
{title}
{publish}
{head}
Ngay những tháng đầu năm 2025, Tây Ninh đã đón 2 triệu lượt khách đi cáp treo lên núi Bà Đen để hành hương, chiêm bái. Điểm sáng này tiếp tục hứa hẹn Tây Ninh là một trong những địa phương dẫn đầu ngành du lịch tâm linh tại khu vực Nam Bộ.
Dâng đăng trên đỉnh núi Bà Đen.
Kỳ vọng lớn từ Vesak 2025
Tây Ninh là một địa bàn du lịch trọng điểm ở phía Nam, với nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, phong phú. So với các tỉnh, thành trong khu vực miền Đông Nam Bộ, Tây Ninh có nhiều lợi thế để phát triển du lịch như Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen, Toà thánh Cao Đài, hồ Dầu Tiếng, Ma Thiên Lãnh...
Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Thanh đón tiếp đoàn đại biểu Uỷ ban Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc (ICDV) và Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam thăm và thảo luận chương trình đại lễ Vesak 2025 vào ngày 28.9.2024 tại đỉnh núi Bà Đen.
Với những công trình tâm linh như hệ thống chùa Bà 300 năm tuổi, tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn - bức tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất châu Á, hay tôn tượng Bồ Tát Di Lặc bằng đá sa thạch lớn hàng đầu thế giới, núi Bà Đen đã tạo dấu ấn mạnh mẽ đối với du khách trong và ngoài nước.
Hơn nữa, sau 5 năm đi vào hoạt động, hệ thống cáp treo hiện đại đưa khách lên đỉnh núi chỉ trong 5 phút đã giúp du khách thuận tiện chạm vào thiên nhiên ngoạn mục ở độ cao 986m. Đặc biệt, vào mỗi tối thứ bảy, lễ dâng đăng tại quảng trường dưới chân tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn trở thành trải nghiệm linh thiêng mà mọi du khách và phật tử không muốn bỏ lỡ.
Vào tháng 5.2025, trong khuôn khổ Đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025, Tây Ninh sẽ đón đoàn hàng ngàn đại biểu Ấn Độ, Sri Lanka, Nepal và 80 quốc gia, vùng lãnh thổ đến hành hương và tham dự lễ thắp nến cầu nguyện hoà bình thế giới trên đỉnh núi Bà Đen vào ngày 8.5.
Đại lễ Vesak 2025 được kỳ vọng sẽ tạo cú hích mạnh mẽ cho du lịch tâm linh Tây Ninh, đưa núi Bà Đen trở thành một thánh địa hành hương dành cho phật tử và du khách trên toàn thế giới.
Đoàn đại biểu Uỷ ban Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc (ICDV) và Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tham quan núi Bà Đen.
Theo bà Nguyễn Lâm Nhi Thuỳ- Phó tổng Giám đốc Sun Group vùng miền Nam, Tổng Giám đốc công ty Cổ phần Mặt trời Tây Ninh, lễ thắp nến cầu nguyện hoà bình trong khuôn khổ Vesak 2025 là một sự kiện trọng đại tại núi Bà Đen.
“Chúng tôi đang gấp rút chuẩn bị cho tất cả các khâu từ tiếp đón đại biểu cho đến các nghi thức đại lễ như lễ rước xá lợi Phật, lễ trồng cây bồ đề và đại lễ dâng đăng. Chúng tôi đã sẵn sàng đón hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu phật tử và du khách cả trong và ngoài nước đến trong tuần Vesak diễn ra vào tháng 5 tới đây”- bà cho biết.
Bà Nguyễn Lâm Nhi Thuỳ- Tổng Giám đốc công ty Cổ phần Mặt trời Tây Ninh cho biết lịch trình đại lễ Vesak 2025 đã được thống nhất và đang gấp rút chuẩn bị cho tất cả các khâu từ tiếp đón đại biểu cho đến các nghi thức đại lễ.
Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mặt trời Tây Ninh cho biết thêm, lịch trình đại lễ Vesak 2025 đã được thống nhất. Cụ thể, ngày đầu đón lãnh đạo Giáo hội Phật giáo các quốc gia. Ngày tiếp theo, tổ chức hội thảo 5 nhóm chủ đề nhỏ, với sự góp mặt của các học giả. Lễ bế mạc diễn ra sáng 8.5, chiều cùng ngày, đoàn di chuyển đến núi Bà Đen, Tây Ninh.
Lễ thắp nến cầu nguyện hoà bình thế giới diễn ra trang trọng vào tối 8.5 trên đỉnh núi cao nhất Nam bộ, hướng đến chủ đề Vesak 2025 - “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hoà bình thế giới, phát triển bền vững”. Năm nay là lần thứ 4, Việt Nam đăng cai đại lễ này sau các năm 2008 (Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội), 2014 (khu du lịch văn hoá tâm linh Bái Đính, Ninh Bình) và 2019 (chùa Tam Chúc, Hà Nam).
Ngọc xá lợi Đức Phật hiện được cất giữ trong bảo tháp lưu ly hai tầng, thuộc trung tâm triển lãm Phật giáo dưới chân tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn, trên đỉnh núi Bà Đen.
Năm 2014, Việt Nam được Liên đoàn Phật giáo thế giới tại Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ) trao tặng xá lợi Đức Phật. Hiện ngọc xá lợi được cất giữ trong bảo tháp lưu ly hai tầng, thuộc trung tâm triển lãm Phật giáo dưới chân tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn, trên đỉnh núi Bà Đen. Đây là một trong số ít nơi trong nước được lưu giữ vật báu này.
Nhiều đột phá phát triển kinh tế - xã hội
Trong hai tháng đầu năm 2025, khách tham quan các khu, điểm du lịch ước đạt 2 triệu lượt, tăng 18%. Tổng doanh thu du lịch đạt 1.563 tỷ đồng, tăng 16,3% so cùng kỳ năm 2024. Với con số này, Tây Ninh tiếp tục khẳng định vị thế là điểm đến hàng đầu Nam bộ.
Ga cáp treo lên đỉnh núi Bà Đen.
Xác định du lịch là một trong những khâu đột phá để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chuỗi giá trị, tăng tỷ trọng du lịch trong GRDP, phấn đấu đến năm 2030, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thời gian qua, tỉnh đã tập trung triển khai nhiều chính sách đột phá, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các loại hình sản phẩm du lịch phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phương.
Theo Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Thanh, năm 2025, tỉnh Tây Ninh phấn đấu đạt mức tăng trưởng 10%, tạo tiền đề, động lực tăng trưởng giai đoạn 2026-2030 đạt 2 con số. Trong đó, đẩy mạnh các giải pháp xúc tiến, quảng bá rộng rãi đến các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Du khách tham quan Cầu Ước trên đỉnh núi Bà Đen.
Hiện nay, bên cạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, không ngừng cải thiện chất lượng phục vụ để du lịch tỉnh ngày càng phát triển, tỉnh đang triển khai đồng bộ công tác quản lý Nhà nước, vận động doanh nghiệp, người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc xây dựng, giữ gìn hình ảnh, uy tín, hình thành thói quen, thái độ, cách ứng xử văn minh - lịch sự cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch; thúc đẩy phát triển du lịch với chương trình liên kết du lịch vùng Đông Nam Bộ; hỗ trợ nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án tại Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen, khu tham quan, nghỉ dưỡng trên đỉnh núi Bà Đen, Khu du lịch sinh thải Đảo Nhím...
Sau 5 năm đi vào hoạt động, hệ thống cáp treo hiện đại đưa khách lên đỉnh núi Bà Đen chỉ trong 5 phút.
Trong năm 2025, để chuẩn bị chào mừng 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, tỉnh Tây Ninh đang tích cực tu bổ, chỉnh trang Di tích Lịch sử quốc gia đặc biệt Căn cứ Trung ương Cục miền Nam và hoàn thiện các nội dung thuyết minh tái hiện giá trị di tích bằng công nghệ hiện đại.
Trên đỉnh núi Bà Đen.
Với vị trí địa lý thuận lợi cách TP. Hồ Chí Minh không xa, tuyến biên giới dài gần 240km, có 3 cửa khẩu quốc tế, nhiều cửa khẩu chính, đường tiểu ngạch thông thương giữa hai nước Việt Nam - Campuchia; có núi Bà Đen cao nhất Nam Bộ, cùng bề dày lịch sử kháng chiến chống Pháp và Mỹ; nhiều làng nghề truyền thống như nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng, nghề làm muối ớt tôm, nghề làm nhang... đã tạo cho Tây Ninh tiềm năng du lịch đa dạng, phong phú, hấp dẫn và mang tính đặc thù mà nhiều địa phương khác không thể có được.
Theo đại diện Sun World Baden Mountain, ngày 25.4 tới, lễ rước xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sẽ diễn ra trên núi Bà Đen do Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Tây Ninh chủ trì nghi thức quan trọng trong đại lễ Vesak 2025 để phật tử và người dân đến chiêm bái, đảnh lễ. Ngày 8.5, tại núi Bà Đen sẽ tổ chức các nghi lễ đặc biệt đón đoàn đại biểu trong ngày hội lớn của Phật giáo như lễ trồng 108 cây bồ đề và tôn trí xá lợi Phật. Mỗi cây mang tên một quốc gia, tượng trưng cho sự giác ngộ và hòa hợp, là dấu ấn Vesak 2025 trên núi Bà Đen. |
TK (Theo baotayninh.vn)
Các hoạt động Kỷ niệm 125 năm Ngày thành lập tỉnh và “Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Kạn” năm 2025
Từ một “điểm đến” vô danh, dịch vụ nghèo nàn, sau 50 năm ngày giải phóng Hội An (Quảng Nam) đã trở thành trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước và nổi tiếng thế giới. Đạt được...
Tích cực chỉnh trang cảnh quan, môi trường, tân trang lại cơ sở lưu trú, nhà hàng và các dịch vụ, kiện toàn đội ngũ nhân lực... các khu, điểm du lịch biển Hà Tĩnh đã sẵn sàng...
Yên Phong (Bắc Ninh) có 207 di tích, phân bổ ở hầu hết các thôn, làng, khu phố với đa dạng, phong phú các loại hình đình, đền, chùa, miếu... trong đó có 42 di tích xếp hạng cấp...
Vào Đắk Lắk sinh sống hơn 30 năm, người dân tộc Tày, Nùng góp phần tô điểm bức tranh văn hóa vùng đất này, gia tăng giá trị văn hóa ẩm thực.
Cao Bằng không chỉ nổi tiếng với khung cảnh thiên nhiên non nước hữu tình mà du khách đến với Cao Bằng còn được thưởng thức những nét văn hóa ẩm thực đầy màu sắc do chính bàn...
Nếu đất làng Quan Yên là nơi sinh ra Triệu Thị Trinh, núi Tùng là nơi Vua Bà băng hà thì ở trên dãy Ngàn Nưa, nơi được lựa chọn để xây dựng căn cứ địa khởi nghĩa, dấu ấn của Bà...
Bên cạnh huyền thoại tâm linh nổi tiếng cả nước, ngọn núi Sam (phường Núi Sam, TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang) còn sở hữu khung cảnh hữu tình với những điểm đến thú vị, xứng đáng...
Nhìn trên bản đồ, đầm Nha Phu là vùng biển bắt đầu từ Lương Sơn (cách TP. Nha Trang khoảng 15km), cua vòng qua hết bán đảo Hòn Hèo. Nằm giữa hai vịnh lớn là Nha Trang và Vân...
Những ngày này, Nậm Nghẹp - là từ khóa hót nhất của tuyến du lịch trải nghiệm vùng Tây Bắc được du khách tìm hiểu, bàn luận, chia sẻ sôi nổi trên các trang mạng xã hội. Tác giả...
Bộ Xây dựng vừa tổ chức Hội nghị thẩm định Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mũi Né, tỉnh Bình Thuận đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
Sau những hiệu ứng tích cực từ hộ chiếu du lịch Hà Giang, mới đây, Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai đã phối hợp cùng nhóm travel blogger trẻ tạo ra cuốn hộ chiếu du lịch Sa Pa...