{title}
{publish}
{head}
Sống ở đời, phàm là người có liêm sỉ, tự trọng đều tránh xa những việc làm xấu xa, sai trái, tội lỗi, không để ai có thể gây tổn hại đến thanh danh, hạ nhục. Dân thường đã thế, người ít nhiều có chức sắc, được tin tưởng, tín nhiệm bầu làm “đại biểu Nhân dân” lại càng phải giữ gìn, đề cao lòng tự trọng, tu rèn đạo đức, phẩm giá, nhân cách sống cho xứng đáng với cương vị, niềm tin của xã hội dành cho mình. Không làm được điều này, thậm chí còn lợi dụng chức vụ để vi phạm pháp luật, trục lợi cá nhân, gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cơ quan, đơn vị công tác thì không những bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật mà họ đã tự tay xé bỏ thanh danh, hạ nhục chính mình...
Luận điệu xuyên tạc của tổ chức khủng bố Việt Tân
Ngày 26/8, tại kỳ họp bất thường lần thứ 8, với đa số tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Lê Thanh Vân, thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau. Ngay lập tức, tổ chức khủng bố Việt Tân đã đăng tải bài viết “Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân lại bị réo tên để hạ nhục” với nội dung sặc mùi kích động, trơ tráo xuyên tạc, “gắp lửa bỏ tay người” quen thuộc.
Theo chúng, “Việc lâu lâu lại réo tên, nhắc lại tội trạng của các ông Vân, ông Nhưỡng, cho thấy được sự cay cú và quyết tâm hạ thấp uy tín của những người này bằng mọi giá của chính quyền. Đây là cách trả thù thường thấy khi ai dám thẳng lưng đối chất và lên tiếng chỉ trích các sai phạm trong bộ máy lãnh đạo...”.
Cùng với ông Lưu Bình Nhưỡng (từng là đại biểu Quốc hội Khóa XIV), ông Lê Thanh Vân được biết đến là người hay có những phát biểu tranh luận tại nghị trường, đặc biệt liên quan đến các vấn đề “nóng” của xã hội. Nhiều phát biểu trong đó đã bị các đối tượng chống đối lợi dụng bôi nhọ cơ quan Đảng, Nhà nước, trở thành “chất liệu” chống phá.
Thế nên chẳng có gì lạ khi các đối tượng này vướng vòng lao lý là các tổ chức phản động, chống phá ở hải ngoại mừng như bắt được vàng khi có cớ dựng chuyện, cố tình định hướng dư luận theo hướng tiêu cực, biến một vụ án hình sự được điều tra như một vụ chính quyền “tấn công người bảo vệ công lý”, miệt thị rằng “sống dưới chế độ độc tài cộng sản thì không có quyền cất lên tiếng nói tự do ngôn luận”; “lợi dụng pháp luật để áp tội tùy tiện, trù dập những người khiến họ không hài lòng”...
Các đối tượng chống phá cố tình tìm mọi cách tung hô cá nhân vi phạm, miệt thị cơ quan tiến hành tố tụng để chống phá, hạ bệ, bôi nhọ hệ thống pháp luật Việt Nam; làm suy giảm niềm tin của Nhân dân đối với cơ quan công quyền, tiến tới quy kết, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, chia rẽ nội bộ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam.
Trên thực tế, trong vụ án “Cưỡng đoạt tài sản” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”, ngày 14/11/2023, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình đã khởi tố bắt tạm giam đối với ông Lưu Bình Nhưỡng để điều tra về tội “cưỡng đoạt tài sản”.
Khi bị bắt, ông Lưu Bình Nhưỡng đang là Phó trưởng Ban Dân nguyện, thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV. Hơn một tháng sau, ông Nhưỡng bị điều tra thêm tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, ngoài hành vi cưỡng đoạt tài sản, trong thời gian giữ chức vụ đại biểu Quốc hội, Phó trưởng Ban Dân nguyện, ông Lưu Bình Nhưỡng đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.
Việc bắt ông Lưu Bình Nhưỡng là kết quả điều tra mở rộng vụ án Phạm Minh Cường (SN 1986, còn có biệt danh Cường “Quắt”), đối tượng hình sự có 3 tiền án, trú tại xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Cường “Quắt” bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình khởi tố ngày 17/5/2023 về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.
Từ năm 2020 - 2022, Cường “Quắt” cùng đồng bọn cưỡng đoạt số tiền gần 5 tỷ đồng của một số doanh nghiệp được UBND tỉnh Thái Bình cấp phép khai thác cát ven biển thuộc xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy.
Quá trình gây khó dễ cho doanh nghiệp, Cường bị một số nhóm xã hội cản trở dẫn tới việc chiếm đoạt tiền bị giảm sút. Lợi dụng việc ông Nhưỡng từng nhận Cường là cháu và Cường cho biết ông Nhưỡng là “bố nuôi” nên đã nhờ ông Lưu Bình Nhưỡng can thiệp, tác động với cơ quan chức năng của tỉnh Thái Bình để các nhóm xã hội không gây sự với Cường. Nhờ đó, Cường có thể tiếp tục thực hiện việc cưỡng đoạt tiền của doanh nghiệp.
Mở rộng điều tra vụ án, ngày 10/7/2024, Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Lê Thanh Vân để điều tra về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, quy định tại điều 358 Bộ luật Hình sự. Cùng ngày, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Thái Bình đã phê chuẩn các quyết định, lệnh trên.
Tại kỳ họp thứ 43 (tháng 7/2024), Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Lê Thanh Vân. Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, đại biểu Quốc hội khóa XV, đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; tiêu cực, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi, vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cơ quan, đơn vị công tác, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.
Theo Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định, đại biểu Quốc hội cần phù hợp với các tiêu chuẩn như trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác...
Đại biểu Quốc hội là người được Nhân dân tín nhiệm, thay mặt Nhân dân tham gia các kì họp của Quốc hội để trao đổi, chất vấn các vấn đề đang diễn ra. Trong trường hợp Đại biểu Quốc hội không phù hợp với tiêu chuẩn hoặc không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân sẽ bị bãi nhiệm theo quy định của pháp luật.
Việc ông Lưu Bình Nhưỡng và mới đây là ông Lê Thanh Vân bị bãi nhiệm đại biểu Quốc hội là đương nhiên. Việc làm này là cần thiết, hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật, thiết thực loại bỏ những phần tử không xứng đáng ra khổi cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.
Chức danh “đại biểu Quốc hội” không phải ngẫu nhiên mà có, cũng không phải sẽ mặc nhiên tồn tại mãi mãi. Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân đã từng có được chức danh cao quý này nhưng vì thiếu tu dưỡng rèn luyện, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, vì vụ lợi cá nhân mà phản bội lại tổ chức, niềm tin của Nhân dân. Hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị nghiêm trị theo quy định, Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân sẽ phải trả giá do những tội lỗi mà mình đã gây ra. Không cần ai “réo tên hạ nhục”, chính những hành vi ô nhục, vụ lợi đê hèn đã tự phơi bày bản chất “hai mặt”, tâm địa đen tối của những đối tượng suy thoái, biến chất...
Cẩm Ninh
baophutho.vn Chiều 15/11, tại Trung tâm Hội nghị huyện Phù Ninh, Thường trực HĐNĐ tỉnh đã tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động HĐND các huyện,...
Tội phạm xuyên quốc gia có tổ chức là cản trở lớn đối với hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực Đông Nam Á, trong đó nghiệm trọng nhất là vấn nạn buôn bán ma túy, buôn bán...
baophutho.vn Sau 22 năm hợp nhất với huyện Phù Ninh thành huyện Phong Châu, ngày 01/9/1999, huyện Lâm Thao chính thức được tái lập và đi vào hoạt động. 25...
baophutho.vn 10 thành tựu, dấu ấn tiêu biểu sau 25 năm tái lập huyện lâm Thao
baophutho.vn Thể chế dẫu có khác biệt, một số quy định có thể còn chưa đồng nhất, nhưng hệ thống luật pháp ở các quốc gia tiến bộ, văn minh trên thế giới...
Chiều 26/8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Tư...
Tại phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, Chính phủ sẽ thảo luận, cho ý kiến đối với 8 nội dung, trong đó có 7 dự án, đề nghị xây dựng luật và 1 nội dung báo cáo.
baophutho.vn Ngày 23/8, huyện Phù Ninh tổ chức đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và gặp mặt kỷ niệm 25 năm tái lập huyện. Tới dự có các đồng chí: Bùi...
Trong không khí hân hoan chào mừng kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9, trên cả nước diễn ra nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa như tổ chức lễ kỷ...
Các nước trao đổi phương hướng triển khai kết quả của các Hội nghị cấp Bộ trưởng Ngoại giao tháng 7 vừa qua, nhất trí cần phát huy hiệu quả hơn nữa thế mạnh của các cơ chế này.
baophutho.vn Sau 22 năm hợp nhất với huyện Lâm Thao thành huyện Phong Châu, ngày 01/9/1999, huyện Phù Ninh được tái lập và đi vào hoạt động. 25 năm qua,...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 82/CĐ-TTg ngày 21/8/2024 chỉ đạo các cơ quan liên quan kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.