{title}
{publish}
{head}
Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên vừa được Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) công nhận là khu bảo tồn thứ 72 trên thế giới đạt danh hiệu Danh lục xanh.
Đây là VQG đầu tiên và là khu bảo tồn thứ hai của Việt Nam đạt danh hiệu uy tín này. Cùng với tổng diện tích rừng lớn nhất khu vực Đông Nam Bộ, Đồng Nai cho thấy những nỗ lực trong xây dựng và khẳng định thương hiệu du lịch xanh.
Bền bỉ chinh phục chỉ tiêu xanh
Năm 2016, khi Chương trình Danh lục xanh của IUCN bắt đầu khởi động, VQG Cát Tiên đã tự nguyện theo đuổi 17 tiêu chí với 50 chỉ số, mong muốn được công nhận đạt Danh lục xanh. Sau 8 năm nỗ lực chinh phục 50 chỉ số của 17 chỉ tiêu và 4 hợp phần gồm: quản trị tốt, thiết kế và lập kế hoạch tốt, quản lý hiệu quả và kết quả bảo tồn thành công.
Những chỉ tiêu đạt được phải có những minh chứng rõ ràng thông qua các chuyên gia IUCN; nhóm chuyên gia về đa dạng sinh học, quản lý khu bảo tồn (EAGL) Việt Nam; chuyên gia thẩm định quốc tế ASI; các tổ chức, viện nghiên cứu, trường đại học trong nước và quốc tế, các tổ chức phi chính phủ trong việc giúp VQG tăng cường hiệu quả quản trị và quản lý.
Ông Phạm Xuân Thịnh, Giám đốc VQG Cát Tiên cho biết, Danh lục xanh là sự thừa nhận toàn cầu cho những nỗ lực bảo tồn, phục hồi các hệ sinh thái rừng và đa dạng sinh học ở VQG. Danh hiệu này chứng minh tính hiệu quả trong công tác quản lý của vườn, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc thực hiện các cam kết quốc tế về môi trường, phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng dạng sinh học. Danh lục xanh IUCN là một bộ tiêu chuẩn toàn cầu cho các khu bảo vệ và bảo tồn, cung cấp thước đo thành công trong bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững.
Ngoài sự bảo tồn, duy trì sự phát triển đa dạng sinh học, giữ vững các tiêu chí xanh, VQG Cát Tiên còn là điểm đến du lịch xanh, du lịch sinh thái, góp phần vào chiến lược phát triển bền vững của VQG Cát Tiên. Theo ông Phạm Xuân Thịnh, trong những năm gần đây, lượng khách đến tham quan, du lịch sinh thái tại VQG Cát Tiên có sự tăng trưởng rõ rệt. Điều này thể hiện xu hướng và sự quan tâm nhiều hơn của cộng đồng.
Chị Trần Hồng Nhật Hương, khách du lịch đến từ quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Khi đến VQG, tôi như được được tắm mình vào không khí trong lành của thiên nhiên”. Theo chị Hương, VQG Cát Tiên mang lại cho du khách những giá trị rất đặc biệt, ngoài tăng thêm kiến thức về đa dạng sinh học, khách du lịch còn có cơ hội tiếp xúc với các cung bậc về âm thanh, hình ảnh tự nhiên về thiên nhiên. VQG là nơi để mỗi người tìm về những khoảnh khắc tĩnh lặng, từ đó giúp mọi người cảm nhận sâu sắc hơn về bản thân, khởi tạo nguồn năng lượng mới trong cuộc sống.
Nhân rộng những giá trị xanh
Đồng Nai có diện tích rừng lớn nhất khu vực Đông Nam Bộ với hơn 181 ngàn hécta và tỷ lệ độ che phủ gần 30%. Ngoài VQG Cát Tiên, Đồng Nai còn có những khu vực có diện tích rừng được quản lý, bảo tồn nghiêm ngặt, đồng thời khai thác, phát triển du lịch sinh thái rừng. Cụ thể như: Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, đang được đầu tư phát triển du lịch qua đề án của UBND tỉnh; khu vực rừng thuộc quản lý của Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú với điểm du lịch nổi tiếng là Khu du lịch Thác Mai - Bàu nước sôi đang được khai thác, phát triển du lịch theo đề án; rừng ngập mặn Long Thành - Nhơn Trạch đang được xây dựng đề án phát triển du lịch sinh thái...
Ông Nguyễn Văn Hậu, Phó trưởng phòng Quản lý văn hóa, thể thao thuộc Sở Văn hóa, thể thao và du lịch cho biết, những năm qua, Đồng Nai liên tục có những đề án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng giải trí tại các khu vực có hệ sinh thái đa dạng sinh học, góp phần không nhỏ cho công tác bảo tồn, phát huy những giá trị về sinh thái rừng, du lịch văn hóa, về nguồn, tâm linh... Đặc biệt, một số doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã xây dựng khá nhiều tour khám phá rừng, hồ để khai thác tốt những giá trị về thiên nhiên, đa dạng sinh học một cách hiệu quả, tạo sự lan tỏa về kiến thức, tình yêu thiên nhiên của mỗi người. Điều này góp phần nhân rộng những mô hình du lịch, khẳng định giá trị du lịch xanh ở Đồng Nai.
Chia sẻ về chủ chương, chính sách phát triển du lịch sinh thái rừng của Đồng Nai, Giám đốc Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Lê Thị Ngọc Loan cho rằng đây là một trong những chính sách quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch bền vững của Đồng Nai.
Du khách nước ngoài khám phá Vườn Quốc gia Cát Tiên.
Theo bà Loan, trong những năm gần đây, lượng khách du lịch đến tham quan, thưởng thức những giá trị từ du lịch sinh thái rừng tại Đồng Nai có sự tăng trưởng rõ rệt. Điều này cho thấy, xu hướng và sự quan tâm nhiều hơn của cộng đồng, đặc biệt là của cư dân thành thị đối với thiên nhiên.
Để đảm bảo sự phát triển bền vững, cân bằng giữa du lịch và bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, các đơn vị quản lý rừng cho đến những doanh nghiệp khai thác các sản phẩm du lịch sinh thái rừng..., theo bà Loan, Đồng Nai sẽ tiếp tục tăng cường quản lý và bảo tồn môi trường tự nhiên. Bởi đây là yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của du lịch sinh thái. Ngoài ra, Đồng Nai sẽ triển khai giáo dục và tăng cường nhận thức cho cả du khách và cộng đồng địa phương về giá trị của rừng và các hệ sinh thái tự nhiên.
Bên cạnh đó, phải bảo đảm sự phát triển bền vững và công bằng. Nhận thức được du lịch sinh thái sẽ mang lại lợi ích cho cả môi trường và cộng đồng địa phương, VQG Cát Tiên đã hỗ trợ phát triển các mô hình kinh doanh bền vững và công bằng đối với cộng đồng vùng đệm. Các hoạt động du lịch đã thực sự mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương, bao gồm cơ hội việc làm và thu nhập ổn định. Ngoài ra, Đồng Nai còn tăng cường hợp tác đa phương để phát triển du lịch sinh thái và bảo vệ rừng. Theo đó, hợp tác chặt chẽ với các tổ chức quốc tế, địa phương, các doanh nghiệp du lịch và cộng đồng để đưa ra các chiến lược và chính sách hiệu quả.
TK
(Theo baodongnai.com.vn)
Cùng với việc đẩy mạnh phát triển KT - XH, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Quản Bạ (tỉnh Hà Giang) có nhiều giải pháp tích cực trong việc khơi dậy, giữ gìn...
Như một quy luật tất yếu, những thiên đường nghỉ dưỡng nổi tiếng toàn cầu đều hội tụ những yếu tố cốt lõi: Thiên nhiên tuyệt mỹ - kết nối thuận lợi - đa dạng dịch vụ. Và tất cả...
Núi Rồng là một danh thắng ở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An). Nơi đây rất giàu tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch. Tuy nhiên, ở thời điểm này, Núi Rồng vẫn đang mơ màng ngủ...
Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp...
Sáng 4/7, website Quangnamtravel.com đã được “trình làng” trong khuôn khổ chương trình tập huấn công tác chuyển đổi số du lịch tỉnh Quảng Nam 2024.
Phát triển huyện Bắc Hà trở thành điểm đến đặc sắc của tỉnh Lào Cai và khu vực Tây Bắc giai đoạn 2024 - 2030 là mục tiêu của đề án mà Sở Du lịch trình UBND tỉnh để triển khai...
Chúng tôi quen biết nhau sau một chuyến công tác dài ngày. Rủ rê mãi, chị mới sắp xếp được thời gian để về với Hậu Giang quê tôi. Chị nói muốn trải nghiệm những quán ăn lâu đời...
Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và bản sắc văn hóa độc đáo của nhiều dân tộc, huyện Trùng Khánh (tỉnh Cao Bằng) đang ngày càng hấp dẫn du khách, tạo điều kiện cho loại hình...
Cách thành phố Hà Giang khoảng chừng 3km, thôn Tha, xã Phương Độ là một thắng cảnh đẹp hút hồn những du khách phương xa. Thôn Tha là một làng quê miền sơn cước mang vẻ đẹp...
UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) tại Thủ đô Hà Nội.
Tôi đã nghe vùng cao Khánh Sơn đang vào mùa đẹp nhất. Mùa của những bạn trẻ ưa thích di chuyển đi săn mây khắp miền Tô Hạp. Mùa của cây trái đang độ ngọt ngào. Khánh Sơn chào...
Tỉnh Bắc Kạn đã phê duyệt đề án phát triển Khu du lịch Ba Bể thành khu du lịch quốc gia giai đoạn 2022-2030, định hướng đến năm 2050. Đây là bước đi quan trọng của tỉnh nhằm...