
{title}
{publish}
{head}
Thứ trưởng Bộ Truyền thông và Kỹ thuật số của Indonesia Nezar Patria, kêu gọi người dân cảnh giác với các vụ lừa đảo liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI), bao gồm cả deepfake với trình độ làm các video đã gần như đến mức hoàn hảo.
Để chống lại việc sử dụng sai mục đích AI, Bộ Truyền thông và Kỹ thuật số Indonesia đã ban hành thông tư về đạo đức AI. Để ứng phó với các tội phạm liên quan đến tài chính và ngân hàng, Bộ đang phối hợp với Cơ quan Dịch vụ Tài chính (OJK) và Ngân hàng Indonesia về các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu để bảo vệ người tiêu dùng.
Chính phủ Indonesia đang thực thi nhiều luật khác nhau - Luật Thông tin và Giao dịch Điện tử (ITE), Luật Bảo vệ Dữ liệu Cá nhân (PDP), Bộ luật Hình sự (KUHP) và Luật Bản quyền - để ngăn ngừa và giải quyết các tội phạm liên quan đến AI. Hiện tại, chính phủ đang soạn thảo một quy định cụ thể cho lộ trình phát triển AI để đảm bảo công nghệ có thể được khai thác tích cực đồng thời giảm thiểu rủi ro.
Mặc dù có những rủi ro nhưng Indonesia cũng đang đưa ra các chiến lược tận dụng AI để thúc đẩy quá trình số hóa của đất nước. Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Quốc gia (DEN) Luhut Binsar Pandjaitan tuyên bố đã tuyển dụng một số tài năng trẻ người Indonesia để phát triển dịch vụ trí tuệ nhân tạo (AI). Nền tảng kỹ thuật số với sự hỗ trợ AI sẽ cung cấp dịch vụ bằng cả tiếng Indonesia và tiếng Anh. Tuy nhiên loại dự án này đòi hỏi một ngân sách đáng kể do sử dụng mô hình phát triển phần mềm nguồn mở.
Indonesia là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên áp dụng công cụ đánh giá hệ sinh thái AI do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) phát triển. Indonesia cũng được khuyến cáo đảm bảo quyền tiếp cận bình đẳng cho người dân của mình đối với các dịch vụ giáo dục và cơ sở hạ tầng liên quan đến AI để áp dụng AI hiệu quả hơn.
Nguồn vov
baophutho.vn Ngày 17/4, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức hội nghị tập huấn kiến thức về sở hữu trí tuệ (SHTT) cho các tổ...
baophutho.vn Trong những năm qua các cấp, ngành, địa phương của tỉnh Phú Thọ đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực đẩy mạnh ứng dụng, phát triển...
Tiếp tục thực hiện công cuộc chuyển đổi số quốc gia nhằm đem lại tiện ích cho người dân, Trung Tâm Nghiên cứu, Ứng dụng dữ liệu dân cư và Căn cước công dân (RAR)-Bộ Công an...
Tốc độ truy cập mạng 5G tại Việt Nam trong tháng 3/2025 đã đạt mức cao nhất kể từ khi được thương mại hoá. Đây là cột mốc đáng chú ý trong hành trình triển khai và thương mại...
Các nhà khoa học Nga từ Viện nghiên cứu Bắc Cực và Nam Cực (AARI) ghi nhận thấy các sông băng ở phía Tây Nam đảo Spitsbergen đang tan chảy với tốc độ rất nhanh.
Chương trình Châu Âu Kỹ thuật số (DIGITAL) giai đoạn 2025-2027 tập trung vào các lĩnh vực then chốt như Trí tuệ Nhân tạo (AI), điện toán đám mây, an ninh mạng và kỹ năng số.
baophutho.vn Nâng cao năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) giữ vai trò then chốt trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, đặc biệt trong xu hướng...
Với tốc độ tan chảy hiện tại, WMO lo ngại nhiều sông băng ở phía Tây Canada và Mỹ, Scandinavia, trung tâm châu Âu, Kavkaz và New Zealand sẽ không thể tồn tại qua thế kỷ này.
baophutho.vn Khoa học công nghệ (KHCN) luôn được xác định giữ vai trò then chốt, là nền tảng và động lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế hiện...
Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất truyền thông không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu cấp thiết để nâng cao...
Theo Cơ quan Cảnh sát châu Âu, trí tuệ nhân tạo đang bị lạm dụng để thúc đẩy các hoạt động tội phạm có tổ chức, từ việc tạo ra hình ảnh lạm dụng tình dục trẻ em đến việc rửa...
baophutho.vn Xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, với sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị,...