Cập nhật:  GMT+7

Guồng nước - một nét văn hóa miền Tây xứ Thanh

Guồng nước, công cụ lấy nước truyền thống của người dân miền núi, từ lâu đã không chỉ là biểu tượng của sự khéo léo và sáng tạo trong canh tác nông nghiệp, mà giờ còn có tiềm năng lớn để khai thác phục vụ phát triển du lịch sinh thái, văn hóa và cộng đồng.

Guồng nước - một nét văn hóa miền Tây xứ Thanh

Tại các xã của huyện vùng cao Bá Thước (Thanh Hóa), người dân địa phương duy trì và sử dụng các guồng nước truyền thống (còn gọi là “bánh xe nước”), như một công cụ quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Các guồng nước này không chỉ phục vụ tưới tiêu mà còn góp phần tạo nên nét đặc trưng văn hóa của khu vực miền núi phía Tây của xứ Thanh.

Guồng nước - một nét văn hóa miền Tây xứ ThanhGuồng nước được cấu tạo từ các vật liệu tự nhiên có sẵn tại địa phương như tre, luồng, nứa và mây rừng. Thiết kế gồm một bánh xe lớn gắn các ống tre quanh vành, được đặt tại các con suối có dòng chảy mạnh.

Guồng nước - một nét văn hóa miền Tây xứ ThanhKhi nước đẩy bánh xe quay, các ống tre hứng nước từ suối đưa lên máng tre đặt ở vị trí cao hơn, từ đó nước được hệ thống đường ống dẫn vào các ruộng bậc thang.

Guồng nước - một nét văn hóa miền Tây xứ ThanhChỉ một con suối nhỏ tại thôn Sát, xã Ban Công (Bá Thước), đã có tới hàng chục chiếc “bánh xe nước”, tạo nên một khung cảnh rất nên thơ. Mỗi guồng nước có đường kính từ 3 đến 5 mét, được người dân lắp đặt thủ công và thường xuyên kiểm tra, sửa chữa định kỳ trước mỗi vụ mùa.

Guồng nước - một nét văn hóa miền Tây xứ ThanhTrong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, hệ thống guồng nước giúp bà con giải quyết hiệu quả nhu cầu tưới tiêu, đặc biệt tại các thửa ruộng ở vị trí cao, không thể dẫn nước theo phương pháp tự chảy thông thường.

Guồng nước - một nét văn hóa miền Tây xứ ThanhBà Hà Thị Nhung, người xã Ban Công (Bá Thước), cho biết: “Bánh xe nước” là phương tiện quan trọng để đưa nước lên ruộng. Không có nó, ruộng trên cao dễ bị khô hạn, năng suất thấp".

Guồng nước - một nét văn hóa miền Tây xứ ThanhBên cạnh vai trò phục vụ sản xuất, guồng nước còn là một trong những điểm nhấn văn hóa, du lịch của địa phương. Nhiều du khách khi đến với vùng cao Thanh Hóa đã bày tỏ sự quan tâm đến những bánh xe nước quay bên dòng suối, trong khung cảnh đặc trưng của các bản làng vùng cao.

Guồng nước - một nét văn hóa miền Tây xứ ThanhAnh Đinh Văn Thới, một khách du lịch từ Hà Nội, nhận xét: "Đây là một nét đẹp rất độc đáo mà ít nơi còn giữ được. Hình ảnh các em nhỏ chơi quanh guồng nước, phụ nữ giặt quần áo... Vừa có giá trị sử dụng thực tế, vừa thể hiện nét văn hóa của người dân vùng cao, làm tôi rất hứng thú".

Guồng nước - một nét văn hóa miền Tây xứ ThanhDù hiện nay nhiều địa phương đã tiếp cận với các thiết bị bơm nước hiện đại, người dân tại các xã vùng cao vẫn tiếp tục duy trì hình thức dẫn nước truyền thống này, góp phần bảo tồn một nét văn hóa cộng đồng.

Guồng nước - một nét văn hóa miền Tây xứ ThanhAnh Hà Văn Thưởng (42 tuổi), ở Chiềng Lau, xã Ban Công, một người dân có nhiều kinh nghiệm làm guồng nước cho biết: "Từ thời ông bà, cha mẹ chúng tôi đã làm guồng như thế này. Chúng tôi vẫn giữ gìn, truyền dạy cho con cháu cách làm để không bị mai một".

Guồng nước - một nét văn hóa miền Tây xứ ThanhHiện nay, chính quyền địa phương đã hỗ trợ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho bà con và lồng ghép hoạt động bảo tồn guồng nước truyền thống vào phát triển du lịch cộng đồng, góp phần tạo sinh kế bền vững cho người dân.

Guồng nước - một nét văn hóa miền Tây xứ Thanh

Guồng nước không chỉ là công cụ lao động mà còn là “di sản sống” chứa đựng trầm tích văn hóa, lịch sử và sáng tạo dân gian. Nếu được đầu tư đúng hướng, kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và khai thác, guồng nước hoàn toàn có thể trở thành điểm nhấn khác biệt trong bức tranh du lịch miền núi xứ Thanh. Đây là cơ hội lớn để phát triển du lịch xanh, du lịch cộng đồng và nâng cao sinh kế cho người dân bản địa.

TK (Theo baothanhhoa.vn)


TK (Theo baothanhhoa.vn)

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Độc đáo trang phục dân tộc Lô Lô đen

Độc đáo trang phục dân tộc Lô Lô đen
2025-05-22 15:24:00

Dân tộc Lô Lô ở Cao Bằng chủ yếu là Lô Lô đen với gần 3.000 người, chiếm 0,54% dân số toàn tỉnh và chiếm 59% tổng số người Lô Lô ở Việt Nam. Người Lô Lô đen sinh sống tập trung...

Người Dao Nặm Đăm làm du lịch thời 4.0

Người Dao Nặm Đăm làm du lịch thời 4.0
2025-05-22 15:19:00

Ở một đất nước xa xôi hay bất cứ tỉnh, thành phố nào của Việt Nam, chỉ cần vài thao tác trên mạng xã hội, du khách có thể dễ dàng tìm kiếm, liên hệ đặt phòng homestay và sắp...

Phát triển cây ăn quả gắn với du lịch

Phát triển cây ăn quả gắn với du lịch
2025-05-20 15:42:00

Là vùng sản xuất nông nghiệp lớn của tỉnh, nổi tiếng với các sản phẩm đặc trưng, như: Chè, hoa quả ôn đới, rau an toàn hữu cơ, chăn nuôi..., Mộc Châu (tỉnh Sơn La) hôm nay là...

Vẻ đẹp hoang sơ của thác Khe Kèm

Vẻ đẹp hoang sơ của thác Khe Kèm
2025-05-20 10:14:00

Ẩn mình giữa đại ngàn Vườn quốc gia Pù Mát, thác Khe Kèm, huyện Con Cuông (Nghệ An) không chỉ làm say lòng du khách trong nước mà còn khiến các du khách quốc tế trầm trồ trước...

Sắc màu Khmer trong lòng Bảo tàng Bạc Liêu

Sắc màu Khmer trong lòng Bảo tàng Bạc Liêu
2025-05-20 09:46:00

Không chỉ là không gian trưng bày nhiều hiện vật đa dạng, sinh động về văn hóa và con người Bạc Liêu qua nhiều thời kỳ, Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu còn mang hơi thở của văn hóa cộng...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long