
{title}
{publish}
{head}
Kỳ II: Mở hướng trường “tư”
Với phương châm lấy trẻ làm trung tâm, Trường mầm non Thanh Lâm, huyện Phù Ninh thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài trời tạo điều kiện để trẻ phát triển toàn diện.
>>>Kỳ I: Nỗi niềm trường “công”
PTĐT - Cùng với xu thế phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh, chất lượng đời sống người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu đưa trẻ đến trường liên tục tăng trong khi quy mô các trường mầm non công lập không có sự gia tăng tương xứng. Điều đó dẫn tới tình trạng quá tải ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập, nhất là khu vực thành phố, gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng chăm sóc, nuôi dạy trẻ. Trước thực tế đó, sự ra đời và phát triển của hệ thống các trường mầm non tư thục đã góp phần tăng tỷ lệ huy động trẻ ở các độ tuổi ra lớp, giảm áp lực cho các trường công lập.
Giảm áp lực cho trường “công”
Khoảng 5 năm trước, tình trạng phụ huynh xếp hàng trắng đêm “đặt gạch” với mong muốn con được tuyển sinh đúng tuyến vẫn còn xảy ra ở một số trường mầm non của thành phố Việt Trì. Đến năm học 2016-2017, một số trường ở các phường trung tâm có đông dân cư vẫn diễn ra cảnh phụ huynh phải tham gia nhúp phiếu để được gửi con vào trường mẫu giáo trên địa bàn. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực của các địa phương và các nhà trường trong việc nâng cấp, xây mới mở rộng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là với sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới trường mầm non tư thục đã giúp “hạ nhiệt” nhanh chóng “cơn sốt nóng” mỗi mùa tuyển sinh của giáo dục mầm non.
Trong tổng số 43 trường mầm non hiện có, Việt Trì “sở hữu” tới 15 trường ngoài công lập (trong đó 14 trường tư thục và 1 trường dân lập). Chưa nói đến những ưu thế khá vượt trội về cơ sở hạ tầng, trong hoàn cảnh trường công chật chội lại khó “chen chân” nên trường mầm non tư thục nhanh chóng được đông đảo phụ huynh lựa chọn. Chị Tạ Minh Giang ở phường Minh Phương, thành phố Việt Trì chia sẻ: “Do công việc hay phải đi sớm về muộn nên vợ chồng tôi quyết định gửi con theo học ở Trường mầm non tư thục Sao Mai đã được 2 năm. Trường vừa gần nhà, học phí không cao hơn nhiều so trường “công”, các cô chăm sóc trẻ chu đáo nên tôi thấy yên tâm”. Theo tìm hiểu chúng tôi được biết, Trường mầm non tư thục Sao Mai hiện có hai cơ sở, cơ sở 1 ở khu đô thị Minh Phương, cơ sở 2 ở khu chung cư xi măng Hữu Nghị với số học sinh ở cả hai cơ sở là 367 cháu. Ngoài việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang bị các thiết bị dạy học đầy đủ thì vấn đề dạy học, nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ được nhà trường rất chú trọng. Nhà trường thực hiện đảm bảo đúng chương trình theo sự chỉ đạo của phòng GD&ĐT thành phố. 100% trẻ hoàn thành chương trình giáo dục mầm non. Với mức học phí từ 600 nghìn đến 1 triệu đồng/học sinh/tháng tùy từng độ tuổi phù hợp với nhiều gia đình, đặc biệt là các gia đình công nhân. Trong số các cháu đang theo học tại trường, khoảng 50% là con em công nhân Khu công nghiệp Thụy Vân.
Mạng lưới trường, lớp ngày càng phát triển mạnh, toàn tỉnh hiện có 319 trường mầm non với tổng số 3.553 nhóm, lớp (tăng 116 nhóm, lớp so năm học 2016-2017). Những năm gần đây, tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ và trẻ mẫu giáo của trường mầm non ngoài công lập đều tăng. Hiện, toàn tỉnh có trên 4.800 trẻ mẫu giáo và gần 1.500 trẻ nhóm nhà trẻ đang theo học tại các trường mầm non tư thục. Như vậy, để giảm áp lực cho trường “công” thì việc mở rộng, phát triển mầm non tư thục được coi là giải pháp hiệu quả. Toàn tỉnh hiện có 20 trường mầm non tư thục, 24 nhóm, lớp tư thục, chiếm tỷ lệ 6%. Các trường mầm non tư thục chủ yếu ở thành phố Việt Trì, huyện Phù Ninh, huyện Lâm Thao... là những địa bàn đông dân cư, tập trung nhiều khu, cụm công nghiệp và mức thu nhập khá.
Một điều dễ nhận thấy là hầu hết các trường mầm non tư thục được đầu tư khá bài bản với hệ thống hạ tầng khoa học, hiện đại và đi kèm là những dịch vụ ưu việt như: Xe đưa, đón trẻ tại nhà, gửi con sớm đón con muộn, thay đổi thực đơn dinh dưỡng phù hợp từng độ tuổi, gắn camera giám sát... Điều này đã góp phần tích cực trong việc thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục mầm non trên địa bàn theo hướng hiện đại hóa. Nhiều trường đầu tư cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp với quy mô trung bình 7-8 phòng học, thậm chí có trường 10 phòng học thu hút từ 200-300 trẻ. Không những thế, việc mở ra các trường “tư” còn góp phần thúc đẩy công tác giải quyết việc làm. 20 trường mầm non tư thục trên địa bàn đang thu hút 450 giáo viên tham gia giảng dạy với thu nhập từ 3-5 triệu đồng/tháng, với trình độ giáo viên trên chuẩn là 33% đảm bảo cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ trong môi trường giáo dục an toàn và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Nhiều cán bộ quản lý là những giáo viên đã về hưu có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và tâm huyết với nghề.
Nâng cao chất lượng trường “tư”
Tại buổi làm việc mới đây với lãnh đạo huyện Cẩm Khê, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Kế San đã có ý kiến chỉ đạo: “Thời gian tới huyện cần dành sự quan tâm đầu tư hơn nữa bậc học mầm non. Bên cạnh nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ tại các trường mầm non công lập thì việc tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đủ năng lực xây dựng các trường mầm non tư thục là điều cần làm”. Đó không chỉ là hướng mở cho giáo dục mầm non Cẩm Khê mà là của chung các địa phương trong tỉnh. Ngay như huyện miền núi Thanh Sơn mặc dù nhiều khó khăn, nhưng đã có một trường mầm non tư thục đang tiến hành xây dựng ở thị trấn.
Được coi là giải pháp cần thiết hiện nay nhằm giảm gánh nặng cho trường “công”, song hoạt động của mô hình mầm non tư thục cũng đang gặp phải không ít khó khăn: Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên còn thiếu theo quy định do thường xuyên biến động và kiêm nhiệm nhiều việc khác nên công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, thực hiện chế độ BHXH, BHYT đôi khi gián đoạn, chưa liên tục. Trong công tác kiểm tra nhiệm vụ hàng năm, phòng giáo dục một số huyện, thành, thị chưa chủ động phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác quản lý, chỉ đạo loại hình tư thục. Chính sách ưu đãi đối với các cơ sở giáo dục mầm non tư thục chưa được quan tâm đúng mức, vì thế có rất ít trường nhận được sự hỗ trợ cho đầu tư phát triển.
Nhằm khắc phục dần những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của các trường mầm non tư thục, thời gian tới Sở GD&ĐT sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu với UBND tỉnh để có chính sách đặc thù khuyến khích các trường “tư” phát triển. Bên cạnh đó, Sở cũng sẽ tăng cường kiểm tra, tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật để nắm bắt tình hình và phát hiện kịp thời những yếu kém nhằm rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, chăm sóc, giáo dục trẻ. Đối với UBND các huyện, thành, thị trong quy hoạch phát triển giáo dục đảm bảo quỹ đất cho nhu cầu xây dựng cơ sở giáo dục mầm non, công khai trên phương tiện thông tin đại chúng để thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển trường “tư”; siết chặt công tác quản lý, cấp phép thành lập trường mầm non tư thục cho những nhóm, lớp độc lập có từ 50 trẻ trở lên; kiên quyết giải thể trường không đảm bảo điều kiện hoặc vi phạm quy chế chuyên môn, có những hành vi bạo lực trẻ em. Phòng GD&ĐT các huyện, thành, thị tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, khuyến khích trường tư thục tham gia các cuộc thi giáo viên giỏi, các cuộc thi dành cho học sinh mầm non... để từ đó nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, đảm bảo chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ và tạo được niềm tin trong nhân dân.
Hồng Nhung
Trong những năm qua, quy mô mạng lưới trường, lớp mầm non ngoài công lập ngày càng phát triển, đáp ứng tốt nhu cầu gửi con của các bậc phụ huynh, góp phần giảm ...
Với phương châm “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, những năm nay, huyện Cẩm Khê đã triển khai nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục mầm ...
Với tính chất công việc đặc thù, nhân viên nuôi dưỡng tại trường mầm non công lập mong được các cấp quan tâm, cải thiện chế độ đãi ngộ xứng đáng.
An toàn giao thông (ATGT) cho trẻ là vấn đề quan tâm của toàn xã hội bởi trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương khi xảy ra va chạm giao thông. Để hình thành ...
Hằng năm, mỗi khi bước vào kỳ nghỉ Hè, để đáp ứng nhu cầu của phụ huynh, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các cơ sở ngoài công lập vẫn ...
Vượt qua rào cản về định kiến xã hội rằng nghề giáo viên mầm non chỉ dành cho phụ nữ, thầy giáo Hà Đức Thanh (Trường Mầm non Văn Bán, huyện Cẩm Khê) kiên trì, ...
Công việc nhiều, áp lực lớn, cường độ lao động cao, thời gian nghỉ ngơi eo hẹp, thu nhập chưa đảm bảo cuộc sống… đã khiến cho nhiều giáo viên hợp đồng dạy mầm ...
Những đợt không khí lạnh tràn về gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân, nhất là đối với các em học sinh ở bậc học mầm non, vì vậy, để đảm bảo ...
baophutho.vn Ngày 4/4, Sở GD&ĐT ban hành văn bản số 417/SGDĐT-GDPT về việc hướng dẫn công tác tuyển sinh lớp 1 năm học 2025-2026, trong đó yêu cầu không...
baophutho.vn Tỉnh ủy Phú Thọ ban hành nghị quyết số 151-NQ/TU ngày 2/4/2025 về việc điều chỉnh sắp xếp một số đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo.
Khi điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào các trường đại học (ĐH), thí sinh phải căn cứ vào tương quan điểm của mình đối với những người cùng thi và tương quan của...
PTĐT - Giáo dục mầm non là cấp học tạo nền móng cho sự phát triển thể chất, trí tuệ, tình cảm và thẩm mỹ của trẻ. Thời gian qua, ngành giáo dục tỉnh không ngừng đổi mới hoạt...
PTĐT - Năm 2018, toàn tỉnh có 19 trường THPT và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên đạt tỷ lệ tốt nghiệp 100%.
PTĐT - Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 cả nước có 477 điểm 10 ở các môn. 1 trong 2 điểm 10 trong cả nước về môn Toán đã xuất hiện tại Phú Thọ, thuộc về em Hoàng Đức Thuận -...
PTĐT-Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 trên địa bàn tỉnh đã diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế. Toàn tỉnh có tổng số 13755 thí sinh đăng ký dự thi. Trong đó giáo dục THPT có...
PTĐT - Theo Hội đồng thi Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh, đến hết ngày 9-7, Hội đồng thi đã hoàn tất công tác chấm thi Kỳ THPT Quốc gia năm 2018.