{title}
{publish}
{head}
Nhằm nâng cao giá trị cho cây chè, đưa thương hiệu chè Đất Tổ vươn xa, tỉnh Phú Thọ đã khuyến khích các hộ dân, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp đầu tư sản xuất theo hướng an toàn, hữu cơ. Thực hiện tái cơ cấu ngành chè, thời gian qua, ngành Nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh tiến hành rà soát, sắp xếp cơ sở chế biến, tổ chức sản xuất. Đã có nhiều chính sách của tỉnh hỗ trợ cho sản xuất và chế biến để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm chè Phú Thọ.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật kiểm tra quy trình sản xuất chè theo hướng hữu cơ tại HTX chè Hoàng Văn, xã Văn Luông, huyện Tân Sơn.
Hiện nay, tổng diện tích chè toàn tỉnh đạt khoảng 14.500ha, trong đó diện tích cho sản phẩm khoảng 13.900ha, tỷ lệ chè giống mới đạt gần 78%, sản lượng chè búp tươi đạt xấp xỉ 179.000 tấn. Để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè, xây dựng ngành chè thành ngành hàng chủ lực có giá trị gia tăng cao của tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 3092/KH-UBND ngày 10/8/2022 về phát triển chè trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025. Theo đó, đến năm 2025, ổn định diện tích chè toàn tỉnh khoảng 15.700ha, năng suất chè búp tươi bình quân đạt 125 tạ/ha, sản lượng đạt 195.000 tấn. Đồng thời, chú trọng áp dụng biện pháp kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất trong sản xuất, chế biến chè. Phấn đấu diện tích chè ứng dụng IPM đạt 90%; diện tích chè được áp dụng quy trình sản xuất tốt, an toàn (GlobalGAP, RA, VietGAP, hữu cơ...) chiếm gần 50% (khoảng 6.000ha, trong đó chứng nhận mới 2.600ha đạt tiêu chuẩn VietGAP).
Cùng với đó, đa dạng hóa sản phẩm chè, phấn đấu tỷ lệ chè xanh và các sản phẩm chè chế biến sâu (Ô long, thảo dược, matcha...) đạt trên 40% trong cơ cấu chế biến; phấn đấu giá trị sản phẩm bình quân chè xanh đạt khoảng 135 triệu đồng/ha; tỷ lệ sản phẩm được sản xuất dưới các hình thức hợp tác, liên kết đạt 40%; phấn đấu 100% diện tích sản xuất chè tập trung được quản lý, cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, truy xuất nguồn gốc theo yêu cầu của các nước nhập khẩu...
Đến hết năm 2023, diện tích chè được cấp chứng nhận an toàn đạt trên 4.100ha, trong đó diện tích cấp chứng nhận RA trên 3.600ha, VietGAP hơn 424ha; ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp IPM, ICM trên cây chè đạt khoảng 78% tổng diện tích. Những kết quả trên cho thấy nhận thức về sản xuất theo hướng an toàn của người trồng chè ngày càng được nâng cao. Chị Lê Thị Phượng, chủ cơ sở chế biến chè Bằng Phượng, xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn chia sẻ: “Gia đình tôi có hơn 1ha chè đã được chứng nhận VietGAP. Là người sản xuất, tôi luôn mong muốn đem sản phẩm có chất lượng tốt, an toàn đến người tiêu dùng. Trồng chè theo hướng an toàn VietGAP vừa bảo đảm sức khỏe cho chính người trồng vừa giúp giảm chi phí về phân bón, thuốc BVTV do có thể tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón, sử dụng hệ thống bẫy côn trùng để diệt sâu bọ... sản xuất chè an toàn cũng là một trong những giải pháp cạnh tranh để tiêu thụ sản phẩm hiện nay”.
Theo ông Phan Văn Đạo - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, chè là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh, phần lớn tổng sản lượng chè phục vụ cho việc chế biến chè xanh, chè đen xuất khẩu. Hiện nay, hàng rào kỹ thuật của các nước ngày càng siết chặt đối với các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm. Để sản phẩm chè của tỉnh thuận lợi trong việc tiêu thụ tại các thị trường quốc tế, thời gian tới, ngoài việc quy hoạch các vùng chè an toàn, tỉnh đã xây dựng các mô hình sản xuất chè theo Dự án “Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp” (QSEAP) tập trung chủ yếu ở các huyện trọng điểm. Đây là cơ sở cho việc thu hút đầu tư sản xuất chè hàng hóa chất lượng, giá trị cao. Trong đó, chú trọng xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu chè an toàn theo hướng hữu cơ, hạn chế sử dụng phân bón vô cơ, hóa chất trừ sâu; áp dụng quy trình GAP, từ khâu sản xuất đến chế biến thành phẩm cuối cùng, tiến tới sản xuất chè hữu cơ.
Phan Cường
baophutho.vn Không được đào tạo chuyên ngành bài bản, quanh năm gắn bó với đồng ruộng, nhưng với sự đam mê ngành kỹ thuật cơ khí, nhiều nông dân đã tự mày...
baophutho.vn Giá một số mặt hàng tiêu dùng ngày 5/10/ 2024
baophutho.vn Tiếp tục quyết liệt triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, ngày 27/5, UBND tỉnh đã có văn bản số 2075/UBND-NNTN yêu...
baophutho.vn Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, tính đến nay, các địa phương trên toàn tỉnh đã thu hoạch được khoảng 27.300/35.365ha gieo cấy lúa Chiêm Xuân,...
baophutho.vn Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Lâm Thao đã tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm khai thác...
baophutho.vn Với địa thế nằm gần trung tâm xã, dọc theo tỉnh lộ 320C, có chợ Lạnh là nơi giao thương không chỉ của xã mà còn của cả khu vực... nên khu 13,...
baophutho.vn Cách đây hơn 2 năm, ngày 09/12/2021, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 22/2021/NQ-HĐND (Nghị quyết 22) quy định chính sách hỗ trợ, khuyến...
Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thầu bán vàng miếng và sẽ triển khai phương án bình ổn thay thế trong thời gian sớm nhất, dự kiến bắt đầu từ ngày 03/06/2024.
baophutho.vn Dự án đường Tân Phú - Xuân Đài (giai đoạn 2021 - 2025), kết nối với Vườn Quốc gia Xuân Sơn có chiều dài 9,98km, điểm đầu tuyến giao với tuyến...
baophutho.vn Có gì trong khu dân cư thông minh ở Sơn Vi?
baophutho.vn Công nghiệp hóa chất được xác định là một trong những ngành công nghiệp nền tảng, góp phần quan trọng trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất...
baophutho.vn Xác định công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, giúp doanh nghiệp (DN) ổn định,...