{title}
{publish}
{head}
Nhiều nội dung về quy hoạch Thủ đô Hà Nội, cùng dự án Luật sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng... sẽ tiếp tục được QH bàn thảo.
Với quy hoạch mới, Hà Nội được kỳ vọng sẽ xứng tầm là Thủ đô của một đất nước năng động, đổi mới và phát triển.
Tiếp tục chương trình đợt 2, Kỳ họp thứ 7, hôm nay (20/6), Quốc hội sẽ bàn thảo nhiều nội dung quan trọng liên quan tới Quy hoạch Thủ đô Hà Nội, Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội, dự án Luật Đất đai (sửa đổi)...
Trong phiên làm việc buổi sáng, sau khi xem video về Quy hoạch Thủ đô, Quốc hội sẽ thảo luận ở Hội trường về: Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Sau đó, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.
Buổi chiều, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Địa chất và khoáng sản; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Địa chất và khoáng sản.
Quốc hội tiếp tục thảo luận ở tổ về dự án Luật Địa chất và khoáng sản, dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.
Đáng chú ý trước đó, trong bản Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội xác định rõ 5 vùng đô thị Quy hoạch Thủ đô Hà Nội có mục tiêu tổng quát trong Quy hoạch Thủ đô đến năm 2030, Hà Nội là thành phố “Văn hiến, Văn minh, Hiện đại,” xanh, thông minh, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của cả nước và thế giới; trung tâm đi đầu đối với nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ mới; trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng và vùng động lực phía Bắc; trung tâm kinh tế tài chính lớn, cực tăng trưởng có vai trò dẫn dắt kinh tế của đất nước, có tầm ảnh hưởng trong khu vực, dựa trên mô hình phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế chia sẻ; thực sự là trung tâm lớn, tiêu biểu, hàng đầu cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao, ngang tầm khu vực và quốc tế...
Quy hoạch Thủ đô Hà Nội xác định cấu trúc không gian phát triển của Thủ đô Hà Nội gồm: 5 không gian phát triển, 5 hành lang và vành đai kinh tế, 5 trục động lực, 5 vùng kinh tế - xã hội, 5 vùng đô thị. Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội đóng vai trò là cực tăng trưởng của đất nước, có vị trí trọng yếu trong tam giác động lực của vùng Đồng bằng sông Hồng (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) và tứ giác phát triển khu vực miền Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Thanh Hóa).
Quy hoạch Thủ đô đã đặt ra các nhiệm vụ trọng tâm và đột phá phát triển. Trong đó, nhấn mạnh đến vấn đề bảo vệ môi trường, giải quyết triệt để ô nhiễm sông Tô Lịch, làm sống lại hình ảnh dòng sông xanh, sạch, gắn liền với văn hóa - lịch sử Thủ đô; xử lý ô nhiễm môi trường các sông Nhuệ, Đáy, Lừ, Sét... để bảo đảm nguồn nước tưới an toàn cho nông nghiệp, tạo không gian xanh cho phát triển đô thị.
Cùng với đó, tập trung cải tạo những khu chung cư cũ; xóa bỏ tình trạng nhà tự xây không theo quy hoạch, không đảm bảo an toàn phòng, chống cháy nổ, cứu hộ, cứu nạn. Bảo tồn, chỉnh trang, cải tạo khu phố cổ, khu có kiến trúc kiểu Pháp nhằm khai thác, phát huy giá trị văn hóa - lịch sử của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Khai thác không gian ngầm trong phát triển giao thông và dịch vụ đô thị.
Quy hoạch Thủ đô gồm 5 vùng kinh tế - xã hội là: Vùng trung tâm, vùng phía Bắc sông Hồng, vùng phía Nam Thủ đô, vùng phía Tây Nam Thủ đô, vùng phía Tây Bắc Thủ đô; 5 vùng đô thị: đô thị trung tâm, thành phố phía Tây, vùng đô thị Sơn Tây - Ba Vì, thành phố phía Bắc, đô thị phía Nam.
Nguồn TTXVN
Với tinh thần làm việc tích cực, khẩn trương, Phiên họp thứ 37 Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ họp trong 5,5 ngày; trong đó xem xét, cho ý kiến về 11 dự án luật trình Quốc hội tại...
baophutho.vn Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ khóa XIX, kỳ họp chuyên đề thứ Năm
baophutho.vn Chiều 19/6, Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ, Nam Định và Bình Dương thảo luận tại Tổ về các dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và Luật...
Hôm nay, Quốc hội sẽ tập trung thảo luận về các dự án luật quan trọng được cử tri, nhân dân cả nước đặc biệt quan tâm. Đó là Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật...
baophutho.vn Chiều 18/6 tại Tổ 19, Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ, Nam Định và Bình Dương thảo luận tại Tổ dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) và dự án Luật sửa...
Tiếp tục phiên làm việc đợt 2, kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ bàn thảo nhiều nội dung quan trọng liên quan dự án Luật Công đoàn (sửa đổi), Luật Dược (sửa đổi), Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
Quốc hội sẽ thảo luận về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành; các dự án Luật Công chứng và Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).
baophutho.vn Ngày 12/6, Đoàn giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND tỉnh do đồng chí Nguyễn Thanh Tâm - TUV, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND tỉnh làm...
baophutho.vn Ngày 11/6, Đoàn giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND tỉnh đã có buổi giám sát kết quả hoạt động báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình...
Chủ tịch Quốc hội cho rằng cần tiếp tục rà soát, chỉnh lý kỹ quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đường cao tốc; đầu tư xây dựng, mở rộng đường cao tốc; hình thức đầu tư...
baophutho.vn Ngày 10/6, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do đồng chí Nguyễn Trung Kiên - Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Pháp chế, HĐND...
baophutho.vn Sáng 8/6, Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ, Nam Định và Bình Dương thảo luận tại Tổ về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) và dự án Luật Tư...