CTr/TU về đầu...
Tiếp nối Kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế; 750 năm ngày sinh danh nhân Trương Hán Siêu; 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa...
Từ “vùng trũng” trên bản đồ du lịch Việt Nam, đến nay, du lịch tỉnh Bắc Giang đã có thương hiệu, sở hữu nhiều điểm đến thu hút du khách trong nước và quốc tế.
Văn hóa bản địa được xem là tài nguyên đem đến nét đặc trưng cho du lịch của vùng đất. Việc khai thác tốt các giá trị văn hóa trong hoạt động du lịch sẽ làm nên những sản phẩm...
Trang trí bằng gốm, tạo không gian mới lạ, lắng đọng mà mang đầy nét văn hóa truyền thống... là những nét nổi bật của cafe gốm Toki. Quán còn đem lại cảm giác gần gũi với thiên...
Du lịch cộng đồng được xem là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích trong việc phát triển kinh tế bền vững cho cư dân bản địa. Với nhiều tiềm năng, tỉnh Thừa Thiên Huế cùng...
Những ngày này, tại các Hợp tác xã (HTX), hộ trồng cam trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đang tất bật chăm sóc vườn cam còn xanh và nhanh tay thu hoạch những quả chín sớm. Dọc Quốc...
Được tổ chức lần đầu tiên năm 2015, trải qua một thập kỷ với những nỗ lực của chính quyền địa phương, ngành chức năng và người dân, Lễ hội hoa Tam giác mạch trở thành thương...
Mộc Châu, tỉnh Sơn La là một huyện cao nguyên, có không khí trong lành, mát mẻ, cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ. Vào mùa nào trong năm, du khách đến đây cũng đều được...
Hàng năm, cứ vào cuối Thu đầu Đông, nhân dân các dân tộc huyện Bắc Mê (tỉnh Hà Giang) lại đón chờ Lễ hội đua mảng trên dòng sông Gâm. Lễ hội không chỉ tôn vinh những giá trị...