{title}
{publish}
{head}
Nếu ví bản Tà Số, ở độ cao hơn 1.100m thuộc xã Chiềng Hắc là cao nguyên của cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, thì Hang Táu là thung lũng trên cao nguyên Tà Số. Hang Táu đang trở thành địa danh thu hút du khách, nhất là giới trẻ đến trải nghiệm cuộc sống “3 không” với người dân bản địa: không điện lưới, không sóng điện thoại, không wifi.
Trước khi được Công an huyện Mộc Châu hỗ trợ khoan giếng thì người dân nơi đây chỉ có nguồn nước duy nhất được dẫn về từ trên núi. Có lẽ bởi những lý do này, nên Hang Táu được gọi là “làng nguyên thủy” trên cao nguyên.
Dưới trời xanh, làng "nguyên thủy" đẹp tới sững sờ.
Hang Táu, theo tiếng địa phương có nghĩa là bãi đất trống, hay cái lòng chảo. Cách trung tâm thị trấn Mộc Châu chừng 20km, từ ngã ba Tà Số lên tới Hang Táu là quãng đường vừa để trải nghiệm, vừa chiêm ngưỡng trước khi du khách “thâm nhập” làng nguyên thủy.
Con đường chỉ hơn 3km nhưng là thử thách đối với tất cả các tay lái mô-tô cừ khôi, bởi độ cheo leo và hiểm trở. Những con dốc khi lên thì dựng ngược, khi xuống thì hút sâu. Hai bên mặt đường bị xói lở, trơ ra rãnh đá lổn nhổn, cái “sống trâu” gồ ghề trồi lên ở giữa, cảm giác chỉ vừa đủ cho bánh xe lăn.
Một quy tắc bất thành văn là, khi hai xe đi ngược chiều, phần ưu tiên sẽ thuộc về xe đang chở khách, hoặc xe chở khách đang đà lên dốc. Nếu thực sự không vững lái, thì một lời khuyên dành cho du khách là nên gửi lại xe tại bãi đỗ và yên tâm ngồi sau tay lái của những người đàn ông bản địa, có kỹ năng và kinh nghiệm điểu khiển xe máy tuyệt vời.
Nhưng bù lại, đây là cung đường mãn nhãn, nhất là mùa xuân bởi cảnh sắc thiên nhiên phong phú, bên là núi, bên đồng xanh, đi xuyên qua những thung lũng mận trắng, cải vàng như những mảng màu rực rỡ trên nền xanh bát ngát. Làng nguyên thủy Hang Táu nằm trọn trong thung lũng bốn bề là núi, là nơi cư trú lâu đời của hơn 20 hộ gia đình người Mông. Để lại sau lưng không gian hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc, bước qua cổng làng, du khách như chạm tới một nơi chốn bình yên đến lạ, gần như biệt lập với cuộc sống bên ngoài.
Những ngôi nhà nhỏ bình yên bên sườn núi.
Mấy chục nóc nhà lặng lẽ bên sườn núi, bao quanh thung lũng rộng hơn 1ha. Những em nhỏ dân tộc Mông áo váy sặc sỡ, hai má hây đỏ, hồn nhiên nô đùa trên bãi cỏ dưới cái nắng hanh hao nhưng không e ngại khi du khách ân cần thăm hỏi. Lợn, gà, dê, bò thủng thẳng quanh những phiến đá nhấp nhô. Gặp khi thời tiết ưu ái, du khách tha hồ chiêm ngưỡng và ghi lại những khung hình tuyệt đẹp bởi cảnh quan tựa những thước phim với không gian đất trời hòa quyện.
Trước đây, chưa nhiều người biết đến địa danh này thì cuộc sống của cư dân bản địa chỉ lặng lẽ, ít giao tiếp với bên ngoài và tự cung, tự cấp là chủ yếu. Phía cuối bản có con đường dẫn tới lối leo lên một hang động tự nhiên nhưng vì không có điện nên hang chưa được đưa vào khai thác, du khách chỉ có thể chụp ảnh ở phía ngoài vòm hang động.
Từ năm 2020, với chủ trương xây dựng bản du lịch cộng đồng Tà Số của UBND huyện Mộc Châu, do dự án Great giai đoạn 1 hỗ trợ, khu vực Hang Táu được biết đến nhiều hơn. Lượng khách tìm đến Hang Táu ngày càng đông, đã hình thành một số dịch vụ đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm của du khách. Người dân làng nguyên thủy được hướng dẫn tham gia làm du lịch bằng dịch vụ cho thuê trang phục, thuê ngựa, bán đồ lưu niệm hay đặc sản địa phương ...
Điều đặc biệt rất đáng lưu tâm là, du lịch đã đưa du khách đến nơi này nhưng Hang Táu vẫn giữ được môi trường gần như “nguyên thủy”, rất hiếm thấy rác du lịch bị để lại trong khu vực thung lũng. Một quán ăn phục vụ du khách nằm ở điểm cuối của khu vực này, có lẽ cũng là để hạn chế tối đa gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Đây là việc cần được địa phương quan tâm, đơn vị quản lý, khai thác du lịch giám sát, cùng trách nhiệm và ý thức của mỗi du khách khi đến với nơi chốn bình yên này. Để Hang Táu vẫn là điểm đến hấp dẫn du khách, với bản sắc “nguyên thủy” vốn có được gìn giữ bao đời.
Theo Nhandan.vn
Tỉnh Quảng Ngãi có 2 di sản vừa được Bộ VH-TT&DL công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đó là nghề làm gốm ở Sa Huỳnh, xã Phổ Khánh (TX.Đức Phổ) và nghệ thuật trang...
Thời gian qua, nhiều địa phương trong tỉnh phát triển mô hình chợ quê, thu hút đông đảo người dân, du khách gần xa đến tham quan, mua sắm, thưởng thức những món ăn truyền...
Trên mọi nẻo đường và khắp các bản làng Tây Bắc mỗi độ xuân, đâu đâu cũng rực rỡ muôn sắc hoa, của đào, mận, lê, ban... Nhưng có lẽ, không hề quá khi gọi Sì Thâu Chải, huyện...
Năm Du lịch quốc gia 2024 với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận" sẽ có 169 chương trình, sự kiện hưởng ứng diễn ra trên nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.
Những ưu thế về tài nguyên thiên nhiên cùng với tinh hoa văn hóa, truyền thống lịch sử cách mạng đã tạo thành bản sắc văn hóa, sản phẩm du lịch (DL) đặc trưng của khu vực đồng...
Năm 2023 đã khép lại với những tín hiệu tốt lành khi nền kinh tế Ninh Bình đang dần phục hồi, một số ngành kinh tế chủ lực đã có sự tăng trưởng trở lại. Nổi bật là lĩnh vực du...
Tháp cổ Bình Sơn nằm trên địa bàn thị trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc là kiệt tác kiến trúc nghệ thuật đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Không chỉ có giá...
Lên vùng cao Pác Nặm, hòa vào không khí nô nức trẩy hội đầu năm, du khách thập phương lại háo hức đón chờ những trận đấu của các “đấu sĩ” bò trong Lễ hội Mù Là được tổ chức...
Với mục tiêu mang đến cho du khách những trải nghiệm tốt nhất, tỉnh Quảng Ninh đã và đang thúc đẩy phát triển các sản phẩm du lịch, dịch vụ đa dạng, độc đáo có sức cạnh tranh...
Tripadvisor vừa công bố top 25 điểm đến trăng mật trong mơ dành cho các cặp đôi muốn đi du lịch trong năm 2024, trong đó Hội An là đại diện duy nhất của Việt Nam nằm trong danh sách.
Đồng Tháp Mười (ĐTM) vốn nổi tiếng với vẻ đẹp thơ mộng cùng hệ sinh thái đa dạng, đặc biệt là vào mùa nước nổi. Những năm gần đây, người dân ĐTM có thêm nguồn thu nhập từ việc...
Lai Châu – nơi ven trời Tây Bắc được thiên nhiên ưu đãi với những nét mộc mạc, hoang sơ nhưng cũng rất hùng vĩ của núi rừng, giờ đây bà con trên địa bàn đã biết khai thác tiềm...