{title}
{publish}
{head}
Với nhiều điều kiện thuận lợi từ tự nhiên, những năm gần đây, người dân trên địa bàn tỉnh đã phát triển nuôi cá lồng trên các sông, ngòi, hồ, đầm, góp phần giải quyết việc làm, ổn định sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Phát huy lợi thế của hồ chứa nước, gia đình ông Phan Hữu Mai, xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn đầu tư nuôi cá lồng, cho hiệu quả kinh tế cao.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 3 con sông lớn chảy qua, trong đó có sông Đà và sông Lô được đánh giá là có chất lượng nước tốt, phù hợp với việc phát triển cá lồng. Ngoài ra, tỉnh còn có nhiều sông nhỏ, ngòi lớn như: Ngòi Giành, ngòi Me và 36 hồ đập thủy lợi dung tích từ 0,5 triệu m3 nước trở lên, là “tiềm năng” lớn để phát triển thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi cá lồng trong hồ chứa.
Từ những điều kiện thuận lợi, Chi cục Thủy sản đã hướng dẫn người nuôi xác định địa điểm, đối tượng, kích thước, mùa vụ và hình thức nuôi phù hợp với từng loại diện tích mặt nước để phát huy tối đa lợi thế. Đồng thời, thực hiện quy hoạch vùng sản xuất tập trung; phát triển có kiểm soát tránh tình trạng tự phát, nuôi theo kinh nghiệm dẫn đến rủi ro cao, hiệu quả sản xuất thấp.
Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh hiện có khoảng 1.440 lồng cá, trong đó chủ yếu là nuôi thâm canh trên sông. So với trước đây, lồng nuôi được thiết kế bằng sắt, vững chắc, có dây neo cẩn thận thay thế cho lồng tre, nứa và có thể kết nối với nhau thành các cụm lồng nối tiếp hoặc song song, thuận tiện cho việc chăm sóc, quản lý. Đối tượng nuôi trong lồng cũng đa dạng, gồm các loài có giá trị kinh tế cao như: Rô phi, diêu hồng, chép, trắm cỏ, trắm đen, nheo Mỹ, chiên, ngạnh... Năng suất nuôi lồng thâm canh bình quân đạt 3 tấn/lồng, cao hơn so với nuôi trong lồng truyền thống từ 8-10kg/m2.
Nhờ đầu tư cơ sở vật chất, vận dụng linh hoạt kinh nghiệm thực tế cùng sự hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn, nghề nuôi cá lồng đã khẳng định được hiệu quả kinh tế, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế vùng nông thôn, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân.
Tuy nhiên, vài năm gần đây, nghề nuôi cá lồng, đặc biệt là nuôi trên sông đang đối mặt với nhiều khó khăn như: Biến đổi khí hậu gây mưa lũ cục bộ, mực nước sông xuống thấp, thay đổi dòng chảy... ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và tính bền vững của nghề. Ông Vũ Văn Trung, ở xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy với hơn 10 năm kinh nghiệm nuôi cá lồng chia sẻ: “Gia đình tôi cũng như nhiều hộ nuôi cá lồng trên sông Đà luôn chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, cố gắng giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Thời điểm này, với gần 30 lồng nuôi, gia đình tôi bắt đầu xuất bán một số loại cá nuôi gối vụ đã đạt tiêu chuẩn về kích thước và trọng lượng. Đối với các loại cá kích thước nhỏ, cá mới xuống giống, chúng tôi gia cố lồng, san thưa số lượng để hạn chế tình trạng thiếu ô-xy”.
Cùng với sự chủ động của người nuôi, Chi cục Thủy sản cũng khuyến cáo người nuôi đẩy mạnh chuyển dịch nuôi cá lồng thâm canh trên sông vào trong hồ chứa để hạn chế ảnh hưởng của mưa lũ cục bộ, thay đổi dòng chảy, đồng thời có thể kiểm soát được chất lượng nguồn nước hồ, đập, hạn chế dịch bệnh xảy ra; chi phí làm lồng nuôi trong hồ chứa cũng thấp hơn so với nuôi trên sông.
Ông Nguyễn Thanh Tùng - Chi Cục trưởng Chi cục Thủy sản thông tin: Để đạt được mục tiêu tổng số lồng nuôi thủy sản toàn tỉnh đến hết năm 2024 trên 1.600 lồng, trong đó chú trọng chuyển dịch lồng nuôi trên sông vào trong hồ chứa, thời gian tới, Chi cục tiếp tục phối hợp với các địa phương đẩy mạnh tập huấn cho các hộ quy trình nuôi cá lồng trên sông, hồ chứa theo quy trình an toàn, sử dụng các loại thức ăn có trong danh mục cho phép; chuyển đổi cơ cấu giống từ các loại cá truyền thống sang nuôi giống thủy sản đặc sản, có giá trị kinh tế cao, chú trọng tính thời vụ, kích cỡ và đối tượng nuôi phù hợp. Tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, gắn với truy xuất nguồn gốc để tiêu thụ, quảng bá sản phẩm cho nông dân. Khuyến khích liên kết sản xuất theo chuỗi giữa doanh nghiệp và người nuôi hoặc hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác nhằm phát triển nghề nuôi cá lồng theo hướng tập trung, tăng giá trị sản phẩm gắn với thị trường tiêu thụ.
Hà Nhung
baophutho.vn Ngày 22/11, Chi cục Thuế thị xã Phú Thọ phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế của các phường, xã đồng loạt ra quân triển khai thực hiện gắn mã QR...
Nhiều chuyến bay dịp Tết nguyên đán hiện nay có tỷ lệ lấp đầy chỗ lên đến 70-80%, trong đó tập trung trên các chuyến từ Thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh thành miền Bắc, miền Trung.
NHNN sẽ thực hiện bán vàng trực tiếp cho 4 ngân hàng có vốn Nhà nước để các ngân hàng này bán vàng trực tiếp tới người dân với mục tiêu là sớm thu hẹp chênh lệch giữa giá vàng...
baophutho.vn Thời gian qua, huyện Thanh Thủy đã huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để từng bước đầu tư đồng bộ kết cầu hạ tầng giao thông....
baophutho.vn Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khoáng sản thuộc nhóm vật liệu xây dựng (VLXD) thông thường đã được tỉnh chỉ đạo các...
baophutho.vn Nhằm nâng cao giá trị cho cây chè, đưa thương hiệu chè Đất Tổ vươn xa, tỉnh Phú Thọ đã khuyến khích các hộ dân, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp...
baophutho.vn Tiếp tục quyết liệt triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, ngày 27/5, UBND tỉnh đã có văn bản số 2075/UBND-NNTN yêu...
baophutho.vn Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, tính đến nay, các địa phương trên toàn tỉnh đã thu hoạch được khoảng 27.300/35.365ha gieo cấy lúa Chiêm Xuân,...
baophutho.vn Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Lâm Thao đã tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm khai thác...
baophutho.vn Với địa thế nằm gần trung tâm xã, dọc theo tỉnh lộ 320C, có chợ Lạnh là nơi giao thương không chỉ của xã mà còn của cả khu vực... nên khu 13,...
baophutho.vn Cách đây hơn 2 năm, ngày 09/12/2021, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 22/2021/NQ-HĐND (Nghị quyết 22) quy định chính sách hỗ trợ, khuyến...
Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thầu bán vàng miếng và sẽ triển khai phương án bình ổn thay thế trong thời gian sớm nhất, dự kiến bắt đầu từ ngày 03/06/2024.