Cập nhật:  GMT+7

Kế hoạch vay nợ công của Chính phủ năm 2024: Tối đa khoảng 676.000 tỷ đồng

Kế hoạch vay của Chính phủ trong năm 2024 tối đa là 676.057 tỷ đồng. Trong đó, khoản vay cho cân đối ngân sách Trung ương tối đa 659.934 tỷ đồng và vay về để cho vay lại khoảng 16.123 tỷ đồng.

Kế hoạch vay nợ công của Chính phủ năm 2024: Tối đa khoảng 676.000 tỷ đồng

Ngày 3/4, Bộ Tài chính thông tin Chính phủ phê duyệt Quyết định số 260/QĐ-TTg về Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2024 và Chương trình Quản lý nợ công 3 năm giai đoạn 2024-2026.

Cụ thể, kế hoạch vay của Chính phủ trong năm 2024 tối đa là 676.057 tỷ đồng. Trong đó, khoản vay cho cân đối ngân sách Trung ương tối đa 659.934 tỷ đồng (vay bù đắp bội chi ngân sách Trung ương 372.900 tỷ đồng, vay để trả nợ gốc không quá 287.034 tỷ đồng) và vay về cho vay lại khoảng 16.123 tỷ đồng.

Trả nợ của Chính phủ năm 2024 khoảng 453.990 tỷ đồng. Trong đó, danh mục trả nợ trực tiếp của Chính phủ không quá 395.874 tỷ đồng, trả nợ của các dự án cho vay lại khoảng 58.116 tỷ đồng.

Quyết định quy định mức bảo lãnh phát hành trái phiếu đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam tối đa 1.160 tỷ đồng, bằng mức trả nợ gốc trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh đến hạn trong năm 2024. Và, Ngân hàng Chính sách xã hội không phát hành trái phiếu Chính phủ bảo lãnh trong năm 2024. Đối với bảo lãnh cho doanh nghiệp vay trong nước và ngoài nước, Quyết định nêu rõ không bố trí hạn mức bảo lãnh Chính phủ năm 2024 do các dự án không có nhu cầu rút vốn, chỉ trả nợ.

Cũng theo Quyết định này, tổng mức vay của Chính phủ giai đoạn 2024-2026 tối đa khoảng 1,86 triệu tỷ đồng, trong đó vay cho ngân sách Trung ương khoảng 1,82 triệu tỷ đồng, vay về cho vay lại khoảng 43.900 tỷ đồng. Theo đó, tổng trả nợ của Chính phủ giai đoạn 2024 - 2026 tối đa 1,1 triệu tỷ đồng, trong đó trả nợ trực tiếp khoảng 976.400 tỷ đồng, trả nợ vay lại khoảng 126.400 tỷ đồng.

Theo Bộ Tài chính, Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2024 và Chương trình quản lý nợ công 3 năm giai đoạn 2024-2026 nhằm đảm bảo nguồn để trả nợ đầy đủ, đúng hạn các khoản nợ công, không ảnh hưởng đến hệ số tín nhiệm quốc gia. Đây là cơ sở để tiếp tục thực hiện tái cơ cấu danh mục nợ trái phiếu Chính phủ phù hợp với điều kiện thị trường và nhu cầu triển khai.

Kế hoạch cũng nhằm đảm bảo nhiệm vụ huy động vốn vay thông qua đa dạng hóa nguồn vốn, phương thức vay trong và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu cân đối ngân sách Nhà nước và phát triển kinh tế-xã hội với mức độ chi phí và rủi ro phù hợp. Trong đó, mục tiêu tập trung ưu tiên huy động vốn nước ngoài cho các dự án lớn, quan trọng có tính chất xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái. Bên cạnh đó, mục đích nhằm kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ trong mức trần, ngưỡng cảnh báo được cấp có thẩm quyền phê duyệt đồng thời thúc đẩy phát triển thị trường vốn trong nước và tận dụng tối đa nguồn vốn vay ưu đãi nước ngoài.

Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách Nhà nước, bội chi ngân sách địa phương và mức vay nợ của ngân sách địa phương, tỷ lệ nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ.

Theo đó, Bộ Tài chính nghiên cứu các phương thức huy động vốn vay mới, đảm bảo huy động đủ vốn vay cho đầu tư phát triển, đáp ứng các dự án lớn về hạ tầng giao thông, chống biến đổi khí hậu, cam kết phát thải ròng về 0, chuyển đổi số đồng thời kiểm soát nợ công, nợ nước ngoài quốc gia trong giới hạn trần, ngưỡng cảnh báo giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn tiếp theo.

Bộ Tài chính báo cáo cấp có thẩm quyền ưu tiên bố trí một phần tăng thu ngân sách hằng năm (nếu có) để giảm bội chi và trả nợ gốc vay ngân sách nhà nước, qua đó, giảm gánh nặng nợ, giảm áp lực trả nợ trực tiếp của Chính phủ trong trung và dài hạn.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính chủ động điều hành khối lượng phát hành trái phiếu Chính phủ theo nhu cầu và khả năng hấp thụ của thị trường, đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn của ngân sách Trung ương với lãi suất phù hợp điều kiện thị trường. Phát hành đa dạng các loại kỳ hạn trái phiếu Chính phủ, đảm bảo kỳ hạn phát hành trái phiếu Chính phủ bình quân theo mục tiêu đề ra của Quốc hội.

Cùng với đó, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mức bảo lãnh phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh cụ thể cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam năm 2024. Bộ Tài chính tiếp tục tăng cường kiểm tra, thanh tra việc sử dụng vốn vay và trả nợ... Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện hạn mức nợ nước ngoài tự vay tự trả của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh, bảo đảm trong hạn mức được phê duyệt. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước chủ trì quản lý nợ nước ngoài của khu vực tư nhân và chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp diễn biến tiêu cực.

(Nguồn Vietnam+)


(Nguồn Vietnam+)

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Thành công từ huyện Thanh Ba

Thành công từ huyện Thanh Ba
2024-04-03 11:15:00

baophutho.vn Nếu như đầu nhiệm kỳ 2020-2025, thu nhập bình quân của người dân Thanh Ba là 37,1 triệu đồng/người/năm; tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân...

Tập trung nguồn lực thu hút đầu tư

Tập trung nguồn lực thu hút đầu tư
2024-04-03 09:14:00

baophutho.vn Nhằm khai thác tốt tiềm năng, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển, thị xã Phú Thọ đã linh hoạt vận dụng các chính sách...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long