{title}
{publish}
{head}
Thời gian qua, việc phát triển các sản phẩm du lịch mới và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch tiếp tục được xác định là một trong những giải pháp trọng tâm mà huyện Hữu Lũng thực hiện để thu hút du khách.
Nhiều sản phẩm du lịch ở Hữu Lũng (tỉnh Lạng Sơn) được đa dạng hóa và đổi mới đã tạo hiệu ứng tích cực, thu hút sự chú ý của du khách. Chị Lê Khánh Linh, du khách đến từ Bắc Giang cho biết: Thông qua các trang mạng xã hội, tôi biết đến điểm du lịch trải nghiệm nông nghiệp hấp dẫn tại Hợp tác xã (HTX) Du lịch Nông nghiệp Xứ Lạng, tại xã Đồng Tân, huyện Hữu Lũng. Ở đây, tôi không chỉ được tận hưởng không khí trong lành mà còn được trải nghiệm làm vườn, được hái dâu tây và thưởng thức những món ẩm thực đặc sắc.
Du khách tham quan trải nghiệm tại điểm du lịch hồ Đồng Lâm, xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng
Được biết, HTX Du lịch Nông nghiệp Xứ Lạng là điểm du lịch mới đi vào hoạt động từ năm 2022 trên địa bàn xã Đồng Tân. Anh Nguyễn Minh Anh, Giám đốc HTX cho biết: Với diện tích hơn 3 ha, HTX đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng để xây dựng hồ câu cá dịch vụ; xây dựng hệ thống 4 nhà màng trồng nho hạ đen, dâu tây và các loại dưa phục vụ nhu cầu trải nghiệm của du khách. Để tạo cảnh quan đẹp thu hút khách tham quan, HTX còn xây dựng các tuyến đường bê tông nối khu vực ngắm cảnh trong khuôn viên; đầu tư thêm các tiểu cảnh mang đậm bản sắc vùng miền để du khách ngắm cảnh và chụp ảnh lưu niệm. Bên cạnh đó, HTX còn xây dựng nhà sàn phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi của du khách...
Ngoài HTX Du lịch Nông nghiệp Xứ Lạng, trên địa bàn xã Đồng Tân hiện nay cũng có HTX Nông sản Đồng Tân với các dịch vụ trải nghiệm hấp dẫn. Mỗi tháng các HTX trên địa bàn xã thu hút từ 500 đến 1.000 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm.
Du lịch sinh thái nông nghiệp tại xã Đồng Tân chỉ là một trong nhiều sản phẩm du lịch được huyện Hữu Lũng khuyến khích phát triển trong thời gian qua. Đặc biệt, sản phẩm du lịch sinh thái đang được huyện nhân rộng phát triển tại các xã: Cai Kinh, Hoà Lạc, Yên Sơn, Yên Thịnh... Ngoài du lịch sinh thái nông nghiệp, huyện cũng khuyến khích người dân và các doanh nghiệp phát triển các loại hình du lịch văn hoá; du lịch nghỉ dưỡng.
Ông Khổng Hồng Minh, Trưởng Phòng Văn hoá - Thông tin huyện Hữu Lũng cho biết: Thời gian qua, phòng đã tham mưu UBND huyện chỉ đạo thực hiện công tác quảng bá, xúc tiến thu hút đầu tư phát triển du lịch. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị chuyên môn khảo sát xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch mới và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch thế mạnh trên địa bàn; hình thành các tour, tuyến du lịch; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tại các điểm du lịch...
Theo đó, từ năm 2022 đến nay, UBND huyện hỗ trợ kinh phí phát triển mô hình tắm thuốc nam truyền thống của người Dao, xã Hữu Liên; tổ chức lớp hướng dẫn kỹ năng biểu diễn văn nghệ truyền thống cho 45 học viên là người dân làm du lịch tại 2 xã Hữu Liên và Yên Thịnh. Qua đó, thành lập 2 đội biểu diễn văn nghệ truyền thống tại 2 làng du lịch cộng đồng, hiện nay 2 đội văn nghệ đang duy trì tốt hoạt động biểu diễn phục vụ du khách.
Cùng đó, huyện đã giới thiệu các hộ có tiềm năng phát triển thành điểm du lịch với các công ty lữ hành, doanh nghiệp du lịch để liên kết tour du lịch.
Song song với hình thành sản phẩm mới, với các điểm du lịch đã được công nhận trên địa bàn huyện cũng quan tâm đầu tư, nâng cấp, quảng bá. Tiêu biểu như việc đẩy mạnh xây dựng hồ sơ công nhận Làng du lịch cộng đồng Hữu Liên đạt tiêu chuẩn ASEAN, xây dựng điểm du lịch hồ Nong Dùng trở thành điểm du lịch cấp tỉnh... Huyện cũng thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn về quy tắc ứng xử văn minh du lịch và các lớp bồi dưỡng về các nghiệp vụ du lịch để gia tăng chất lượng sản phẩm du lịch.
Đặc biệt, ngày 25 và 26/10 tới đây, huyện Hữu Lũng sẽ tổ chức lễ hội thảo nguyên Đồng Lâm. Lễ hội sẽ được tổ chức tại Đồng Lâm, hồ Nong Dùng, xã Hữu Liên. Qua đó, nhằm quảng bá, giới thiệu tiềm năng, lợi thế về du lịch và những chính sách thu hút đầu tư của tỉnh Lạng Sơn nói chung và huyện Hữu Lũng nói riêng.
Nhờ những giải pháp thiết thực, lượng khách du lịch đến với Hữu Lũng tăng dần theo từng năm. Năm 2023, lượng khách du lịch đạt 680.000 lượt (tăng 33% so với năm 2022); trong 9 tháng đầu năm 2024, toàn huyện thu hút được 777.000 lượt khách (tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm 2023), doanh thu du lịch ước đạt 234 tỷ đồng.
Với những nỗ lực trong việc đổi mới, đa dạng hoá các sản phẩm du lịch cũng như đổi mới công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, tin rằng Hữu Lũng đang dần trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách.
TK (Theo Baolangson.vn)
Từ “vùng trũng” trên bản đồ du lịch Việt Nam, đến nay, du lịch tỉnh Bắc Giang đã có thương hiệu, sở hữu nhiều điểm đến thu hút du khách trong nước và quốc tế.
Văn hóa bản địa được xem là tài nguyên đem đến nét đặc trưng cho du lịch của vùng đất. Việc khai thác tốt các giá trị văn hóa trong hoạt động du lịch sẽ làm nên những sản phẩm...
Hồ Núi Cốc có diện tích 25km2 trải rộng trên địa bàn hai thành phố Thái Nguyên, Phổ Yên và huyện Đại Từ (Thái Nguyên) với non xanh, nước biếc, chuyện tình huyền thoại, hàng...
Không chỉ nổi bật với những bãi biển đẹp, Bình Ðịnh còn rất nhiều điểm đến hấp dẫn du khách với kiểu đi du lịch tiết kiệm. Chỉ một ngày ruổi rong ở Gò Bồi (xã Phước Hòa, huyện...
Những người “giữ lửa” nghề để trống Đọi Tam ngàn năm vang vọng
Đến Chiang Mai, khám phá những điều bình yên
Giữ nghề gắn với phát triển du lịch ở bản Dỗi
Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng rực rỡ trên nóc kỳ đài, tung bay giữa bát ngát trời xanh Lũng Pô (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), soi bóng xuống dòng sông Mẹ thật đẹp đẽ, thiêng liêng...
Bắc Hà là địa phương có đông đồng bào DTTS (gần 60.000 người), thuộc 14 dân tộc anh em cùng sinh sống; mỗi dân tộc đều có những lễ hội truyền thống riêng. Thực hiện chủ trương...
Câu chuyện 20 hộ đồng bào DTTS ở làng du lịch cộng đồng Vi Rơ Ngheo, xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông (Kon Tum) mạnh dạn bỏ tiền đi tham quan các làng du lịch cộng đồng các tỉnh...
Kết quả phát triển du lịch tỉnh Bến Tre trong những tháng đầu năm 2024 được xem là một tín hiệu phục hồi, khởi sắc so với nhiều năm qua. Điều này cũng khẳng định, du lịch địa...
Miền Tây nói chung, Cà Mau nói riêng, là vùng đất có sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Từ thời xa xưa, xứ Cà Mau rất hoang vu, các bậc tiền nhân ra sức khai hoang xây làng, lập...